Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kỳ vọng văn hóa Việt Nam sẽ được đầu tư đúng mức

(LĐTĐ) Sáng nay (24/11), phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng tin tưởng và kỳ vọng sau Hội nghị có tính lịch sử này, văn hóa Việt Nam sẽ được đầu tư đúng mức, được phát triển có trọng tâm, có những đột phá mạnh mẽ, trở thành động lực, mục tiêu của sự phát triển bền vững.
Đảng bộ Hà Nội vận dụng sáng tạo đường lối phát triển văn hóa của Đảng Khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc: Văn hóa là sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước Phát triển văn hóa Việt Nam đáp ứng nhu cầu hội nhập

Khơi dậy các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc

Sáng nay (24/11), tại Hội trường Diên Hồng (Tòa nhà Quốc hội) đã diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, ngành Văn hóa đã tập trung đổi mới tư duy từ "làm văn hóa" sang "quản lý Nhà nước về văn hóa", xác định quản lý nhà nước thông qua các công cụ pháp luật, cơ chế, chính sách là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt để "khơi thông nguồn lực" và "thúc đẩy sáng tạo"; tăng cường "củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa" nhằm tháo gỡ các rào cản chính sách, chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế tự chủ, tự hạch toán có sự tài trợ một phần của Nhà nước, xây dựng cơ chế đặc thù với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa để giải phóng sức sáng tạo, khai thác các nguồn tài nguyên văn hóa và khuyến khích sự tham gia tích cực của xã hội, tạo động lực phát huy sức mạnh nội sinh của văn hóa.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kỳ vọng văn hóa Việt Nam sẽ được đầu tư đúng mức
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Hànộimới)

Trên tinh thần "tự do sáng tác là điều kiện sống còn để tạo nên giá trị đích thực trong văn hóa, văn nghệ", quá trình đổi mới thể chế theo hướng hội nhập quốc tế đã từng bước hình thành khung chính sách. Quốc hội đã ban hành các bộ Luật, Chính phủ ban hành các Nghị định để quản lý, phát triển văn hóa nhằm chuyển hóa các trụ cột tài nguyên văn hóa vốn vô cùng giàu có, phong phú như: Di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, di sản thiên nhiên, loại hình nghệ thuật đặc sắc, lễ hội mới và sự kiện, các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, các danh nhân văn hóa, các cơ sở vật chất và không gian văn hóa thành sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam.

Trong dòng chảy của văn hóa Việt Nam sau 35 năm đổi mới cho thấy, nhận thức về văn hóa, xã hội, con người ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn. Tư tưởng, đạo đức và lối sống - lĩnh vực then chốt của văn hóa đã có những chuyển biến tích cực; hệ thống chính sách pháp luật về văn hóa tiếp tục được hoàn thiện, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tích cực vào hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa; công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa tiếp tục được quan tâm; tổ chức tốt hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Thực tiễn đã chứng minh, những lúc đất nước khó khăn thì các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc được khơi dậy và phát huy mạnh mẽ; lòng yêu nước, tinh thần tương thân, tương ái, sống có nghĩa, có tình, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam lại càng tỏa sáng; cả dân tộc kết thành một khối thống nhất về ý chí và hành động. Văn hóa đã có những đóng góp tích cực, quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển, lĩnh vực văn hóa còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập: Đã xuất hiện các hiện tượng văn hóa tầm thường, dễ dãi, mang tính thị trường; các biểu hiện "lệch chuẩn" trong hưởng thụ văn hóa. Môi trường văn hóa, đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, văn minh công cộng chưa được xây dựng theo hướng văn hóa…

Bên cạnh đó, đời sống văn hóa, tinh thần ở một số nơi còn đơn điệu; khoảng cách hưởng thụ văn hóa chậm được rút ngắn; chưa có nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao; việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa còn gặp khó khăn. Cơ chế chuyển hóa hiệu quả nguồn tài nguyên văn hóa vốn rất phong phú, giàu có của Việt Nam thành sự đa dạng, giàu bản sắc và có khả năng cạnh tranh quốc tế của sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa còn thiếu đồng bộ.

"Một hệ sinh thái thực sự để các ngành công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cũng như tạo ra sự cân bằng, đa dạng và bền vững hơn cho nền kinh tế chưa đủ điều kiện để hình thành. Thể chế về văn hóa đang trong quá trình từng bước hoàn thiện, công tác cán bộ của Ngành văn hóa nói chung, đội ngũ văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa của Đảng nói riêng còn có sự bất cập", Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nêu.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên được Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng chỉ ra: Nhận thức của một số cấp ủy đảng, các cấp, các ngành và một bộ phận xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa tuy đã được nâng lên nhưng thực sự chưa đầy đủ, chưa sâu sắc; chưa quan tâm đúng mức công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thể chế hóa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; chưa thống nhất trong nhận thức và hành động về hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường.

