Phát triển văn hóa bền vững trong tiến trình xây dựng huyện thành quận

(LĐTĐ) Sau gần 3 năm thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình 06), huyện Thanh Trì đã triển khai nội dung Chương trình cụ thể, đúng định hướng. Tuy nhiên, trong tiến trình xây dựng huyện thành quận vẫn còn nhiều khó khăn, đòi hỏi các cấp chính quyền và nhân dân huyện tiếp tục có những nội dung sáng tạo để nâng cao chất lượng nguồn lực và phát triển văn hóa bền vững.
Chung tay xây dựng đô thị Hà Nội văn minh, hiện đại Phát huy nét đẹp người Hà Nội Văn hóa, con người quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đô

Nhiều di sản được tôn tạo và phát huy giá trị

Trong gần 3 năm qua, công tác phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, cách mạng được chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì đồng lòng triển khai quyết liệt, đạt kết quả tích cực.

Theo ông Nguyễn Văn Hưng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, tính đến nay đã có 7 chỉ tiêu vượt, 7 chỉ tiêu đạt kế hoạch nhiệm kỳ, tiếp tục thực hiện bảo đảm tiến độ với 5 chỉ tiêu còn lại, phấn đấu hoàn thành đạt và vượt.

Trên địa bàn huyện hiện có 154 di tích lịch sử văn hóa và 45 lễ hội truyền thống gồm 88 di tích đã được công nhận xếp hạng, trong đó 65 di tích xếp hạng cấp Quốc gia và 23 di tích xếp hạng cấp Thành phố; Có 8 địa điểm gắn biển lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến; hệ thống sắc phong tại đình Yên Phú, xã Liên Ninh, đình Triều Khúc, đình Yên Xá, xã Tân Triều được công nhận là tài liệu lưu trữ quý, hiếm.

Phát triển văn hóa bền vững trong tiến trình xây dựng huyện thành quận
Trên địa bàn huyện hiện có 154 di tích lịch sử văn hóa

Hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể được bảo lưu với nhiều loại hình phong phú, đa dạng: nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, tri thức dân gian, đặc biệt là các lễ hội truyền thống được duy trì và lưu truyền qua nhiều đời tại các địa phương, tiêu biểu là Lễ hội Triều Khúc, xã Tân Triều. Trong đó có các hoạt động trình diễn nghệ thuật dân gian như: múa trống bồng, múa lân, múa chạy cờ, múa sênh tiền,... được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Với hệ thống di sản văn hoá, cách mạng đồ sộ, chính quyền huyện Thanh Trì đặc biệt quan tâm triển khai các giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Huyện ủy Thanh Trì đã chỉ đạo xây dựng và phê duyệt Đề án “Tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2021 - 2026” với tổng kinh phí 356.138 triệu đồng.

Sau 2 năm thực hiện Đề án, nhằm tháo gỡ khó khăn trong công tác huy động nguồn lực xã hội hóa, đẩy nhanh tiến độ tu bổ, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích; Hội đồng nhân dân huyện đã ban hành Nghị quyết số 37/NQ-HĐND cho chủ trương ngân sách tu bổ, tôn tạo 100% hạng mục gốc thay thế chủ trương hỗ trợ 60% hạng mục gốc được ban hành từ đầu nhiệm kỳ. Giai đoạn 2020 - 2025, huyện đã và đang triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ 62 dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử với kinh phí dự kiến là 814 tỷ đồng.

Phát triển văn hóa bền vững trong tiến trình xây dựng huyện thành quận
Các hoạt động văn hóa phát triển rộng khắp

Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tính đến tháng 6/2023, toàn huyện có 63/73 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đạt 86,3%; (vượt chỉ tiêu 4,3%), trong đó, có 17 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II, là huyện có tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia cao, dẫn đầu khối huyện.

“Trong thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các đề án, các kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp theo từng lĩnh vực Chương trình 06 của Thành ủy gắn với thực hiện Chương trình 07 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì về “Phát triển văn hóa xã hội; đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; đảm bảo an sinh xã hội; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, giai đoạn 2020 - 2025”; phấn đấu hoàn thành đạt và vượt 19 chỉ tiêu của Chương trình đã được cụ thể hóa”, ông Nguyễn Văn Hưng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì cho biết.

