Bệnh nhi nguy kịch do uống nhầm axit rửa bình ác quy
Thêm 3 bệnh nhân được chữa khỏi Covid-19, Việt Nam có 356 ca khỏi | |
Thêm 14 ca mắc Covid-19 từ Bangladesh trở về | |
Chuyện nữ điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19 |
Bệnh nhi là cháu Diệu Linh (11 tuổi, Quảng Ninh). Theo gia đình bệnh nhi, do con trai của người bán hàng làm nghề sửa chữa máy nổ, máy bơm nên có tích trữ axit sulfuric trong chai lavie để ở trong nhà. Đó chính là nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn tai hại. Ngay sau khi tai nạn xảy ra, cháu bé được đưa đến bệnh viện địa phương sơ cấp cứu sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bệnh nhi hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Ảnh: Khánh Chi). |
Tiếp nhận bệnh nhi lúc 15h chiều 27/6, các bác sĩ tại Khoa Cấp cứu chống độc đã tiến hành thăm khám và chỉ định bệnh nhi nội soi tai mũi họng, soi hóa cấp cứu. Kết quả cho thấy bé Linh bị loét dạ dày hành tá tràng mức độ nặng. Cháu được đặt sonde dạ dày và chuyển điều trị tiếp tại chuyên khoa Tiêu hóa.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Đặng Thúy Hà, Phó Trưởng Khoa Tiêu hóa, Trung tâm Tiêu hóa - Dinh dưỡng - Gan mật, Bệnh viện Nhi Trung ương: Do vùng miệng của bệnh nhi bị tổn thương khá nặng, không thể ăn uống như bình thường, các bác sĩ phải đặt đường truyền nuôi dưỡng cho bệnh nhi kết hợp tiêm kháng sinh. 10 ngày sau khi nhập viện, bé Linh liên tục đau bụng, nôn. 4 ngày tiếp theo tình trạng sức khỏe của bé tạm thời ổn định. Tuy nhiên, 5 ngày sau cháu lại sốt cao 39-40 độ.
Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa, hiện tại, cháu Linh vẫn trong tình trạng nặng. Cháu bị viêm phúc mạc, tiên lượng xa có thể hẹp dạ dày môn vị, không thể ăn uống bằng đường miệng.
Bác sĩ Đặng Thúy Hà cho biết thêm, tai nạn uống nhầm axit là một trong những tai nạn sinh hoạt để lại hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp này, tác nhân gây bỏng là axit sunfuric (H2SO4). Do tính chất oxy hóa mạnh nên khi tác động lên cơ thể, axit phá hủy cấu trúc mô như da, mỡ, gân, cơ… gây hoại tử từ ngoài vào trong theo cơ chế đông vón protein của cơ thể.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi uống nhầm axit người bệnh cần uống càng nhiều nước lọc càng tốt. Việc pha loãng axit trong dạ dày là rất quan trọng giúp tránh tổn thương ở mức độ nặng tại cơ quan này.
Để phòng tránh những tác hại của hóa chất với trẻ em, đặc biệt là axit, người lớn cần phải biết cách phòng hộ và bảo quản axit, tránh những nơi dễ đổ vỡ hoặc bay mùi. “Chỉ một hành động bất cẩn của người lớn cũng có thể khiến trẻ em phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng suốt đời”, bác sĩ Hà nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00