"Trong hành động còn thiếu các giải pháp có tính khả thi để con người thực sự là trung tâm của sự phát triển; đầu tư cho văn hóa ở cả trung ương và địa phương chưa tương xứng với vai trò, vị trí của ngành trong điều kiện phát triển chung của đất nước. Những nguyên nhân của hạn chế nêu trên có phần trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực văn hóa", Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng thẳng thắn thừa nhận.

Xây dựng văn hóa trở thành nhiệm vụ thường trực

Vừa qua, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: "... Gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên". "Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa".

Đại hội đã chỉ ra nhiệm vụ trọng tâm là: "Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế". Đây là những quan điểm, nội dung hết sức quan trọng, xuyên suốt, có tính thế thừa và có nhiều điểm mới về phát triển văn hóa.

Ý thức sâu sắc được trách nhiệm của mình về phát triển văn hóa mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó, tại Hội nghị, "Tư lệnh" ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiến nghị Đảng, Nhà nước quan tâm, hỗ trợ để toàn ngành nỗ lực, tập trung thực hiện các nội dung.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kỳ vọng văn hóa Việt Nam sẽ được đầu tư đúng mức
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Một là, tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nâng cao nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn nữa về văn hóa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 và Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 trước hết là ở các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa: Làm tốt vai trò tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền để Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị. Văn hóa vừa là trụ cột, vừa là nền tảng phát triển xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Chúng ta cần có "nhận thức đúng để hành động đẹp".

Hai là, xác định nhiệm vụ tham mưu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phát triển văn hóa, thể thao và du lịch là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên, đột phá phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ, trên cơ sở xuất phát từ thực tiễn. Giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2030 tập trung tham mưu, đề xuất xây dựng các dự án Luật, Nghị định thuộc lĩnh vực văn hóa.

Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 với 3 trụ cột tăng cường đầu tư, đổi mới sáng tạo và đột phá thể chế nhằm phát huy vai trò của trụ cột văn hóa gắn liền với trụ cột kinh tế, chính trị, xã hội theo hướng phát triển bền vững. Chú trọng đổi mới sáng tạo nhằm khuyến khích, phát huy tối đa các nguồn tài nguyên văn hóa, năng lực sáng tạo của toàn dân, đặc biệt là sức sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để ngày càng có nhiều tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật có giá trị cao nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam như Nhà thơ - Tổng Bí thư Trường Chinh đã từng viết "Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ - Mỗi vần thơ, bom đạn phá cường quyền". Tôn trọng quy luật riêng của nghệ thuật để có chính sách phù hợp nhằm khích lệ, động viên, hỗ trợ cho các văn nghệ sĩ trong sáng tác, sáng tạo nghệ thuật để tác phẩm được sống mãi với thời gian, bởi "Văn học là nhân học".

Ba là, định hình hệ sinh thái văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Việc tham mưu, đề xuất xây dựng thể chế theo hướng gắn văn hóa với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội chính là giải pháp căn cốt để hình thành hệ sinh thái có khả năng thúc đẩy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, tạo sự chủ động hợp tác và quảng bá các giá trị văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam ra thế giới nhằm gia tăng sức mạnh mềm văn hóa, định vị "thương hiệu quốc gia", nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, tạo dựng môi trường hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Tổ quốc.

Tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo đảm mọi thành viên của cộng đồng được phát triển các năng lực sáng tạo. Tập trung ưu tiên xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức thượng tôn pháp luật, xây dựng văn hóa trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, văn hóa doanh nghiệp và mỗi gia đình là những đơn vị văn hóa thực chất. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố bồi đắp giá trị chân - thiện - mỹ.

Khi nhiệm vụ xây dựng văn hóa trở thành thường trực, nền tảng văn hóa được hình thành tự nhiên, tự nguyện trong mỗi cộng đồng, trong mỗi người thì khả năng chọn lọc cái tinh tế, tốt đẹp, định vị bản thân, giá trị, bản sắc dân tộc gắn với khát vọng hội nhập, cống hiến sẽ trở thành lá chắn mềm loại trừ cái phản cảm, phi văn hóa; "hoa thơm sẽ lấn át cỏ dại" đó chính là biểu hiện thuyết phục nhất sức mạnh nội sinh của văn hóa.

Bốn là, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Sự hoàn thiện con người cần và chỉ có thể thực hiện được trong văn hóa và bằng văn hóa. Do đó, cần xác định và thực hành hệ giá trị con người Việt Nam với những phẩm chất phù hợp yêu cầu của thời đại mới như yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo và hội nhập. Đó là con người yêu lao động, giàu tình thương, trọng lẽ phải mà Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nhiều lần khẳng định. Xây dựng và phát huy lối sống "Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người". Bởi lẽ thước đo của sự phát triển văn hóa chính là sự phát triển con người.

