Hiểm nguy từ những chuyến đi dã ngoại

Bài 1: Từ vụ tai nạn thương tâm

Chỉ còn chưa đầy 2 tháng là học sinh các cấp được nghỉ hè, đây cũng là thời điểm các trường học trên địa bàn Hà Nội tổ chức cho học sinh đi dã ngoại. Tuy là hoạt động rất bổ ích nằm trong chương trình giáo dục, nhằm giúp các em học sinh có thêm kiến thức từ những trải nghiệm thực tế nhưng cũng từ những chuyến đi thực tế đó đã xảy ra nhiều sự việc đau lòng. Do đó, cần nhìn lại công tác tổ chức học ngoại khóa, công tác tổ chức cho học sinh đi dã ngoại của nhà trường và các cấp ngành giáo dục.
tin nhap 20180410110805 Ba du khách bị chết đuối khi đi dã ngoại suối thác ở Lâm Đồng

Ngày 5/4 vừa qua, Trường THCS Xuân La tổ chức đưa 798 học sinh đi ngoại khoá, khi đưa vào khu du lịch Thăng Thiên tham quan, vui chơi bất ngờ một học sinh bị ngã, sau đó đã tử vong. Sự việc xảy ra khiến nhiều phụ huynh và nhà trường lo ngại.

Tại buổi gặp gỡ báo chí hôm 7/4 về sự việc trên, bà Trần Thị Mỹ Lâm – Hiệu trưởng Trường THCS Xuân La cho biết: Sự việc xảy ra vào khoảng đầu giờ chiều ngày 5/4 tại khu vực thác Thăng Thiên, sau khi đoàn vừa di chuyển từ thủy điện Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) sang thác Thăng Thiên. Theo thông tin bà Lâm cung cấp, khi ngã cháu S. ngã trong tư thế sấp mặt xuống vũng nước, có độ sâu khoảng 30cm, học sinh đi cùng đã hét lên.

Ngay lúc đó, hai nhân viên y tế đi cùng đoàn và một thầy giáo học thể dục đỡ cháu lên và tiến hành sơ cứu. “Khi tôi tới đây, các nhân viên y tế đang thực hiện hô hấp nhân tạo cho cháu S., sau đó chuyển tới trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn để cấp cứu, nhưng rất tiếc cháu đã tử vong” - bà Lâm cho biết. Sau sự việc trên, phòng Giáo dục quận Tây Hồ đã yêu cầu các trường học trên địa bàn quận tạm ngừng tổ chức cho học sinh đi dã ngoại. Trước đó, trong các năm 2008, 2011 một số trường của thành phố tổ chức đi dã ngoại cũng từng xảy ra những tai nạn thương tâm.

Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như các trường chọn các di tích lịch sử, cách mạng, các trang trại giáo dục cho học sinh tham quan, học tập, nhằm trang bị thêm cho các em những kiến thức nằm ngoài sách vở. Nhưng một vài năm gần đây, không ít trường chọn những khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng để cho các em đi dã ngoại. Do địa hình những khu vực trên khá phức tạp, lại lạ lẫm, trong khi các em học sinh đều trong độ tuổi nghịch ngợm, hiếu động, nhiều em thiếu kỹ năng xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm, cho nên nguy cơ xảy ra thương tích, tai nạn trong những chuyến đi này là khá cao…

Để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra, năm nào Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng có thông báo gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường chỉ đạo việc bảo đảm an toàn cho học sinh khi tổ chức đi dã ngoại, tham quan, học ngoại khóa. Tuy nhiên, tai nạn vẫn tiếp tục xảy ra ngoài ý muốn khiến cho phụ huynh không khỏi quan ngại. Không ít phụ huynh băn khoăn có nên cho con đi dã ngoại hay không? Việc học ngoại khóa bằng cách đi dã ngoại có phải là một giờ học lý tưởng để phát triển thể chất, trí tuệ cho con mình? Hay chỉ là việc “không dám từ chối” chủ trương của một số nhà trường?.

Trên đây chỉ là những điển hình về câu chuyện thương tâm từ những chuyến dã ngoại mang lại. Và chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích sâu nguyên nhân, giải pháp khắc phục trong những số báo sau.

