Bộ Tài chính công bố chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1
Cần cơ chế đặc thù cho phát triển kinh tế trong 2 năm tới Phát triển thị trường bảo hiểm an toàn, minh bạch, bền vững |
Tham dự Hội thảo tại điểm cầu Bộ Tài chính có: Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn; bà Steffi Stallmeister - Đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; ông Werner Gruber - Trưởng bộ phận hợp tác quốc tế Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ tại Việt Nam; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính; đại diện các hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trong nước và nước ngoài.
Đồng tham dự Hội thảo tại các điểm cầu còn có đại diện các Bộ, ngành Trung ương; đại diện các Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố; thành viên ban soạn thảo, tổ biên tập hệ thống chuẩn mực kế toán công; đại diện các cơ sở đào tạo kế toán, kiểm toán và các chuyên gia về kế toán, kiểm toán, tư vấn trong nước.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn phát biểu tại Hội thảo |
Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết, việc công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công của Việt Nam là căn cứ để Bộ Tài chính ban hành hệ thống chế độ kế toán, hướng dẫn cụ thể phù hợp với từng loại hình đơn vị, đặc điểm tổ chức hoạt động trong mối quan hệ phù hợp với các cơ chế chính sách về tài chính công và ngân sách nhà nước. Hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam sau khi được công bố sẽ là cơ sở để ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị trong khu vực công thực hiện công tác kế toán, lập báo cáo tài chính. Đồng thời, cung cấp thông tin hữu ích cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn lực thuộc Nhà nước, đặc biệt là thống nhất dữ liệu của các đơn vị kế toán công...
Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa luôn đòi hỏi kế toán nói chung đặc biệt là kế toán trong lĩnh vực công nói riêng một mặt phải thừa nhận các nguyên tắc, thông lệ phổ biến của quốc tế, đồng thời phải phù hợp với đặc điểm mô hình quản lý và trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong những năm gần đây, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam diễn ra rất mạnh mẽ. Việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như WTO, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cam kết với các tổ chức tài chính như ADB, WB, IMF... đòi hỏi Việt Nam phải cung cấp thông tin có tính chuẩn mực, có khả năng so sánh và được quốc tế thừa nhận. Ngoài ra đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ theo lộ trình đã thỏa thuận có cam kết về minh bạch hóa thông tin kế toán, nhất là trong lĩnh vực công.
Bà Steffi Stallmeister, phụ trách danh mục, Đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo |
Hiện nay, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc nghiên cứu xây dựng các quy định trong lĩnh vực kế toán công theo hướng hòa nhập với các thông lệ quốc tế, tuy nhiên vẫn còn khoảng cách nhất định với thông lệ quốc tế về việc ghi nhận và trình bày các thông tin tài chính nhà nước. Mặt khác, đòi hỏi về nhu cầu báo cáo tài chính của đất nước một cách đầy đủ, chính xác và minh bạch theo thông lệ quốc tế là điều mà rất nhiều đối tượng trong xã hội quan tâm, do đó vai trò của kế toán công được thể hiện ở việc thực hiện các chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra, giám sát của nó đối với hoạt động kinh tế - tài chính của Nhà nước. Vai trò này ngày càng thể hiện rõ nét đối với các đối tượng sử dụng thông tin kế toán công, đặc biệt từ phía công chúng.
Với việc triển khai thực hiện Đề án Tổng kế toán nhà nước, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống báo cáo tài chính nhà nước của Chính phủ và chính quyền địa phương, đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo đó, cần đặt ra yêu cầu phải xây dựng và công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam, để có cơ sở xác định đối tượng, phạm vi, quy trình, và nội dung thông tin báo cáo tài chính nhà nước của Tổng kế toán nhà nước.
Thực tế hiện nay, trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế, nhiều nước đã xây dựng và công bố các chuẩn mực kế toán công áp dụng tại quốc gia mình. Cách đây gần 20 năm, Việt Nam đã tiến hành xây dựng và công bố hệ thống chuẩn mực kế toán trong lĩnh vực doanh nghiệp, hiện nay đang có kế hoạch triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Tuy nhiên, trong lĩnh vực kế toán công, cho đến nay mới chỉ xây dựng và ban hành các chế độ kế toán hướng dẫn công tác kế toán tại các đơn vị kế toán cụ thể thuộc lĩnh vực này. Các quy định được đặt ra trong các chế độ kế toán này phần lớn là các quy định hướng dẫn công tác kế toán và tổ chức công việc kế toán, chưa có những quy định mang tính nguyên tắc, thống nhất một cách đầy đủ, đồng bộ theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Bộ Tài chính |
Trên thực tế, các đơn vị kế toán hoạt động trong lĩnh vực công hiện nay đang áp dụng các chế độ kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động của mình. Việc ban hành hệ thống chuẩn mực sẽ giúp cho các nguyên tắc, kỹ thuật kế toán được thống nhất, đồng bộ, đảm bảo thông tin của các đơn vị chính xác, phù hợp và tin cậy hơn. Xu hướng mở rộng hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp dẫn đến cần phải áp dụng các kỹ thuật kế toán phù hợp yêu cầu quản lý và hoạt động tự chủ. Các thông tư hướng dẫn kế toán cho các đơn vị hiện nay, mặc dù đã tiếp cận thông lệ quốc tế, nhưng theo đánh giá của chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Thế giới vẫn còn khác biệt khá lớn ở một số lĩnh vực. Do chưa công bố hệ thống chuẩn mực công, nên đã ảnh hưởng đến việc xếp hạng của Việt Nam trong một số đánh giá của các tổ chức nước ngoài. Vì vậy việc công bố và thực hiện hệ thống chuẩn mực công mang lại nhiều lợi ích cho các hoạt động hội nhập quốc tế, cũng như việc nâng cao lòng tin của các đối tác, các tổ chức tài chính, kinh tế trong và ngoài nước. Như vậy, việc xây dựng và công bố các chuẩn mực kế toán công Việt Nam được đặt ra như là một nhu cầu tất yếu khách quan.
Việc công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công của Việt Nam là căn cứ để Bộ Tài chính ban hành hệ thống chế độ kế toán hướng dẫn cụ thể phù hợp với từng loại hình đơn vị, đặc điểm tổ chức hoạt động trong mối quan hệ phù hợp với các cơ chế chính sách về tài chính công và ngân sách nhà nước. Như vậy, Hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam sau khi được công bố sẽ là cơ sở để ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị trong khu vực công thực hiện công tác kế toán, lập báo cáo tài chính, cung cấp thông tin hữu ích cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn lực thuộc Nhà nước, đặc biệt là thống nhất dữ liệu của các đơn vị kế toán công. Việc áp dụng các quy định theo thông lệ chung làm căn cứ hướng dẫn kế toán dồn tích một cách phù hợp đối với đối tượng là kế toán công, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế, thu hút nguồn lực bên ngoài, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị kế toán công.
Bảo Thoa
Ảnh: BTC
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37
Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao
Tài chính 31/10/2024 06:32
Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính
Tài chính 30/10/2024 06:17
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
Tài chính 29/10/2024 08:15
Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao
Tài chính 28/10/2024 06:43
Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện
Tài chính 26/10/2024 15:18
Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số
Tài chính 25/10/2024 21:17
Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử
Tài chính 25/10/2024 05:51
Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường
Tài chính 25/10/2024 05:40