Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), học sinh, sinh viên là đối tượng bắt buộc tham gia BHYT. Do đó, việc tham gia BHYT không những là quyền lợi mà còn là trách nhiệm tuân thủ pháp luật, thể hiện tinh thần tương thân tương ái của học sinh, sinh viên thông qua việc đóng góp, chia sẻ rủi ro với những người không may bị ốm đau, bệnh tật…
Nỗ lực bao phủ bảo hiểm y tế học sinh Mức đóng BHYT học sinh, sinh viên năm học 2022-2023 Ứng dụng chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Được hưởng nhiều quyền lợi

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, năm học 2021-2022, chính sách BHYT đã bao phủ đến 96% học sinh, sinh viên cả nước với khoảng 18,8 triệu em tham gia. Điều đó đồng nghĩa với việc trên toàn quốc đã có gần 19 triệu học sinh, sinh viên được đảm bảo và thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi BHYT theo quy định, trong đó, nếu không may ốm đau, bệnh tật các em sẽ được Quỹ BHYT thanh toán số tiền khám, chữa bệnh không giới hạn theo phạm vi, mức hưởng, có thể lên tới hàng tỷ đồng/năm.

Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho thế hệ trẻ
Theo quy định của Luật BHYT, học sinh, sinh viên là đối tượng bắt buộc tham gia BHYT. Ảnh minh họa.

Khi tham gia BHYT, nếu học sinh, sinh viên đi khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được Quỹ BHYT chi trả 80% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi, quyền lợi được hưởng. Trường hợp khám chữa bệnh, trái tuyến, các em sẽ được hưởng theo phạm vi, mức hưởng BHYT như sau: 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương; 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh; 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện.

Hiện nay, chính sách BHYT ngày càng được hoàn thiện theo hướng quyền lợi, chất lượng khám, chữa bệnh BHYT ngày càng được nâng cao và mở rộng. Theo đó, học sinh, sinh viên khi tham gia cũng được hưởng nhiều lợi ích hơn từ chính sách BHYT như: Được chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại trường học; được tham gia khám, chữa bệnh BHYT với các thủ tục thuận tiện, thông thoáng; được tiếp cận các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, chi phí lớn…

Thực tế cho thấy, Quỹ BHYT đã chi trả cho rất nhiều bệnh nhân là học sinh, sinh viên mắc các bệnh nan y, mạn tính phải điều trị dài ngày, nhiều đợt (như: Chạy thận nhân tạo, điều trị ung thư, phẫu thuật tim mạch,…) với chi phí từ vài chục triệu đồng đến hàng tỷ đồng. Qua đó, nhờ có tấm thẻ BHYT, nhiều học sinh, sinh viên và gia đình chủ động về chi phí khám, chữa bệnh, vơi đi gánh nặng tài chính giữa lúc khó khăn khi không may bị ốm đau, bệnh tật, để học sinh, sinh viên yên tâm chữa bệnh, điều trị sớm quay lại môi trường cuộc sống và học tập bình thường.

Đáng chú ý, trong khi Luật BHYT chưa có quy định chi tiết cho y tế dự phòng nhưng nhóm học sinh, sinh viên đã gián tiếp được hưởng các quyền lợi này thông qua việc chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà trường. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các trường học hiện đang vận hành chủ yếu từ nguồn kinh phí trích lại từ quỹ khám, chữa bệnh BHYT cho hoạt động y tế trường học (trong đó có nội dung chi hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khỏe cho học sinh đầu năm học; tổ chức các hoạt động tư vấn giáo dục, sức khỏe và phòng bệnh…).

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường học không chỉ giúp học sinh, sinh viên và gia đình phát hiện bệnh kịp thời, chăm sóc và tạo điều kiện điều trị các căn bệnh học đường liên quan đến thị lực, điều chỉnh tư thế viết, ngồi học chống cong vẹo cột sống… mà còn dự phòng nhiều căn bệnh, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường có thể dẫn tới những căn bệnh mạn tính, nan y nguy hiểm, đảm bảo sức khỏe các em trong tương lai.

