Bệnh viện sợ sai, ngại đấu thầu, mua sắm thuốc, thiết bị y tế: Người bệnh gánh hậu quả

“Cơn khát” thiếu thuốc điều trị, thiếu vật tư y tế đang lan tràn tại nhiều bệnh viện, từ tuyến tỉnh, thành phố cho tới Trung ương. Theo ghi nhận của phóng viên, hậu quả của điều tưởng chừng “vô lý” này lại đổ hết lên người bệnh đang phải ngày đêm chống chọi với bệnh tật. Trong khi đó, không một lãnh đạo bệnh viện nào dám lên tiếng, hay có hành động cụ thể để giải quyết vì... sợ sai.
Kết luận thanh tra việc sử dụng quỹ Bảo hiểm y tế, mua sắm trang thiết bị y tế Quy định cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích của người bệnh

Bệnh nhân mua thuốc giá cao vì bệnh viện... không có thuốc

Tại Bệnh viện K3 Tân Triều (Hà Nội), giữa trời nắng oi bức, một người phụ nữ tất tả đi thật nhanh về phía cổng viện. Khi được hỏi, chị kể: “Người nhà tôi vào viện truyền hóa chất.

Thuốc bestdocel 80mg/4ml, mọi lần loại thuốc này bảo hiểm chi trả, nhưng người nhà tôi vào viện rồi mà mãi không có y lệnh, khi tôi hỏi thì bác sĩ nói là bệnh viện hết thuốc rồi, nếu muốn truyền luôn thì phải đi mua ngoài. Thế là họ kê đơn cho nên tôi đi mua. May mà hôm nay tôi trực ở cổng viện, nếu không mẹ tôi phải tự đi mua thuốc mất”.

Bệnh viện sợ sai, ngại đấu thầu, mua sắm thuốc, thiết bị y tế: Người bệnh gánh hậu quả
Bệnh nhân, người nhà bệnh nhân chen nhau mua thuốc, vật tư tiêu hao theo đơn bác sĩ kê. Ảnh: Trung Du

“Khi tôi hỏi 1 nhà thuốc, thì bảo chỉ còn loại 2ml, giá 200 nghìn đồng, 1 lần truyền cần 4 chai, giá 800 nghìn đồng” - chị P.A.T (26 tuổi - Hà Nội) chia sẻ rồi tất tả chạy đi, không kịp nói thêm câu nào. Mồ hôi trên khuôn mặt đỏ ửng cháy nắng của chị đua nhau nhỏ xuống như mưa.

Một trường hợp khác, người nhà bệnh nhân H.V.T (Hòa Bình) đi tìm nhà thuốc bệnh viện hỏi mua kim truyền dịch cho người nhà. Tuy nhiên, nhà thuốc không bán nên anh này phải ra các nhà thuốc tại cổng Bệnh viện K để mua cây kim luồn với giá 3.000 đồng/cây.

Theo chia sẻ của người nhà bệnh nhân, việc người bệnh phải tự mua kim truyền dịch hay một số vật tư y tế khác là chuyện thường xuyên ở bệnh viện này. Người nhà anh đã điều trị khoảng 1 năm trở lại đây, lần nào đến viện truyền cũng phải đi mua kim luồn. Vì thế đã thành quen, bệnh nhân hay người nhà không thấy có gì “bất thường”.

Không được cấp đầy đủ thuốc theo bảo hiểm y tế là hoàn cảnh chung của nhiều bệnh nhân khi đến khám và điều trị tại một số bệnh viện tuyến tỉnh trong thời gian gần đây. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân phải móc hầu bao mua thêm thuốc với lý do bệnh viện “cạn” thuốc.

Điều trị bệnh tăng huyết áp và mỡ máu nhiều năm nay, bà L.T.T.H (54 tuổi, Hà Nội) đã quen với việc đến Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) kiểm tra và lấy thuốc định kỳ bằng thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, vài tháng trở lại đây, bà H rất bất bình về tình trạng bác sĩ kê toa giảm số lượng thuốc với lý do bệnh viện không đủ thuốc.

“Ngay từ lúc bác sĩ kê đơn đã nói với tôi rằng, bệnh viện không có đủ loại thuốc theo toa như trước đây. Bệnh viện còn thuốc gì thì phát thuốc đó.

