Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: Nỗ lực thay đổi để hấp dẫn khách tham quan

(LĐTĐ) Là một trong những địa chỉ đỏ về bảo tồn văn hoá các dân tộc ở Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vẫn đang nỗ lực, chủ động, đổi mới phương thức hoạt động từng ngày để phục vụ khách tham quan tốt hơn, nhất là với diễn biến khó lường của dịch Covid-19 hiện nay.
Bất ngờ với các góc check-in độc đáo, mới lạ tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam dịp Tết Nhiều hoạt động hấp dẫn tại "Tết Việt - Không gian thiêng"

Phương pháp tổ chức linh hoạt, đảm bảo phòng chống dịch

Những năm gần đây, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam luôn là điểm đến yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước. Minh chứng là trong ba năm liên tiếp (2015, 2016 và 2017), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã vinh dự nhận danh hiệu “Điểm tham quan du lịch hàng đầu Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao tặng nhằm tôn vinh các điểm đến nổi bật, được du khách và các công ty du lịch yêu thích nhất trong năm.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: Nỗ lực thay đổi để hấp dẫn khách tham quan
Các bạn nhỏ thích thú với trải nghiệm in tranh Đông Hồ tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Để có được kết quả như vậy, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã không ngừng sáng tạo, tổ chức nhiều trưng bày chuyên đề, khai trương các trưng bày mới theo hình thức mới. Ngoài ra, Bảo tàng còn hấp dẫn khách tham quan trong và ngoài nước không chỉ qua giá trị văn hóa của các bộ sưu tập, mà còn qua cảnh quan môi trường, chất lượng dịch vụ phục vụ khách tham quan.

Theo đó, Bảo tàng đã tiến hành tôn tạo một số công trình kiến trúc dân gian, làm mới khuônviên sân vườn, trang bị hệ thống điều hòa không gian trưng bày Các dân tộc Việt Nam,chỉnh trang các không gian trưng bày thường xuyên để phục vụ khách tham quan tốt hơn. Bên cạnh đó, Bảo tàng còn tổ chức nhiều hoạt động trình diễn bảo tồn di sản văn hóa một cách đa dạng và sống động thông qua chương trình Tết Nguyên đán, ngày Quốc tế Thiếu nhi, Tết Trung thu…. Mỗi một hoạt động, Bảo tàng luôn hướng đến những khám phá mới lạ, bồi bổ và làm giàu tri thức văn hóa, qua đó góp phần thu hút hàng chục nghìn du khách đến tham quan và trải nghiệm, nhất là đối với thế hệ trẻ.

Đặc biệt, trong bối cảnh diễn ra dịch Covid-19, Bảo tàng cũng đã đổi mới phương thức hoạt động để đảm bảo tổ chức các sự kiện một cách an toàn, hiệu quả. Ông Đặng Xuân Thanh – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chia sẻ: “Năm nay, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Bảo tàng đã lựa chọn nội dung và phương pháp tổ chức linh hoạt, trong phạm vi và khuôn khổ phù hợp, đi vào chiều sâu theo hướng “diễn giải văn hóa”. Bảo tàng đặc biệt đề cao, chú trọng việc chấp hành và thực hiện nghiêm theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo nguyên tắc 5K, đảm bảo chương trình hoạt động vui chơi an toàn và hiệu quả”.

Theo đó, Bảo tàng đã thay đổi cách thức tiếp cận, đổi mới cách tổ chức, hạn chế, giảm bớt số lượng các hoạt động trình diễn và tăng cường vài trò chủ động của khách tham quan bằng cách khuyến khích ông bà, cha mẹ hướng dẫn con cái tự chơi. Qua đó, thế hệ trẻ được trực tiếp tham gia trải nghiệm, tìm hiểu và sáng tạo, chủ động khám phá theo cách riêng. Bên cạnh đó, Bảo tàng cũng tăng cường vai trò của nghệ nhân, những người đã cộng tác lâu năm với Bảo tàng cũng như có nhiều ý tưởng trong việc sáng tạo, bảo tồn đồ chơi dân gian.

Ví như, dịp Tết Trung thu 2020, Bảo tàng đã hướng đến việc giới thiệu những nội dung liên quan đến Tết Trung thu thông qua mạng xã hội, từ đó giúp cho công chúng ở xa chưa có cơ hội đến Bảo tàng có thể tiếp cận, tìm hiểu về các đồ chơi, trò chơi trong dịp Tết Trung thu. Điều này, mở ra nhiều kênh mới để có thể giới thiệu, quảng bá và tôn vinh nghệ nhân. Đặc biệt, vào dịp Tết Nguyên đán vừa qua, để du khách Thủ đô có một địa điểm vui chơi an toàn trong dịp Tết, Bảo tàng đã thay đổi cách thức tổ chức chương trình. Chương trình diễn ra trong vòng 7 ngày (từ mồng 4 -10 Tết) thay vì 2 ngày như trước đây.