Một phụ huynh có con học tại Trường THCS Xuân La, nơi vừa xảy ra cái chết thương tâm của học sinh lớp 6 trên cho biết: “Chuyến đi dã ngoại tại Hòa Bình hôm 5/4 vừa qua con tôi có tham gia. Trước đó, giáo viên đã gửi thông báo tới gia đình và một phiếu xác nhận cho con đi dã ngoại. Theo con tôi nói lại thì sau chuyến đi sẽ phải viết bài thu hoạch, nếu không đi thì không có bài thu hoạch, sẽ ảnh hưởng đến việc học vì chuyến dã ngoại nằm trong chương trình học ngoại khóa.

Hơn nữa, không đi sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu của lớp. Mặc dù rất lo lắng không muốn cho con đi chơi xa nhưng tôi cũng phải đồng ý vì sợ con bị ảnh hưởng. Số tiền đóng cho con đi dã ngoại là 270 ngàn đồng. Tuy nhiên, gia đình vẫn phải chuẩn bị đồ ăn cho con đi. Theo thông báo của nhà trường thì học sinh sẽ đi từ 6 giờ sáng ngày 5/4 đến 5 giờ chiều cùng ngày, nhưng do có học sinh bị tai nạn tử vong nên buổi chiều con tôi và các học sinh đã được đưa về trường”.

B.Thoa
Bài 2: Vấn đề tại sao?

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng

Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng

(LĐTĐ) Vòng 17 Premier League diễn ra trong sự thất vọng của cổ động viên MU, trong khi đó, Liverpool đã kiếm được 3 điểm trọn vẹn trên sân Tottenham để chắc ngôi đầu bảng.
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/12), giá dầu WTI và Brent trên thị trường thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,58 USD/thùng, tăng 0,12%; giá dầu Brent ở mốc 72,98 USD/thùng, tăng 0,08%.
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

(LĐTĐ) Theo lịch thi đấu, trận bán kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Singapore sẽ diễn ra vào ngày 26/12 trên sân khách. Điều đáng tiếc trong trận đấu này tiền đạo Văn Toàn không thể thi đấu.
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh vào chiều ngày 22/12, với cả vàng nhẫn và vàng miếng đều đạt ngưỡng 84,4 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, xu hướng tăng vẫn tiếp tục chi phối giá vàng trong tuần này.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 23/12, trời có mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng.

Tin khác

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Ngày 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt các đội tuyển học sinh Thành phố chuẩn bị tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 20/12, quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình chào mừng tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trãi (phường Kim Mã).
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 (1944 - 2024), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi ngoại khóa, hoạt động giáo dục trải nghiệm về lịch sử, truyền thống của quân đội.
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

(LĐTĐ) Năm học 2024 - 2025 đã qua nửa chặng đường, tuy nhiên học sinh lớp 9 vẫn chưa biết phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026. Thời điểm hiện tại, các địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội đều đang thấp thỏm chờ Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) để có thể xây dựng phương án tuyển sinh chính thức.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

(LĐTĐ) Trước khi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng từng trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024

Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024

(LĐTĐ) Năm học 2023 -2024 đã qua đi, nhưng đối với tập thể thầy và trò Trường Trung học cơ sở (THCS) Lạc Viên (quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng) đó là một hành trình đầy rực rỡ với những dấu ấn khó phai.
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội.
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?

Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, học sinh cuối cấp đang phải chịu áp lực từ nhiều phía, trong đó có cả từ gia đình và mạng xã hội. Không chỉ gặp vướng mắc về mặt tâm lý, nhiều học sinh cũng bày tỏ tâm lý băn khoăn, e ngại về việc chọn ngành, chọn nghề.
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành

Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành

(LĐTĐ) Kỳ thi cuối cấp Trung học phổ thông (THPT) chính là một “phép thử” để bước đến ngưỡng cửa trưởng thành. Tuy nhiên, nếu học sinh không biết cách cân bằng, điều chỉnh thì thời gian dài có thể ảnh hưởng đến kết quả ôn tập, sức khỏe.
Xem thêm
Phiên bản di động