Tôi được thanh toán chi phí khám chữa bệnh với mức 95%. Nếu mua đủ toa thuốc như trước đây, tôi phải đóng thêm 25.000 đồng. Nhưng thời gian gần đây, thiếu thuốc, bác sĩ kê đơn giảm thuốc nên tôi không phải đóng thêm tiền” - bà H nói.

Được bác sĩ chẩn đoán bị rối loạn mỡ máu, huyết áp không ổn định, bà Đ.T. H (59 tuổi, Hà Nội) phải lấy thuốc theo đơn thường xuyên, nhưng đã 2-3 lần đến khám và xin cấp thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Thanh Nhàn thì đều được bác sĩ trả lời không đủ thuốc.

“Hơn 2 tháng nay bác sĩ cứ nói không có thuốc thì chúng tôi biết làm thế nào? Không còn cách nào khác, tôi phải bỏ tiền túi ra mua ngoài, một tháng mất thêm gần 500.000 đồng tiền thuốc, trong khi thuốc đó đều thuộc danh mục bảo hiểm chi trả” - bà H thở dài.

Tại nhiều tỉnh thành, tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế cũng đang xảy ra ở các bệnh viện lớn. Như Lao Động đã đưa tin, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang... nhiều loại thuốc dành cho bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế bị thiếu hụt trầm trọng. Việc phải tự bỏ tiền túi ra mua khiến nhiều người bệnh bức xúc vì mất quyền lợi.

Cách nhau 100m, giá thuốc cao gấp đôi

Theo phản ánh của người dân, một số bệnh viện tuyến Trung ương cũng rơi vào tình trạng thiếu biệt dược, khiến người bệnh phải chạy ngược chạy xuôi tìm mua.

Điển hình, một bệnh nhân nữ (44 tuổi, Hưng Yên) được bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai chẩn đoán bệnh cơn nhịp nhanh nhĩ. Người này đi hết quầy thuốc trong bệnh viện vẫn không mua được hết thuốc bác sĩ kê đơn vì lý do bệnh viện không đấu thầu loại thuốc này. Bất đắc dĩ, người bệnh phải tìm mua đơn thuốc tại các hiệu thuốc bên ngoài, nhưng ngỡ ngàng vì mỗi nơi một giá.

Đặt chân vào cửa hàng thứ nhất trên đường Giải Phóng (Hoàng Mai), 4 loại thuốc được định giá là 1.330.000 đồng; cách 50m, hiệu thuốc thứ 2 “ra giá” 1.450.000 đồng; di chuyển thêm 50m, hiệu thuốc “thách giá” 2.910.000. Như vậy, chỉ cách nhau 100m nhưng giá thuốc đã cao gấp đôi.

“Bác sĩ kê đơn thuốc và lưu ý mua đúng biệt dược trên đơn. Tuy nhiên, tôi đã đi 4 hiệu thuốc trong bệnh viện nhưng không có đủ thuốc. Đến lúc hỏi mua bên ngoài thì tá hỏa vì mỗi nơi một giá. Chưa biết chất lượng thế nào mà giá cả quay cuồng thế này thì bệnh nhân chúng tôi không biết phải làm thế nào” - người bệnh nói.

Có thể thấy, “cơn khát” thiếu thuốc khiến giá thuốc “nhảy múa” là những tồn tại bất hợp lý mà người bệnh phải âm thầm, “cắn răng” chịu đựng, trong khi họ đang ngày đêm chiến đấu với bệnh tật.

Bệnh viện ngần ngại đấu thầu, mua sắm

Sự thật là ngoài bệnh tật, bệnh nhân khắp các bệnh viện đang phải chịu đựng những khó khăn, vất vả “vô hình” từ việc thiếu thuốc và vật tư y tế tại các bệnh viện. Tuy nhiên, khi phóng viên đặt vấn đề, phỏng vấn thì hầu hết lãnh đạo các bệnh viện đều ngại lên tiếng vì... sợ.