Theo bà An Thu Trà – Trưởng phòng Truyền thông và Công chúng, số lượng người phục vụ như cán bộ Bảo tàng, tình nguyện viên, nghệ nhân hạn chế tối đa. Nội dung các hoạt động trình diễn giảm thiểu và bố trí ở những địa điểm cách xa nhau.

“Chúng tôi chú ý đến việc tạo ra các hoạt động tăng cường hình thức tự chơi để du khách có cơ hội chủ động, sáng tạo khám phá văn hóa theo cách riêng. Ngoài ra, các quy định về phòng chống dịch được thực hiện nghiêm túc. Từ cổng vào, du khách đã phải tuân thủ đeo khẩu trang, đo thân nhiệt và khử khuẩn. Tại những nơi như quầy bán vé, cổng Bảo tàng hay một số điểm hoạt động, chúng tôi đều có nhân việc nhắc nhở cũng như dùng các ký hiệu yêu cầu về giãn cách. Chúng tôi mong muốn du khách tham gia chương trình sẽ phối hợp tốt với Bảo tàng trong công tác phòng chống dịch để bảo đảm an toàn cho mỗi cá nhân và cộng đồng” – bà Trà cho hay.

Nơi giáo dục văn hoá dân tộc cho thế hệ trẻ

Xuân Tân Sửu năm nay, Bảo tàng đã mang đến cho du khách một không gian Tết Việt truyền thống với nhiều hoạt động như: Dựng cây nêu, múa rối nước, gói bánh chưng, in tranh Đông Hồ, viết thư pháp… Đặc biệt, chương trình giới thiệu đến công chúng “Không gian thiêng ngày Tết” thông qua mâm cỗ truyền thống, bàn thờ cúng Tổ tiên và lễ cúng ông Công ông Táo. Đáng chú ý, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã đầu tư cho cảnh quan, không gian với các góc check-in độc đáo, mới lạ, lần đầu tiên bài trí, sắp đặt đem lại trải nghiệm khó quên dịp đầu Xuân năm mới cho du khách.

Với quyết tâm đổi mới và sáng tạo, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã thu hút rất nhiều bạn trẻ đến Bảo tàng với niềm đam mê và mong muốn được tìm hiểu về văn hóa các dân tộc. Đó là những tín hiệu đáng mừng, cho thấy những nỗ lực của Bảo tàng đã được đền đáp xứng đáng khi thế hệ trẻ biết hướng về những giá trị truyền thống của cha ông. Sự có mặt và tham gia trải nghiệm của các bạn trẻ cũng chính là nguồn động viên to lớn đối với những người làm công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

Là một tình nguyện viên tại Bảo tàng, em Đoàn Bảo Châu – lớp 11, Trường THPT Chu Văn An vui vẻ nói: “Em là tình nguyện viên hướng dẫn cho khách tham in tranh dân gian Đông Hồ. Em rất thích tham gia các hoạt động gắn với văn hóa dân tộc tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Trong không gian này em như được sống trong không khí mà không phải nơi nào cũng tổ chức được. Mặc dù dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nhưng em thấy yên tâm vì Bảo tàng đã áp dụng các biện pháp phòng chống rất nghiêm túc. Em mong mọi sinh hoạt sẽ sớm ổn định trở lại để nhiều du khách có cơ hội đến trải nghiệm văn hoá truyền thống nơi đây.”

Còn em Hoàng Lâm Tùng, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: “Hôm nay em đi cùng bố mẹ và anh trai đến đây. Cả nhà em đều khử khuẩn và đeo khẩu trang khi tham gia hoạt động nên em thấy an toàn. Em đã tham gia gói bánh chưng, in tranh Đồng Hồ, viết lời chúc lên Cây mong ước, múa sạp và chụp ảnh ở góc check- in gắn với con trâu. Em và cả nhà đều thích vì đây là lần đầu tiên em được tham gia làm cùng các nghệ nhân và các thành viên trong gia đình.”

Với những nỗ lực của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cùng với sự đồng hành của các nghệ nhân dân gian,sự đón nhận của công chúng đã giúp lan toả, quảng bá, tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giátrị văn hóa. Đây là niềm tự hào và là trách nhiệm để Bảo tàng tiếp tục đổi mới và tăng cường các hoạt động có chất lượng với nhiều hình thức đa dạng và sống động để nơi đây luôn là điểm đến yêu thích của đông đảo công chúng./.

Bùi Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một lễ hội nghệ thuật thông thường, mà còn là câu chuyện về sự giao thoa giữa di sản và sáng tạo đương đại, giữa giá trị truyền thống và những ý tưởng mới mẻ của thế hệ trẻ.
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

(LĐTĐ) Sáng 18/11, Ban Quản lý di tích Danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê" tại Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc

Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/11, trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, Ngày hội cổ phục Việt Nam Bách Hoa Bộ Hành 2024 đã diễn ra với sự tham gia của gần 500 người mẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động