Bảo tồn các giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Phát triển du lịch gắn chặt với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc chính là lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch. Với tầm nhìn chiến lược và được định hướng dài hạn, Hà Nội - nơi hội tụ nghìn năm văn hiến là nguồn lực vô tận hứa hẹn phát triển ngành Du lịch mang đậm nét bản sắc văn hóa Việt Nam.
Nhiều hoạt động quy mô tại Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023 Tạo tiền đề phát triển du lịch nông thôn ở Thủ đô Hà Nội

Thủ đô Hà Nội đặc biệt coi trọng phát triển du lịch văn hóa, lấy du lịch văn hóa làm cơ sở, làm nền tảng để phát triển các loại hình du lịch khác.

Thành phố đã chủ động ban hành kế hoạch, dự án, đề án cụ thể xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa, làng nghề bảo đảm các sản phẩm hoàn chỉnh, độc đáo, hấp dẫn, có tính chuyên nghiệp cao theo hướng phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

Bảo tồn các giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Du khách nước ngoài tham quan chùa Một Cột - biểu tượng văn hóa của Hà Nội.

Cụ thể, Thành phố đã tập trung chỉ đạo phát triển các tuyến du lịch thu hút du khách hiệu quả, gồm: Khu di sản Hoàng thành Thăng Long gắn với khu Quảng trường Ba Đình, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh với Văn Miếu - Quốc Tử Giám là chuỗi sản phẩm quan trọng của Thủ đô Hà Nội; thực hiện kết nối chuỗi địa điểm trên với các di tích Thăng Long tứ trấn, khu vực hồ Tây, đặc biệt là khu vực phố cổ, phố cũ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.

Đặc biệt, Hà Nội cũng chú trọng khai thác loại hình du lịch nghệ thuật gắn với di sản (tiêu biểu như sản phẩm: Múa rối nước Đào Thục gắn với di tích Cổ Loa, Đông Anh; khu vực đền thờ Hai Bà Trưng gắn với làng trồng hoa xã Tiền Phong, Mê Linh); phát triển sản phẩm khu vực Ba Vì với hệ thống di tích lịch sử đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền thờ Bác Hồ gắn với khu di tích K9, Đá Chông; cảnh quan thiên nhiên của rừng quốc gia Ba Vì. Hình thành các tuyến du lịch làng nghề gắn với mô hình nghỉ tại nhà dân (homestay).

Bên cạnh đó, các tuyến phố kinh doanh truyền thống tiếp tục được phát huy, cơ bản đáp ứng được các tiêu chí văn minh thương mại. Chất lượng tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Hàng Giấy, Trịnh Công Sơn, Thành cổ Sơn Tây, chợ đêm Đồng Xuân từng bước được nâng lên; các tuyến phố chuyên kinh doanh đông nam dược Lãn Ông, tơ lụa Hàng Gai, kim hoàn Hàng Bạc,… hình thành ngày càng rõ nét tạo được ấn tượng và sức hút lớn từ du khách.

Đáng chú ý, Thành phố cũng triển khai nhiều sản phẩm du lịch văn hóa trải nghiệm, sản phẩm văn hóa ứng dụng công nghệ trên cơ sở khai thác các giá trị truyền thống của Thủ đô, qua đó nhận được nhiều sự quan tâm và hưởng ứng của du khách trong và ngoài nước như: Sản phẩm du lịch đêm với chủ đề “Đêm thiêng liêng” tại Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò, tour du lịch đêm “Giải mã Hoàng Thành Thăng Long” tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, sản phẩm du lịch trải nghiệm ứng dụng công nghệ Mapping, 3D, ánh sáng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, sản phẩm du lịch văn hóa kết hợp chăm sóc sức khỏe tại khu vực Đền Sóc, sản phẩm du lịch đi bộ “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội” hay những chương trình biểu diễn âm nhạc dân gian như ca trù, hát xẩm, chầu văn... tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Thành cổ Sơn Tây.

Ngành Du lịch Hà Nội đã được Thành phố quan tâm, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phát triển du lịch, đã chủ động trong việc phối hợp với các quận, huyện, thị xã trên địa bàn trong công tác xây dựng các video clip, giao diện ảnh 360 độ, chuẩn hóa các bài thuyết minh về địa danh, làng nghề, tổ chức đưa các doanh nghiệp du lịch về khảo sát dịch vụ nhằm xây dựng tour, tuyến du lịch.

Bên cạnh đó, du lịch Thủ đô còn phối hợp tổ chức các hoạt động lễ hội du lịch làng nghề truyền thống; lựa chọn các món ẩm thực tiêu biểu ở một số địa phương đưa vào sách cẩm nang du lịch và tham gia các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu cho du khách gần, xa…

Nhờ nỗ lực đó, nhiều năm trở lại đây, Hà Nội liên tục được các tổ chức báo chí du lịch quốc tế đánh giá cao, đứng trong nhóm các thành phố điểm đến hấp dẫn nhất thế giới. Du lịch Hà Nội được đánh giá là 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô năm 2022, được nhiều tổ chức truyền thông quốc tế như CNN, Tripadvisor, Mastercard, Business Insider… đánh giá xếp hạng trong nhóm những điểm đến hấp dẫn nhất thế giới.

