Bảo đảm chất lượng sách giáo khoa
Thành lập các Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Sách giáo khoa theo bộ mới biên soạn không phải là sách dùng 1 lần |
Ảnh minh họa. |
Để thực hiện cải cách giáo dục nâng cấp chất lượng dạy và học đặc biệt là chất lượng sách giáo khoa, ngành Giáo dục đã thí điểm mô hình nhiều nhà xuất bản được phép soạn và xuất bản sách, các trường được phép tự chọn sách giáo khoa để giảng dạy…
Cách làm này, xét ở phạm vi nào đó là nhằm tạo ra sự cạnh tranh giữa các đơn vị nhằm cho ra đời những bộ sách giáo khoa chất lượng nhất, giá thành cạnh tranh nhất mà vẫn đáp ứng được các tiêu chí, tiêu chuẩn về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tuy nhiên, nếu nhìn ở góc độ chuyên môn và quản lý, đã là sách giáo khoa thì phải có sự thống nhất. Nghĩa là nội dung sách giáo khoa cho tất cả học sinh trên cả nước, cả 3 bậc học từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông chỉ duy nhất do Bộ Giáo dục và Đào tạo với tư cách cơ quan quản lý Nhà nước và tham mưu hoạch định chính sách về giáo dục chịu trách nhiệm. Các công ty, doanh nghiệp chỉ tham gia vào việc in ấn, phát hành. Đơn vị nào giá rẻ, chất lượng tốt sẽ được phép in sách và phát hành. Nội dung sách phải có tính dài hơi.
Trước đây, công tác soạn thảo sách giáo khoa chúng ta vẫn làm như vậy. Và thực tế, chất lượng giáo dục - đào tạo vẫn rất tốt. Thông qua chương trình, nội dung trong sách giáo khoa chúng ta vẫn đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực có chất lượng cả về trình độ lẫn đạo đức.
Trao đổi với người viết về vấn đề này, một giáo sư, nhà giáo đã nghỉ hưu cho hay: Trong công tác quản lý Nhà nước, chúng ta đều có sự quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Các văn bản quy phạm pháp luật và việc thực thi pháp luật cũng vậy. Bởi thế, trong công tác giáo dục- đào tạo cũng phải cần có sự thống nhất. Nội dung học, tham khảo tất cả các loại sách từ cấp 1 đến cấp 3 phải do Hội đồng biên soạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm. Học sinh trên toàn quốc học chung một nội dung. Còn in thì theo cơ chế thị trường. “Sau một thời gian thí điểm rất cần sự tổng kết để rút ra bài học kinh nghiệm. Nhưng với tư cách là nhà giáo, tôi luôn quan niệm, đã là sách giáo khoa thì không nên có sự thay đổi nhanh hay thử nghiệm về nội dung”, vị giáo sư nói.
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, khi cho ý kiến về một số chuyên đề sẽ giám sát trong năm 2023 của Quốc hội, các đại biểu thống nhất rất cao chuyên đề về giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, trên thực tiễn cho thấy cử tri đang rất quan tâm về các chương trình giáo dục phổ thông có nhiều điểm không phù hợp như việc sách giáo khoa khi thì in sai, ngôn từ còn chi tiết gây tranh luận, hình ảnh chưa được chuẩn mực. Đồng thời, vì có nhiều bộ sách giáo khoa được đề nghị sử dụng gây ra sự lúng túng trong việc lựa chọn, không chỉ đối với phụ huynh, thậm chí ở các trường, các sở giáo dục.
Với phương châm “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, hy vọng việc Quốc hội chọn chuyên đề giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sẽ góp phần tạo ra góc nhìn toàn cảnh về đổi mới sách giáo khoa nhằm có những quyết sách phù hợp hơn để nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo, tránh gây lãng phí cho xã hội!
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00