“Đó là sự thật. Nhưng chúng tôi đang lực bất tòng tâm. Chúng tôi chỉ biết cố gắng hết sức để giải quyết từng phần những khó khăn mà bệnh viện đang gặp phải, nhằm giải quyết phần nào khó khăn cho người bệnh. Tuy nhiên, đây là câu chuyện... hệ thống, chúng tôi không thể giải quyết rốt ráo được”- một lãnh đạo bệnh viện tuyến trung ương chia sẻ với Lao Động và xin giấu tên.

Trước tình trạng không ít bệnh viện công trên cả nước thiếu thuốc, thiết bị y tế, ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh, đại biểu quốc hội Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội), nguyên Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho rằng, nguyên nhân là các giám đốc không “mặn mà”, thậm chí ngần ngại thực hiện các gói thầu mua sắm thiết bị y tế.

“Cá nhân tôi cũng thấy điều đó, có hiện tượng bị thiếu thuốc men, vật tư trang thiết bị… Đây là điều đáng quan ngại vì hậu quả chủ yếu tác động đến người bệnh, đến nhân dân, ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh, gây tốn kém cho người bệnh vì họ phải mua vật tư, thuốc đó ở ngoài và cũng không quản lý được chất lượng, rất nguy hiểm” - đại biểu Trí đánh giá.

Trước tình trạng thiếu thuốc bảo hiểm y tế diễn ra tại nhiều bệnh viện trên cả nước, ngày 2/6, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã gia hạn cho 6.251 thuốc, nguyên liệu làm thuốc nước ngoài; thuốc, nguyên liệu sản xuất trong nước, vaccine và sinh phẩm y tế gồm: 4.631 thuốc sản xuất trong nước, 1.427 thuốc nước ngoài và 193 vaccine, sinh phẩm y tế hết hạn trước 30/6/2022. Dự kiến trước ngày 15/7 sẽ ban hành các thuốc còn lại trong gần 10.000 giấy đăng ký sắp hết hiệu lực chỉ trong năm 2022.

Theo Nhóm PV/laodong.vn

https://laodong.vn/xa-hoi/benh-vien-so-sai-ngai-dau-thau-mua-sam-thuoc-thiet-bi-y-te-nguoi-benh-ganh-hau-qua-1056920.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin khác

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Thông tin từ Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, những ngày gần đây, trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu của người dân tăng đột biến. Đáng chú ý, có ngày số người đến tiêm vắc xin tại VNVC tăng 1.000% so với thời điểm trước khi phát hiện một số ca bệnh.
Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tăng nhanh. Dù đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn, khống chế sự lây lan của SXH từ rất sớm, nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này trên địa bàn Thành phố vẫn đối mặt với không ít khó khăn.
Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

(LĐTĐ) Uống thuốc sắc từ rễ cây phơi khô để chữa đau đầu, mất ngủ, bệnh nhân bị liệt không thở được dẫn tới ngừng tim, tổn thương đa cơ quan. Nguyên nhân được xác định do uống nhầm rễ cây lá ngón.
Những lưu ý khi bảo quản và ăn trứng

Những lưu ý khi bảo quản và ăn trứng

(LĐTĐ) Trứng có giá trị dinh dưỡng cao và là một trong những thực phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe? Không phải ai cũng hiểu rõ điều này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng về việc bảo quản và ăn trứng mà người tiêu dùng cần biết.
Bệnh viện Bạch Mai kéo dài thời gian khám bệnh ngoài giờ đến 21h hàng ngày

Bệnh viện Bạch Mai kéo dài thời gian khám bệnh ngoài giờ đến 21h hàng ngày

(LĐTĐ) Từ 1/8 tới, người dân có thể đăng ký khám bệnh ngoài giờ làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai từ 17 - 21h hàng ngày.
Nâng cao nhận thức cho phụ nữ về chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân

Nâng cao nhận thức cho phụ nữ về chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân

(LĐTĐ) Công tác Dân số là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu, là yếu tố nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Trong đó, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, trẻ em là vấn đề mà xã hội rất quan tâm.
Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Chiều 11/7, Sở Y tế Hà Nội tổ chức tập huấn công tác phòng, chống dịch bệnh bạch hầu dưới hình thức trực tuyến tại điểm cầu Sở Y tế Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động