Giải quyết những "điểm nghẽn" để phát triển văn hóa bền vững

Phát biểu tại buổi làm việc của Đoàn kiểm tra số 1 Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về việc triển khai thực hiện Chương trình 06 trên địa bàn huyện Thanh Trì ngày 30/6, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho rằng, huyện Thanh Trì đã triển khai các nội dung Chương trình 06 rất cụ thể, chất lượng, đúng định hướng, trong đó, đã chọn những nội dung trọng tâm để triển khai trên địa bàn huyện. Bước đầu, đã có những kết quả khá rõ nét, các chỉ tiêu cơ bản đều khả quan, vượt kế hoạch đề ra.

Phát triển văn hóa bền vững trong tiến trình xây dựng huyện thành quận
Văn hóa phi vật thể được bảo tồn và phát triển

Tuy còn nhiều khó khăn và phải làm nhiều việc để xây dựng huyện thành quận, nhưng huyện đã có một số nội dung sáng tạo trong triển khai và có kết quả rõ nét, như đầu tư xây dựng các trường học, đầu tư các bể bơi và triển khai tập bơi đảm bảo thực chất và toàn diện. Ngoài ra, trong đầu tư công, huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ của huyện và phối hợp với các sở/ngành đảm bảo tiến độ, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nghiêm túc, thực chất và có sáng tạo.

Trong thời gian tới, bà Vũ Thu Hà lưu ý, về văn hóa và các thiết chế văn hóa cơ sở, cần có quy hoạch, vị trí, kế hoạch đầu tư và đảm bảo 100% xã, thị trấn có Trung tâm văn hóa thông tin. Cùng với chuẩn bị nguồn lực đầu tư, phải có sự chuẩn bị về mô hình hoạt động để tổ chức hoạt động hiệu quả. Bên cạnh tập trung đầu tư tu bổ các di tích phải đảm bảo các giá trị di tích gốc sau tu bổ, tôn tạo, đây là vấn đề rất cần quan tâm và thận trọng trong triển khai thực hiện.

Ngoài ra, lưu ý đến công tác sưu tầm, thu thập dữ liệu để số hóa nhằm lưu giữ các tài liệu liên quan đến di tích. Huyện cũng cần tính toán nguồn kinh phí hợp lý để gắn các sản phẩm văn hóa phi vật thể quốc gia với phát triển du lịch, mang bản sắc văn hóa địa phương.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố nhấn mạnh, việc đầu tư xây dựng các trường học phải đáp ứng được về quy mô và tốc độ tăng dân số, để xác định thứ tự ưu tiên trong đầu tư và phân bổ nguồn lực hợp lý. Ngoài ra, cần nghiên cứu phương án để các hoạt động biểu diễn văn hóa phục vụ ngay nhu cầu của người dân địa phương, có cơ chế tài chính, cơ chế đặt hàng để huy động các lực lượng khác cùng tham gia.

Phát triển văn hóa bền vững trong tiến trình xây dựng huyện thành quận
Phong trào thể dục thể thao rộng khắp