Chú trọng nhiều hơn tới mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, xây dựng gia đình tiến bộ - ấm no - hạnh phúc nơi hình thành con người có văn hóa. Phải xuất phát từ tình yêu Mẹ Tổ quốc với trách nhiệm lớn lao, nghĩa cử cao đẹp vì Tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam, đã để lại cho chúng ta kho tàng di sản và nguồn tài nguyên văn hóa vô giá, đến người mẹ của từng gia đình - những người mẹ đã trao truyền, lưu giữ văn hóa cho các con các cháu của mình bằng những việc bình dị nhưng rất đỗi cao quý thiêng liêng, từ điệu lý câu hò, làn điệu dân ca, từ điều hay lẽ phải, khuyên nhủ, đến sự hy sinh cao cả "ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ". Những giá trị nhân văn đó cần được đề cao. Văn hóa nuôi dưỡng tình thương, tình thương là cội nguồn sức mạnh.

Năm là, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có trọng tâm, trọng điểm để phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, dựa trên sự sáng tạo, khoa học công nghệ và bản quyền trí tuệ, phấn đấu đạt mục tiêu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP vào năm 2030; gắn phát triển văn hóa với phát triển du lịch, đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời bảo vệ, gìn giữ tài nguyên văn hóa cho các thế hệ mai sau.

Sáu là, quan tâm, dành nguồn lực thỏa đáng để đầu tư cho văn hóa. Văn hóa giữ vai trò điều tiết xã hội bằng hệ thống giá trị, chuẩn mực văn hóa của cộng đồng, văn hóa giữ vai trò định hướng sự phát triển của xã hội bằng mục đích nhân văn của mình và cột mốc văn hóa trong tâm trí con người luôn là cột mốc vững chắc nhất. Do vậy, đầu tư cho văn hóa là đầu tư lâu dài để hướng tới tương lai. Đảng và Nhà nước cần quan tâm, hỗ trợ và xây dựng một chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa.

Sau Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng tin tưởng văn hóa Việt Nam sẽ được đầu tư đúng mức, được phát triển có trọng tâm, có những đột phá mạnh mẽ trong việc thúc đẩy năng lực sáng tạo, giải phóng sức sản xuất, hình thành những giá trị tốt đẹp, có khả năng kết nối mạnh mẽ với các trụ cột kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học công nghệ để trở thành động lực, mục tiêu của sự phát triển bền vững.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/12), giá dầu WTI và Brent trên thị trường thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,58 USD/thùng, tăng 0,12%; giá dầu Brent ở mốc 72,98 USD/thùng, tăng 0,08%.
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

(LĐTĐ) Theo lịch thi đấu, trận bán kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Singapore sẽ diễn ra vào ngày 26/12 trên sân khách. Điều đáng tiếc trong trận đấu này tiền đạo Văn Toàn không thể thi đấu.
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh vào chiều ngày 22/12, với cả vàng nhẫn và vàng miếng đều đạt ngưỡng 84,4 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, xu hướng tăng vẫn tiếp tục chi phối giá vàng trong tuần này.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 23/12, trời có mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng.
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ

(LĐTĐ) Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm họa lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích, hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.
Chính thức vận hành tuyến metro số 1

Chính thức vận hành tuyến metro số 1

(LĐTĐ) Ngày 22/12, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?

Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Dương lịch 2025, thành phố Hà Nội bắn pháo hoa tại 5 điểm (6 trận địa) gồm các quận Hoàn Kiếm, Hà Đông, Nam Từ Liêm, thị xã Sơn Tây và huyện Đông Anh từ 0h đến 0h15 ngày 1/1/2025.
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong

TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong

(LĐTĐ) Khi phát hiện đám cháy, người dân sinh sống bên trong căn nhà đã tìm cách dập lửa nhưng bất thành, sau đó khói đen nhanh chóng bao trùm toàn bộ căn nhà khiến 2 người chết và 14 người bị thương.
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Trưa ngày 19/12, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đến hiện trường và chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy tại số 258 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm.
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán

Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô

Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô

(LĐTĐ) Năm 2024, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, đồng bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên, Ban Chỉ đạo tỉnh, các cấp ủy, chính quyền các cấp, Ban Chỉ đạo cấp huyện cùng sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của Nhân dân và sự nỗ lực của các chủ đầu tư các dự án trọng điểm, việc triển khai thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh đã đạt một số kết quả quan trọng. Đặc biệt, là dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô qua địa bàn tỉnh.
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

(LĐTĐ) Với những chiến công chói lọi, cùng những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong suốt 80 năm qua, với bản chất cách mạng và truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”, quân đội ta xứng đáng là quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình, tự do và công lý trên toàn thế giới. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Bí thư Quân ủy Trung ương với tiêu đề: “Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc”:
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại số 258 Phạm Văn Đồng; khẩn trương điều tra vụ án, xử lý nghiêm đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật để răn đe, phòng ngừa.
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Sáng nay 19/12, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đến động viên, thăm hỏi các nạn nhân vụ cháy tại quán cà phê (đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm) đang điều trị tại Bệnh viện E.
Xem thêm
Phiên bản di động