Bạn có sơ chế thịt đúng cách?
Đáng lo thói quen ăn nhiều thịt của người Việt | |
Chần thịt qua nước sôi: Sai lầm nghiêm trọng, bà nội trợ nào cũng mắc | |
Chuyên gia nói về tác hại khi ăn phải thịt lợn bị tiêm thuốc an thần |
Lo sợ trước tình trạng thực phẩm không đảm bảo chất lượng, các bà nội trợ ngoài việc lo sợ chất lượng của thịt mà khi chế biến còn chần qua nước sôi để đảm bảo rằng các chất bẩn trong thịt sẽ ra hết.
Chần thịt qua nước sôi để đảm bảo rằng các chất bẩn trong thịt sẽ ra hết. Ảnh: Internet |
Nhiều người khi mua thịt về chỉ rửa sơ qua hay thậm chí là không hề rửa mà cho vào nước sôi để chần, việc làm này tưởng chừng như đảm bảo an toàn cho bữa ăn song thực chất lại không loại bỏ được những chất bẩn ấy.
BS CK II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, chia sẻ: Trước khi chế biến, chúng ta thường chần thịt vào nước sôi thực ra nó hoàn toàn không cần thiết. Bởi chần thịt qua nước sôi chỉ có thể làm giảm bớt một số vi khuẩn đang bám trên bề mặt thịt. Nhưng phần lớn vi khuẩn chỉ chết ở nhiệt độ rất cao (trên 100 độ C).
Trao đổi với PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên của Viện Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội), ông cho biết: Việc chần thịt qua nước sôi không thể loại bỏ tạp chất trong thịt, thậm chí còn khiến các chất độc nếu có trong thịt sẽ thấm ngược trở lại vào bên trong. Nguyên nhân là do khi cho thịt vào nước đun sôi sẽ làm miếng thịt biến tính co lại làm cho thịt giữ chặt các hóa chất bẩn mà không đào thải ra bên ngoài.
Vậy làm thế nào để loại bỏ bớt các tạp chất trong thịt?
Theo chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh, cách hữu hiệu nhất để loại bỏ chất bẩn và hóa chất có trong thịt đó là sau khi mua về, chúng ta nên rửa bằng nước sạch nhiều lần. Hoặc bà nội trợ cũng có thể dùng một ít muối hòa tan trong nước ấm để ngâm một lúc và rửa sạch. Bởi nước muối loãng cũng có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ thịt ra.
Để loại bỏ chất bẩn và hóa chất có trong thịt, chúng ta nên rửa bằng nước sạch nhiều lần. Ảnh: Internet |
Cùng với việc chọn mua thực phẩm ở những nơi đảm bảo chất lượng và nguồn gốc thì việc sơ chế thực phẩm cũng là điều hết sức cần thiết để bữa ăn của bạn thêm ngon miệng. Ông Thịnh cho biết thêm hiện tượng thịt nổi bọt khi luộc thực chất là thịt vẫn còn chứa một phần chất bẩn.
PGS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, từng chia sẻ trên báo chí rằng ngày xưa heo nuôi sạch thường bỏ qua khâu luộc sơ này. Trong nước luộc thịt sơ qua nên cho một ít giấm và muối, đợi nước sôi mới thả thịt vào, để sôi khoảng hai phút thì đổ hết nước, rửa lại miếng thịt một lần nữa. Sau đó nấu lại nồi nước sôi khác và bỏ miếng thịt vào luộc cho đến khi chín. Lần này nên cho chút gia vị để thịt được đậm, kỹ hơn có thể thả vào một củ hành khô đã bóc vỏ, đập dập để nước và thịt được thơm hơn.
Theo Nguyên Hà/Pháp luật Tp HCM
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38