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho học sinh, sinh viên từ trường học

Theo thống kê, hiện cả nước vẫn còn khoảng 4% học sinh, sinh viên chưa tham gia BHYT, tập trung ở nhóm sinh viên các trường đại học và học sinh các trường cao đẳng, trung cấp, đào tạo nghề. Trong số này, một số học sinh, sinh viên và phụ huynh vẫn còn hiểu chưa thấu đáo về chính sách BHYT, cho rằng chỉ cần tham gia BHYT những lúc ốm đau.

Trên thực tế, theo quy định của Luật BHYT, học sinh, sinh viên là đối tượng bắt buộc tham gia BHYT. Do đó, việc tham gia BHYT không những là quyền lợi mà còn là trách nhiệm tuân thủ pháp luật.

Không những thế, BHYT là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, thể hiện tính nhân đạo, nhân văn và tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khỏe với người ốm, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp,… nhằm hướng tới việc bao phủ BHYT toàn dân, đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân không vì mục đích lợi nhuận, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người dân, không phân biệt giàu nghèo và các tầng lớp xã hội.

Vì vậy, để đạt được mục tiêu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT, vì một nền giáo dục toàn diện, để mọi học sinh, sinh viên đều được chăm sóc sức khỏe ngay từ trường học, bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa BHXH Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo, rất cần có sự vào cuộc của toàn xã hội, mà quan trọng hơn là từ ý thức tự giác, chủ động tham gia BHYT của mỗi học sinh, sinh viên và phụ huynh.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?

Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?

(LĐTĐ) Giáo viên có thể nghỉ hưu trước tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp tinh giản biên chế quy định tại Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP.
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 có nhiều thay đổi về chế độ thai sản và ốm đau so với Luật BHXH hiện hành.
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, dự kiến áp dụng từ đầu năm 2025.
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(LĐTĐ) Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ LĐTBXH trình Chủ tịch nước ban hành quyết định tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Đối tượng và mức quà tặng vẫn giữ nguyên như năm 2024 gồm hai mức là 600.000 đồng và 300.000 đồng.
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh

Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh

(LĐTĐ) Một trong những quan điểm, định hướng quan trọng của Luật Nhà giáo là chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo với các tiêu chuẩn bám sát yêu cầu về năng lực nghề nghiệp gắn với từng cấp học và trình độ đào tạo.
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô

Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô

(LĐTĐ) Với sự quan tâm thiết thực của thành phố Hà Nội thông qua chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đối với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, đã giúp lực lượng này yên tâm công tác, để sau này có lương hưu hằng tháng và có chế độ BHYT để chăm lo sức khỏe.
Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con

Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con

(LĐTĐ) Theo quy định hiện hành, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) không còn ghi thông tin về thời hạn sử dụng thẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo giá trị sử dụng thẻ BHYT của các con được gia hạn kịp thời sau khi đã đóng BHYT tại trường học, phụ huynh có thể tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT bằng nhiều cách; đăng ký tài khoản VssID cho các con qua tài khoản VssID của cha, mẹ với các thủ tục đơn giản.
Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương

Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương

(LĐTĐ) Khi đi làm vào các ngày lễ, Tết, người lao động sẽ được hưởng ít nhất 300% lương so với đơn giá tiền lương, hoặc tiền lương trả thực theo công việc.
Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước

Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước

(LĐTĐ) Hiện lương hưu của người làm trong khu vực Nhà nước đang được tính mức bình quân của các năm cuối, tuy nhiên, với những người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi, sẽ hưởng lương hưu trên nền tiền lương của toàn bộ quá trình…
Năm 2025, cách tính tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu có nhiều thay đổi

Năm 2025, cách tính tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu có nhiều thay đổi

(LĐTĐ) Những thay đổi trong năm 2025 về chính sách tuổi nghỉ hưu, tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ tác động tới quyền lợi của nhiều người lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động