Điện ảnh Việt Nam giữa dòng chảy hội nhập

Bài 2: Phim Việt hóa “đè” phim Việt

Thời gian qua, nhiều bộ phim truyền hình lẫn điện ảnh dựa vào kịch bản của nước ngoài để Việt hóa hoặc làm phim phiên bản (phim re-make) và thu được lượng người xem áp đảo những bộ phim làm từ kịch bản thuần Việt. Bản thân giải Cánh Diều từng nói “không” với những phim re-make nhưng năm nay lại mở cửa cho thể loại phim Việt hóa này khi nhận tới 4 trên tổng số 13 phim truyện điện ảnh tham dự.
bai 2 phim viet hoa de phim viet Bài 1: Phim Việt có còn bản sắc Việt?

Phim Việt hóa áp đảo lượng người xem

Gần đây, các nhà sản xuất Việt đổ xô săn lùng kịch bản phim ăn khách từ Hàn Quốc, Thái Lan... về làm lại (re-make). Trào lưu này bùng phát dữ dội sau khi các phim: "Yêu", "Em là bà nội của anh", "Bạn gái tôi là sếp”, "Yêu đi, đừng sợ!", "Sắc đẹp ngàn cân”, "Cô nàng ngổ ngáo"… thành công phòng vé. Ngoài hàng loạt kịch bản điện ảnh được công bố, phim truyền hình Việt hóa cũng tiếp tục được đẩy mạnh sản xuất.

Về mảng phim truyền hình, "Người phán xử" thu hút hơn 7.000 lượt like (thích) trên fanpage mỗi bài đăng với hàng ngàn lượt bình luận. Bằng tình tiết hấp dẫn xoay quanh gia đình ông trùm xã hội đen Phan Quân và các hoạt động phi pháp của Công ty Phan Thị do gia đình Phan Quân và tay chân thân tín của Phan Quân điều hành cộng thêm diễn xuất ấn tượng của các diễn viên, phim được khán giả mong chờ từng ngày.

bai 2 phim viet hoa de phim viet
NSDN Đào Bá Sơn trong Hội thảo “Nhìn lại sáng tác điện ảnh, phim truyền hình năm 2017” (Ảnh: B.T).

Hay phim “Sống chung với mẹ chồng” lên sóng giữa năm 2017, khán giả - đặc biệt là những nàng dâu trẻ dường như nhìn được một phần bản thân mình trong câu chuyện éo le của Vân, của Trang, đồng cảm với họ trước mâu thuẫn muôn thuở giữa hai người phụ nữ trong gia đình. Điều này cũng lý giải cho việc phim đã gây một cơn sốt khắp các mạng xã hội, báo chí khi trailer chỉ lên sóng 2 hôm đã đạt tới hơn 6 triệu lượt view, hàng trăm bình luận cùng hàng chục ngàn lượt chia sẻ. Những con số mà bất kì dự án nào cũng ao ước đạt được.

Nhiều người trong giới nhận định ở góc độ kinh doanh, phim điện ảnh, truyền hình Việt hóa thu hút công chúng là tín hiệu tốt. Các thành công trên chứng tỏ đội ngũ sản xuất phim Việt có trình độ làm phim không thua kém so với mặt bằng chung trong khu vực, nếu có kịch bản hay, họ cũng sản xuất được phim hay tương xứng.

Trưởng ban lý luận phê bình, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Nguyễn Thanh Vân:

Về những phim Việt hóa, dường như các phim làm lại có kịch bản chặt chẽ, thú vị hơn, không bị mắc những lỗi sơ đẳng về kịch bản như câu chuyện dài dòng, phát triển lung tung như một số phim kịch bản Việt. Tìm một kịch bản phim truyện Việt tốt là rất khó kiếm, trong khi phim Việt hóa có sự ổn định về kịch bản.