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết: Chương trình 06-CTr/TU đã được thành phố quan tâm, triển khai bài bản, nghiêm túc, có nhiều giải pháp cụ thể, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức từ thành phố đến cơ sở. Đặc biệt, ở nhiều địa phương, đời sống văn hóa lan tỏa đến từng ngõ, xóm. Kết quả thực hiện chương trình góp phần tích cực nâng cao chất lượng đời sống, giáo dục của Thủ đô; góp phần để Hà Nội là địa phương đi đầu về phát triển văn hoá. Trong nửa nhiệm kỳ qua, đặc biệt từ 2022 khi Thành ủy ban hành Nghị quyết 09, một số địa phương đã tiếp cận nhanh, cách làm quyết liệt, đem lại chuyển biến rõ rệt.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị huyện Thanh Trì có những giải pháp mang tính quyết liệt hơn nữa để các nội dung của Chương trình 06 được thực hiện thực chất hơn, có sự lan tỏa đến nhân dân. Đồng thời, phải bình tĩnh, phân tích, đánh giá một cách thấu đáo cả những thuận lợi, những điểm nghẽn của huyện khi thành quận về hạ tầng, kinh tế, văn hóa và đời sống người dân để tạo sự phát triển bền vững.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong biểu dương huyện Thanh Trì đã triển khai Chương trình 06 bài bản, nghiêm túc, có nhiều giải pháp cụ thể, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức các cấp từ huyện đến cơ sở, lan tỏa đến tận từng ngõ, xóm, thôn và người dân. Kết quả Chương trình đã góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, giáo dục của Thủ đô, góp phần vào việc đưa Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu về văn hóa, bảo tồn, tôn tạo, tiếp thu các giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại trên địa bàn Thành phố.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng phân tích, so với các huyện ven đô, đặc biệt là các huyện chuẩn bị thành quận, Thanh Trì là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, hiếu học. Tuy nhiên, Thanh Trì có hạn chế về hạ tầng giao thông; tốc độ đô thi hóa không theo quy hoạch làm gia tăng dân số cục bố ở một số địa bàn, gây ra gánh nặng cho hạ tầng kỹ thuật của huyện; hạ tầng văn hóa, giáo dục còn hạn chế nên đời sống văn hóa, tinh thần còn khó khăn, chênh lệch.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong lưu ý, huyện Thanh Trì cần dự báo việc gia tăng quy mô dân số khi thành quận, bởi việc thành quận sẽ tác động đến việc phân bổ dân cư, văn hóa, lối sống, nhất là các làng xã cổ truyền. Đồng thời, huyện Thanh Trì cần có đề án cụ thể về khai thác, phát huy giá trị truyền thống phục vụ phát triển du lịch và công nghiệp văn hoá; tháo gỡ 2 dự án về khu tưởng niệm Chu Văn An và cải tạo, chỉnh trang khu di tích lịch sử Ngọc Hồi; xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư và nông thôn mới thực chất hơn, đặc biệt về vấn đề môi trường; tiếp tục quan tâm đến thiết chế văn hoá cơ sở tại các trường học, khu dân cư...

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huy động được gần 6.000 tỷ đồng chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Huy động được gần 6.000 tỷ đồng chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

(LĐTĐ) Tối 5/10, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

(LĐTĐ) Dự kiến, Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 10/10 và ngày 14/10, tại Nhà Quốc hội. Tại phiên họp, UBTVQH sẽ xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng về công tác lập pháp, giám sát, cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám...
Liên hoan nghệ thuật Hội Cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng

Liên hoan nghệ thuật Hội Cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Mới đây, Hội Cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận tổ chức Liên hoan nghệ thuật lần thứ VI năm 2024 với chủ đề “Mãi mãi là Bộ đội Cụ Hồ”.
Tiếp tục đóng góp trí tuệ, tạo đồng thuận để xây  dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại

Tiếp tục đóng góp trí tuệ, tạo đồng thuận để xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại

(LĐTĐ) Trong 70 năm qua, các nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo đã đóng góp tích cực vào chặng đường phát triển của Thủ đô, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin vào Đảng, chính quyền và Nhân dân.
Đoàn viên, người lao động và hội viên phụ nữ Thanh Trì chung tay giữ vệ sinh môi trường

Đoàn viên, người lao động và hội viên phụ nữ Thanh Trì chung tay giữ vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Ngay trước Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Thanh Trì, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện đã tổ chức Lễ phát động ra quân tổng vệ sinh môi trường.
Ký giao ước thi đua, tích cực đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập

Ký giao ước thi đua, tích cực đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập

(LĐTĐ) Tại Hội nghị viên chức, người lao động năm học 2024 - 2025 diễn ra sáng nay (5/10), Ban Giám hiệu - Ban Chấp hành Công đoàn Trường Tiểu học Long Biên đã ký giao ước thi đua, phát động thi đua tới cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) tiếp tục hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gắn với phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” của ngành Giáo dục giai đoạn 2020 - 2025.
Tuyên truyền, thực hành chữa cháy và cứu nạn cho gần 1.000 học sinh huyện Đan Phượng

Tuyên truyền, thực hành chữa cháy và cứu nạn cho gần 1.000 học sinh huyện Đan Phượng

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 5 và 6/10, Công an huyện Đan Phượng, Hà Nội phối hợp với Bệnh viện đa khoa huyện, Công ty Điện lực Đan Phượng tổ chức tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) cho người dân, học sinh, sinh viên trên địa bàn huyện.