Năm 2022, Hà Nội đã vinh dự được World Travel Awards (WTA) bình chọn là Điểm đến Thành phố hàng đầu thế giới năm 2022 - World’s Leading City Break Destination 2022.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận việc phát huy giá trị di sản văn hoá trong phát triển du lịch còn một số hạn chế, chưa thật sự tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Hà Nội. Ví như, công tác bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa còn nhiều bất cập, hạn chế. Một số di tích, di sản trong tình trạng xuống cấp, do đó chưa thu hút được khách du lịch.

Đặc biệt, Hà Nội đang thiếu các sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc, khác biệt để phát triển và lan tỏa được thương hiệu du lịch văn hóa Thủ đô đến các nước trong khu vực và trên thế giới. Cùng với đó, cơ sở, hạ tầng giao thông, nguồn nhân lực du lịch chưa được đầu tư, thiếu đồng bộ, khả năng kết nối hạn chế…

Để khắc phục những tồn tại nêu trên, ngành Du lịch Hà Nội sẽ tập trung công tác quy hoạch, đầu tư, bảo tồn, trùng tu di tích trọng điểm gắn với phát huy các giá trị di sản, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm du lịch Thủ đô.

Đồng thời, đẩy mạnh khai thác các yếu tố đặc trưng văn hóa của Hà Nội để tập trung phát triển sản phẩm du lịch với tính đặc thù và có tính cạnh tranh cao. Chú trọng công tác đầu tư, xúc tiến sản phẩm du lịch văn hóa nhằm phát triển, định vị và quảng bá rộng rãi thương hiệu du lịch Hà Nội, thúc đẩy thu hút các nguồn lực xã hội hóa trong đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch tại các điểm đến di tích, di sản...

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở phường Gia Thụy

Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở phường Gia Thụy

(LĐTĐ) Ngày 10/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Lễ ra mắt Nghiệp đoàn lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở phường Gia Thụy.
Tờ lịch ngày cuối năm

Tờ lịch ngày cuối năm

(LĐTĐ) Chưa đầy một tháng nữa, chúng ra sẽ bước sang năm mới Dương lịch, cuốn lịch trên tường đang ở những ngày cuối năm.
Công đoàn Viên chức tỉnh Nghệ An hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024

Công đoàn Viên chức tỉnh Nghệ An hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024

(LĐTĐ) Trong hai ngày (10-11/12), Công đoàn Viên chức tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 tại 3 cụm Thi đua công đoàn cơ sở
“Kiến trúc Hà Nội, Giao thoa văn hóa Việt - Pháp”: Vượt qua giá trị của một cuốn sách

“Kiến trúc Hà Nội, Giao thoa văn hóa Việt - Pháp”: Vượt qua giá trị của một cuốn sách

(LĐTĐ) Một ấn phẩm kỳ công, mang giá trị đặc biệt bởi trong từng trang sách đều hàm chứa “tham vọng” lan tỏa từ đội ngũ thực hiện. Có lẽ, sẽ không quá khi “Kiến trúc Hà Nội, Giao thoa văn hóa Việt - Pháp” được đánh giá là cuốn sách “có một không hai”.
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm: Nỗ lực hoàn thành vượt chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm: Nỗ lực hoàn thành vượt chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 10/12, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm đã tổ chức kỳ họp đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác Công đoàn quận năm 2024; đề ra phương hướng nhiệm vụ, góp ý kiến vào dự thảo kế hoạch kiểm tra giám sát, chương trình công tác ủy ban kiểm tra năm 2025 và thực hiện quy trình về công tác cán bộ.
Khánh Hòa tập trung sáp nhập hàng loạt sở, ngành trong năm 2024

Khánh Hòa tập trung sáp nhập hàng loạt sở, ngành trong năm 2024

(LĐTĐ) Nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương sẽ hợp nhất, không chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ, đồng thời tinh giản biên chế, tạm dừng tuyển dụng công chức, là những điểm đáng chú ý trong phương án sắp xếp bộ máy khối chính quyền địa phương tỉnh Khánh Hòa.
Hưng Yên tỉnh nhỏ nhưng thu ngân sách lớn

Hưng Yên tỉnh nhỏ nhưng thu ngân sách lớn

(LĐTĐ) Từ một tỉnh thuần nông, thu ngân sách Nhà nước khá thấp đến nay Hưng Yên đã vươn lên thành địa phương có số thu ngân sách Nhà nước tốp cao cả nước và là 1 trong 18 địa phương điều tiết ngân sách về Trung ương.