Đạo diễn điện ảnh, NSND Đào Bá Sơn cho rằng, việc khai thác kịch bản nước ngoài sẽ trở thành xu thế tất yếu trong tương lai. Sở dĩ các nhà sản xuất, nhà đầu tư mua kịch bản nước ngoài bởi đơn giản vì nó thú vị, có nhiều cái mới lạ, rất cần thiết cho khán giả của chúng ta. Các nhà đầu tư và các nhà sản xuất hiện nay mua kịch bản gốc của nước ngoài rất nhiều. Bản thân ông cũng từng hai lần làm đạo diễn phim Việt hóa kịch bản.

Nỗi lo ẩn chứa

Bên cạnh niềm vui đó, thực trạng phim làm lại phát triển ẩn chứa nỗi lo lớn cho tương lai phim Việt. Bởi nền điện ảnh chẳng thể phát triển bền vững nếu các nhà sản xuất chỉ chăm chăm săn lùng kịch bản ngoại làm lại để đạt doanh thu cao. Điều này khiến đội ngũ biên kịch trong nước vốn ít, yếu kém ngày càng thu hẹp và không phát triển tay nghề, quan trọng hơn là tạo ra nền điện ảnh thiếu bản sắc.

Phim Việt hóa bán vé được, nhà làm phim vui mừng đổ xô làm nhưng về lâu dài không có lợi vì nó khiến sự phát triển của điện ảnh dân tộc bị thui chột, giới biên kịch Việt không phát triển được, dần thoái trào. Dù nỗ lực Việt hóa nhưng với những quy định thỏa thuận theo ý phía nắm bản quyền khiến các chất liệu văn hóa dân tộc khó được đưa vào phim một cách trọn vẹn.

Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát - Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam nhìn nhận rằng, làm phim re-make đang là xu hướng chung của nhiều nhà làm phim Việt Nam hiện nay. Đây là cách làm an toàn, đảm bảo doanh thu... Để phù hợp với xu hướng, BTC Cánh diều 2017 không hạn chế phim re-make tham dự nhưng không trao giải chung cho phim. Tuy nhiên, phim re-make vẫn được trao giải cho cá nhân để ghi nhận những đóng góp xứng đáng của các nghệ sĩ, diễn viên Việt.

bai 2 phim viet hoa de phim viet
Phim Việt hóa “Người phán xử” trở thành cơn sóng “nhấn chìm” những chương trình cùng phát sóng trên truyền hình.

NSND Thanh Nhã cho biết, khảo sát trên một phim truyền hình dài tập dự giải Cánh Diều, có thể thấy một hiện tượng đặc biệt, đó là bên cạnh các phim được làm từ kịch bản trong nước, thì các phịm việt hóa cũng lừng lững xuất hiện với sức hút không hề nhỏ. Trong 5 phim, có 2 phim việt hóa là “Sống chung với mẹ chồng” và “Người phán xử”. Ở thời điểm hai phim này lên sóng, sức hút và sự quan tâm của khán giả là không thể phủ nhận.

Tuy nhiên, đáng nuối tiếc khi cả hai bộ phim khép lại với những cái kết thiếu nhân văn. Điều này cho thấy dù kịch bản đầy ắp những tình tiết gay cấn nhưng cái mong muốn được nhìn thấy sự tha thứ hay một lối thoát nhân văn cho nhân vật luôn là điều khán giả Việt mong được thấy. Ở khía cạnh này có thể thấy quá trình việt hóa của hai bộ phim không thực sự hoàn hảo.

Theo NSND Đào Bá Sơn, những phim Việt hóa là phim khai thác kịch bản gốc của nước ngoài nhưng đã biên tập và sửa chữa lại để mang cốt cách - tâm hồn Việt. Những phim này rất đáng chấm giải bởi nó chỉ khai thác kịch bản gốc thôi còn lại đã được làm mới, có sự sáng tạo của đạo diễn lẫn nghệ sĩ. Ưu điểm của những phim Việt hóa là giúp làm mới nền điện ảnh Việt, và đặc biệt giúp khán giả có thêm những món ăn, khẩu vị phong phú.

Nhưng có những phim không thể trao giải đó là phim re-make, tức phim phiên bản. Phim làm lại nhưng phải giữ kịch bản đúng như nguyên tác và bắt chước từ góc máy, cách tạo hình nhân vật và thậm chí cả lời thoại. Những phim như thế không có sự sáng tạo. Mặc dù khán giả có nhiều lựa chọn hơn nhưng về mặt học thuật thì phim re-make có thể ví như bản photo.