Tin khác

Huyện Thanh Trì đón bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Huyện Thanh Trì đón bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Thanh Trì phát huy nội lực, nêu cao tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực hoàn thành tốt các mục tiêu vững bước đưa huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Tôn vinh 70 năm Giải phóng Thủ đô qua Lễ hội Áo dài Du lịch 2024

Tôn vinh 70 năm Giải phóng Thủ đô qua Lễ hội Áo dài Du lịch 2024

(LĐTĐ) Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội đã trở thành Lễ hội vào mỗi dịp tháng 10 hằng năm, với định hướng xây dựng một sản phẩm văn hóa, du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh của Thủ đô Hà Nội, điểm đến “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn”.
Khẩn trương hoàn thiện thủ tục để Trung tâm phục vụ hành chính công hoạt động thông suốt

Khẩn trương hoàn thiện thủ tục để Trung tâm phục vụ hành chính công hoạt động thông suốt

(LĐTĐ) Sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
3 quận của Hà Nội được sử dụng tiền dư cải cách tiền lương chi cho đầu tư phát triển

3 quận của Hà Nội được sử dụng tiền dư cải cách tiền lương chi cho đầu tư phát triển

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã nhất trí cho phép các quận Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách quận để chi đầu tư phát triển năm 2024.
Hà Nội thông qua Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công

Hà Nội thông qua Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công

(LĐTĐ) Hà Nội là địa phương đầu tiên hoàn thành Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội theo chỉ đạo của Thủ tướng. Tại kỳ họp 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã nhất trí thông qua Đề án này.
Hà Nội ưu tiên đầu tư tái thiết nhà chung cư cũ, nhà ở xã hội

Hà Nội ưu tiên đầu tư tái thiết nhà chung cư cũ, nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 4/10, kỳ họp thứ 18 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã cho ý kiến về Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035. Chương trình áp dụng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động có liên quan đến Chương trình phát triển đô thị.
Xem xét cơ chế hỗ trợ người trồng đào, quất ở Tây Hồ bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Xem xét cơ chế hỗ trợ người trồng đào, quất ở Tây Hồ bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn quận Tây Hồ có 65ha đào bị mất trắng (chiếm 65,4%), thiệt hại khoảng 39 tỷ đồng; 27,5ha quất bị thiệt hại (chiếm trên 90%), mất khoảng 25 tỷ đồng.
Hà Nội phê duyệt chủ trương chuyển sử dụng rừng huyện Sóc Sơn, Chương Mỹ sang mục đích khác

Hà Nội phê duyệt chủ trương chuyển sử dụng rừng huyện Sóc Sơn, Chương Mỹ sang mục đích khác

(LĐTĐ) Tại huyện Sóc Sơn và Chương Mỹ, thành phố Hà Nội chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện 2 dự án.
Hà Nội: Quy định người có thẩm quyền mua sắm ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan Nhà nước

Hà Nội: Quy định người có thẩm quyền mua sắm ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan Nhà nước

(LĐTĐ) Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách có thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm đối với các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách Nhà nước thành phố Hà Nội được giao trong dự toán ngân sách Nhà nước của đơn vị.
Hà Nội bổ sung 925,4 tỷ đồng để thực hiện chính sách an sinh xã hội

Hà Nội bổ sung 925,4 tỷ đồng để thực hiện chính sách an sinh xã hội

(LĐTĐ) Sáng 4/10, tại kỳ họp thứ 18 khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã đồng ý phương án sử dụng 2.000 tỷ đồng thưởng vượt dự toán các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách Thành phố; đầu tư trở lại từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách Trung ương năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động