Bảo tàng Lịch sử quốc gia tiếp nhận hiện vật do Hoa Kỳ trao trả cho Việt Nam
Gốm Việt trải qua các thời kỳ lịch sử Trải nghiệm không gian “Làng trong Phố” - Bác Cổ mùa hoa gạo Ý nghĩa trải nghiệm "Về miền Hồng Bàng" tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia |
Sự kiện nhằm chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2022) và kỷ niệm 90 năm ngày khánh thành công trình tòa nhà bảo tàng (1932 - 2022).
Tại Lễ tiếp nhận hiện vật, bà Pam DeVolder, Tham tán Thông tin - Văn hóa, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết: "Tôi rất vinh dự được đại diện cho Chính phủ Hoa Kỳ trao trả những hiện vật và cổ vật quan trọng này cho Chính phủ Việt Nam. Những cổ vật này bao gồm 7.000 hiện vật văn hóa, do một công dân Hoa Kỳ nắm giữ trái phép. FBI đã có thể xác định được một số cổ vật quan trọng từ Việt Nam, bao gồm một chiếc bình/chậu, một bộ công cụ 8 món bằng đồng và một chiếc rìu đá.
Lễ tiếp nhận hiện vật do Hoa Kỳ trao trả cho Việt Nam. |
Với những cam kết mạnh mẽ, tôi muốn nhấn mạnh rằng Chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam điều tra, nghiên cứu, thu hồi và trao trả tất cả cổ vật bị buôn bán trái phép về chính quốc, đồng thời kiểm soát các tội phạm xuyên quốc gia đã được ký kết".
Theo TS. Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, trước đó, năm 2013, trong cuộc điều tra tại bang Indianna, Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) đã phát hiện công dân Donald Miller (hiện đã qua đời), tự xưng là nhà từ thiện và nhà khảo cổ nghiệp dư đã lưu giữ trái phép bộ sưu tập lớn cổ vật và hài cốt của gần 500 người Mỹ bản địa và của nước ngoài.
Các hiện vật được trao trả dịp này. |
Năm 2014, FBI đã thu hồi hơn 7.000 đồ vật/hiện vật, Donald Miller sau đó từ bỏ quyền sở hữu với các đồ vật này, hợp tác với FBI, mong muốn các đồ vật được trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp. Ngày 27/2/2019, FBI công bố thông cáo báo chí trên website của FBI, tuyên bố mong muốn trao trả các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp về với cộng đồng mà chúng thuộc về, đồng thời kêu gọi các chính phủ nước ngoài liên hệ và cử chuyên gia giám định liên hệ với FBI.
Sau khi tiếp nhận thông tin, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ đã gửi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thông báo về việc FBI đề nghị trao trả một số cổ vật được xác định là có nguồn gốc Việt Nam.
Đại biểu tham quan trưng bày. |
Ngày 6/5/2022, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản đến Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ và các cơ quan liên quan khẳng định việc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tiếp nhận số cổ vật trên là đúng quy định theo điều 45 Luật Di sản văn hóa và giao Bảo tàng Lịch sử quốc gia tiếp nhận số cổ vật trên qua đường ngoại giao và lưu giữ, quản lý theo quy định.
Ngày 5/8/2022, được sự đồng ý và ủy quyền của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tiếp nhận số cổ vật từ FBI. Ngày 31/8/2022, tại Washington DC (Hoa Kỳ), đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ đã bàn giao cho Vụ Châu Mỹ (Bộ Ngoại giao) trực tiếp mang về Việt Nam để bàn giao cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Hình ảnh Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện nay. |
Ngày 4/10/2022, tại Vụ Châu Mỹ, đại diện Bảo tàng Lịch sử quốc gia cùng thành viên Hội đồng Giám định cổ vật của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã xem xét, giám định hiện vật và nhận bàn giao tổng số 10 hiện vật trên từ Vụ Châu Mỹ gồm: 1 rìu đá Hậu kỳ đá mới, 4 hiện vật (3 rìu đồng, 1 nồi gốm) văn hóa Đông Sơn, 3 tượng cá sấu đá thế kỷ 1 - 2 sau Công nguyên, 2 tẩu đồng thế kỷ 17 - 18.
"Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tiếp nhận, lưu giữ và hoàn thiện hồ sơ khoa học và tiếp tục nghiên cứu, lập kế hoạch phát huy giá trị của sưu tập hiện vật trong thời gian tới", TS. Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết.
Sau Lễ tiếp nhận hiện vật là trưng bày "Từ nhà Bác cổ đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia" giới thiệu những tư liệu hiện vật, hình ảnh gắn với lịch sử 90 năm từ khi khánh thành công trình tòa nhà Bảo tàng Louis Finot của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp đến nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia (1932 - 2022).
Đây là một trong những công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Đông Dương ở Việt Nam thời thuộc địa, một phong cách kiến trúc kết hợp độc đáo giữa phương Đông và phương Tây do các kiến trúc sư người Pháp thiết kế, xây dựng.
Sau đó là các thế hệ người Pháp, người Việt và đặc biệt là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tiếp tục kế thừa, bảo tồn, phát huy hiệu quả.
Những giá trị kiến trúc, công năng công trình và tri thức, kinh nghiệm quý giá trong quá trình thiết kế, xây dựng, sử dụng, cải tạo, phát huy đó cần được trân trọng, nghiên cứu kỹ lưỡng để thừa kế cho phù hợp cùng những mong muốn thay đổi trong tương lai của bảo tàng, phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu của khách tham quan.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51