Tin khác

Tờ lịch ngày cuối năm

Tờ lịch ngày cuối năm

(LĐTĐ) Chưa đầy một tháng nữa, chúng ra sẽ bước sang năm mới Dương lịch, cuốn lịch trên tường đang ở những ngày cuối năm. Cuối tuần gió mùa về, cuộn tròn trong chăn bông mềm, ấm áp, đâu đó, vang lên bản nhạc Giáng sinh rộn ràng, ngắm mưa lất phất rơi, đọng lại thành những vệt dài trên cửa sổ, tôi cảm nhận được không khí lạnh len lỏi vào phòng, cảm nhận được sự biến chuyển của cả thời gian và thấy có chút bâng khuâng, có chút tiếc nuối cho một năm cũ sắp qua.
“Kiến trúc Hà Nội, Giao thoa văn hóa Việt - Pháp”: Vượt qua giá trị của một cuốn sách

“Kiến trúc Hà Nội, Giao thoa văn hóa Việt - Pháp”: Vượt qua giá trị của một cuốn sách

(LĐTĐ) Một ấn phẩm kỳ công, mang giá trị đặc biệt bởi trong từng trang sách đều hàm chứa “tham vọng” lan tỏa từ đội ngũ thực hiện. Có lẽ, sẽ không quá khi “Kiến trúc Hà Nội, Giao thoa văn hóa Việt - Pháp” được đánh giá là cuốn sách “có một không hai”.
Khánh Hòa tập trung sáp nhập hàng loạt sở, ngành trong năm 2024

Khánh Hòa tập trung sáp nhập hàng loạt sở, ngành trong năm 2024

(LĐTĐ) Nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương sẽ hợp nhất, không chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ, đồng thời tinh giản biên chế, tạm dừng tuyển dụng công chức, là những điểm đáng chú ý trong phương án sắp xếp bộ máy khối chính quyền địa phương tỉnh Khánh Hòa.
Những dấu ấn khó quên tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024

Những dấu ấn khó quên tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 mặc dù đã khép lại nhưng dư âm của nó vẫn in đậm trong lòng người dân Thủ đô và đông đảo du khách. Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến được nhìn ngắm dưới góc độ mới mẻ hơn, sâu sắc và cũng đầy tự hào. Với khoảng 110 hoạt động khác nhau Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã thu hút hơn 30.000 người tham quan. Đây là kỳ lễ hội thành công nhất từ trước đến nay, với lượng công chúng tham gia vượt ngoài mong đợi. Để tạo được thành công này, Lễ hội thu hút gần 500 đơn vị phối hợp, khoảng 1.000 nhà sáng tạo, bao gồm nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển cùng chung tay để tạo nên một “Giao lộ sáng tạo” hoành tráng. Bên cạnh đó, 300 bạn trẻ trở thành tình nguyện viên, góp sức lan tỏa tinh thần sáng tạo của Thủ đô.
Tạo hành lang pháp lý, điều kiện thuận lợi phát triển sự nghiệp GD&ĐT Thủ đô

Tạo hành lang pháp lý, điều kiện thuận lợi phát triển sự nghiệp GD&ĐT Thủ đô

(LĐTĐ) Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 285-KH/TU triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Khám sức khỏe tiền hôn nhân, tiền đề nâng cao chất lượng dân số Thủ đô

Khám sức khỏe tiền hôn nhân, tiền đề nâng cao chất lượng dân số Thủ đô

(LĐTĐ) Năm 2023, tại Hà Nội tỷ lệ cặp nam, nữ được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn là 53,7%; 9 tháng năm 2024, tỷ lệ cặp nam, nữ được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 68,43% (tăng 23,43% so với cùng kỳ).
Sẽ nguy hiểm nếu tập thể thao quá sức

Sẽ nguy hiểm nếu tập thể thao quá sức

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tục tiếp nhận những trường hợp nhập viện do luyện tập thể dục, thể thao quá sức, không đúng cách. Theo các chuyên gia y tế, tập luyện thể dục thể thao rất có lợi cho sức khỏe nhưng tập luyện quá sức sẽ khiến “lợi bất cập hại”, khi có thể khiến cơ thể đối mặt với những nguy cơ nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Những cách làm hay kiến tạo môi trường học đường lành mạnh

Những cách làm hay kiến tạo môi trường học đường lành mạnh

Có thể nói, nhà trường không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn là xã hội thu nhỏ. Nơi đây, học sinh được thầy cô rèn luyện nhiều kỹ năng sống, chuẩn bị hành trang tốt nhất sẵn sàng bước vào cuộc sống. Để môi trường học đường thực sự trở thành “ngôi nhà chung” lành mạnh, việc trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về pháp luật là cần thiết. Thời gian qua, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các em học sinh. Việc học sinh được trang bị kiến thức và tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ góp phần kiến tạo môi trường học đường lành mạnh.
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Năm 2024, thành phố đặt chỉ tiêu tỷ lệ sàng lọc sơ sinh 5 bệnh phổ biến đạt 89%.
Kích hoạt báo động đỏ cứu sống nhiều bệnh nhân bị tai nạn giao thông

Kích hoạt báo động đỏ cứu sống nhiều bệnh nhân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Trong những năm qua, quy trình báo động đỏ được triển khai tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, và đến nay đã trở thành hoạt động thường quy. Nhờ triển khai quy trình này đã rút ngắn thời gian, huy động nhanh mọi nguồn lực để cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân, nhất là bệnh nhân bị tai nạn giao thông, nhờ đó đã có nhiều trường hợp nguy hiểm tính mạng được cứu sống ngoạn mục.
Xem thêm
Phiên bản di động