Theo NSND Đào Bá Sơn, những phim Việt hóa là phim khai thác kịch bản gốc của nước ngoài nhưng đã biên tập và sửa chữa lại để mang cốt cách - tâm hồn Việt. Những phim này rất đáng chấm giải bởi nó chỉ khai thác kịch bản gốc thôi còn lại đã được làm mới, có sự sáng tạo của đạo diễn lẫn nghệ sĩ. Ưu điểm của những phim Việt hóa là giúp làm mới nền điện ảnh Việt, và đặc biệt giúp khán giả có thêm những món ăn, khẩu vị phong phú.

Nhưng có những phim không thể trao giải đó là phim re-make, tức phim phiên bản. Phim làm lại nhưng phải giữ kịch bản đúng như nguyên tác và bắt chước từ góc máy, cách tạo hình nhân vật và thậm chí cả lời thoại. Những phim như thế không có sự sáng tạo. Mặc dù khán giả có nhiều lựa chọn hơn nhưng về mặt học thuật thì phim re-make có thể ví như bản photo.

Bảo Thoa

Còn nữa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

168 nhân viên y tế giỏi ngành Y tế được biểu dương khen thưởng

168 nhân viên y tế giỏi ngành Y tế được biểu dương khen thưởng

(LĐTĐ) Chiều nay (8/5) Công đoàn Y tế Viêt Nam phối hợp với Cục quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024; Biểu dương công nhân, lao động giỏi ngành Y tế và trao giải Cuộc thi online “Tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm” lần thứ nhất.
Phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa

Phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa

(LĐTĐ) Ngày 8/5, Ủy ban Pháp luật tổ chức Phiên họp lần thứ 22 để thẩm tra dự án Luật Công chứng (sửa đổi) và đề nghị của Chính phủ về bổ sung dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 6 và 7/5/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đoàn đại biểu LHCĐ thành phố Seoul thăm, làm việc tại Công ty TNHH Doo Jung Việt Nam

Đoàn đại biểu LHCĐ thành phố Seoul thăm, làm việc tại Công ty TNHH Doo Jung Việt Nam

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc tại Thủ đô Hà Nội, chiều 8/5, Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc), do Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ thành phố Seoul Kim Hae Gwang làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc tại Công ty TNHH Doo Jung Việt Nam, thuộc Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Trải nghiệm tour đêm độc đáo tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Trải nghiệm tour đêm độc đáo tại Vườn quốc gia Cúc Phương

(LĐTĐ) Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách tham quan và mang đến những trải nghiệm mới lạ, thú vị cho du khách, Vườn quốc gia Cúc Phương đã chính thức mở tour tham quan bằng xe điện xem đom đóm và động vật hoang dã ban đêm từ ngày 4/5/2024.
Những gương nữ đoàn viên CĐ Thanh Trì "giỏi việc nước” trên mọi lĩnh vực

Những gương nữ đoàn viên CĐ Thanh Trì "giỏi việc nước” trên mọi lĩnh vực

(LĐTĐ) Thông qua phong trào thi đua “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”, nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thanh Trì đã tích cực thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo. Các chị đã hoàn thành nhiệm vụ được giao với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: Sản xuất, kinh doanh, quản lý Nhà nước, giáo dục và đào tạo,...
Truyền thông pháp luật và giao lưu văn hóa, văn nghệ cho người lao động huyện Quỳ Hợp

Truyền thông pháp luật và giao lưu văn hóa, văn nghệ cho người lao động huyện Quỳ Hợp

(LĐTĐ) Ngày 08/5/2024, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quỳ hợp tổ chức chương trình Truyền thông pháp luật và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, viên chức và người lao động.

Tin khác

Phim Hoàng Hậu cuối cùng khởi quay vào năm 2025

Phim Hoàng Hậu cuối cùng khởi quay vào năm 2025

(LĐTĐ) Dự án điện ảnh Hoàng hậu cuối cùng với câu chuyện về Nam Phương hoàng hậu vừa được công bố sản xuất, đoàn làm phim chọn Huế làm bối cảnh chính của phim.
Góc nhìn mới “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”

Góc nhìn mới “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”

(LĐTĐ) Phim tài liệu VTV Đặc biệt “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” là góc nhìn mới về Chiến dịch Điện Biên Phủ thông qua những tài liệu giá trị, được khai thác từ khối tư liệu đồ sộ đang lưu trữ tại Bộ Quốc phòng Pháp và Quốc hội Pháp. Nhiều thông tin đã giải mật chưa hoặc ít được tiếp cận về sự kiện lịch sử này. Phim do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất, phát sóng lúc 20h05 ngày 7/5/2024 trên kênh VTV1 và VTV4.
Khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”

Khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”

(LĐTĐ) Tối 3/5, tại Hãng Phim tài liệu và khoa học trung ương (Hà Nội), bộ phim tài liệu “Hồi ức Điện Biên” và “Những người lính già” đã được chiếu mở màn “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”.
Trình chiếu bức tranh "Chiến dịch Điện Biên Phủ" bằng công nghệ 3D

Trình chiếu bức tranh "Chiến dịch Điện Biên Phủ" bằng công nghệ 3D

(LĐTĐ) Tối 3/5, tại Tượng đài Cảm tử, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức trình chiếu bức tranh "Chiến dịch Điện Biên Phủ" bằng công nghệ 3D qua vách chiếu Panorama.
Đợt phim miễn phí kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 - 5/2024

Đợt phim miễn phí kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 - 5/2024

(LĐTĐ) Đợt phim miễn phí kỷ niệm các ngày lễ lớn 30/4, 1/5, 7/5, 19/5 năm 2024 sẽ diễn ra trên phạm vi cả nước từ ngày 30/4 - 20/5/2024.
Phim 18+ “Cái giá của hạnh phúc”: Lỗi kịch bản hay “lọt” kiểm duyệt?

Phim 18+ “Cái giá của hạnh phúc”: Lỗi kịch bản hay “lọt” kiểm duyệt?

(LĐTĐ) Phim ảnh là một trong những loại hình của nghệ thuật thứ 7, bên cạnh chức năng giải trí còn có chức năng giáo dục. Song thời gian qua, không ít phim thương mại do các nhà sản xuất trong nước dàn dựng quá thiên về yếu tố “sinh lý”, thậm chí đi ngược với thuần phong, mỹ tục vẫn cứ được công chiếu. Phim “Cái giá của hạnh phúc” là ví dụ.
Giờ thứ 9+: Sân chơi sôi động của công nhân, người lao động Việt Nam

Giờ thứ 9+: Sân chơi sôi động của công nhân, người lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Sau hai mùa thành công, phiên bản mới của Giờ thứ 9+ mùa có nhiều đổi mới về nội dung, chương trình sẽ lên sóng vào lúc 15h00 ngày 28/4 trên VTV3.
Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

(LĐTĐ) Không ngừng làm khán giả căm phẫn vì lòng tham vô đáy và việc làm tàn ác, những nhân vật phản diện của "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" đang được K+ phát sóng song song với Hàn Quốc, cũng có lúc "quay xe" cực gắt, lần lượt bộc lộ ưu điểm.
Bế mạc Liên hoan phim Quốc tế TP.HCM lần 1

Bế mạc Liên hoan phim Quốc tế TP.HCM lần 1

(LĐTĐ) Liên hoan phim quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần 1 với chủ đề “Du hành thời gian - Time travel” vừa khép lại tại Nhà hát TP.HCM.
9 phim Anime hấp dẫn nhất tháng 4 này

9 phim Anime hấp dẫn nhất tháng 4 này

(LĐTĐ) Từ lâu thể loại phim Anime Nhật Bản đã thu hút được đông đảo người xem từ trẻ em, học sinh hay người lớn. Tháng 4 này có một sức hấp dẫn độc đáo với 9 phim Anime thú vị, mang đến nhiều bản phát hành mới mẻ.
Xem thêm
Phiên bản di động