Bác sĩ bệnh viện công: Lương hẻo quá nên phải làm thêm

Lương thấp, cuộc sống vất vả nên nhiều bác sĩ không thể chuyên tâm công tác tại bệnh viện công. Họ buộc phải làm thêm ở ngoài mới đủ sống và tiếp tục bám trụ với nghề.
Xem xét mức hỗ trợ y, bác sĩ và nhân viên y tế tại kỳ họp thứ 9 HĐND thành phố Hà Nội Để bác sĩ yên tâm làm việc, cống hiến

Chấp nhận bán hàng online

"Đói thì đầu gối cũng phải bò, từ làm thêm phòng mạch đến bán hàng online... công việc nào có thể kiếm thêm thu nhập tôi đều làm, miễn là không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức" - đó là lời bộc bạch của nữ bác sĩ 31 tuổi đang công tác tại bệnh viện đa khoa tuyến huyện khu vực miền Trung.

Nữ bác sĩ cho biết, làm ở bệnh viện công dù vất vả, lương thấp, nhưng bù lại là nâng cao tay nghề rất nhanh. Lý do là thường xuyên chữa trị cho bệnh nhân với rất nhiều dạng bệnh, cả đơn giản và chuyên sâu. Nhưng tiếc rằng, làm quần quật, áp lực cao, rất dễ bị xúc phạm nhưng lương "hẻo quá", nên phải làm thêm.

"Tôi cũng muốn chuyên tâm làm việc ở bệnh viện, rồi dành thời gian nghỉ ngơi nhưng với mức lương và đãi ngộ thấp như hiện nay, tôi không thể nuôi con ăn học, không đủ trang trải cuộc sống.

Nhưng tôi không đủ can đảm nghỉ việc vì tiếc công sức, tiền bạc đã bỏ ra nên quyết tâm làm tiếp. Tôi vẫn hy vọng sẽ có mức lương tốt hơn trong tương lai. Hiện tại, ngoài giờ làm và trực, tôi nhận tiêm, truyền cho bệnh nhân quanh nhà. Ngoài ra, bán thêm hoa quả, rau củ trên mạng để có thêm thu nhập. Thật sự vất vả nhưng đói thì đầu gối cũng phải bò" - nữ bác sĩ tâm sự.

Nhiều bác sĩ bị áp lực cơm áo gạo tiền đè nặng. Ảnh minh họa: Hà Anh Chiến
Nhiều bác sĩ bị áp lực cơm áo gạo tiền đè nặng. Ảnh minh họa: Hà Anh Chiến

Sinh viên đắn đo về quyết định trong tương lai

Chia sẻ về câu chuyện của mình, Lương Quốc Thái - sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, gia đình khuyên em nên làm việc ở bệnh viện tư thay vì bệnh viện công như em đã dự định.

"Bố mẹ em đều công tác tại cơ sở y tế công lập nên họ hiểu tất cả áp lực sẽ phải trải qua. Trước đây, khi xác định theo con đường y khoa em đã đặt mục tiêu sau khi ra trường sẽ làm tại bệnh viện công. Lời khuyên của gia đình khiến em băn khoăn suốt một thời gian dài” - Quốc Thái tâm sự.

Sau khi chứng kiến nhiều người bỏ nghề, chuyển công tác vì đồng lương không đủ mưu sinh, cộng thêm lời khuyên của gia đình, nam sinh đã nghiêm túc suy nghĩ và định hướng lại con đường phía trước.

“Mục tiêu lớn nhất của em là có thể theo nghề và bám nghề. Hiện tại, em đã nghiêng mục tiêu về làm việc ở bệnh viện tư” - Thái nói.

Còn Trương Hương Duyên - sinh viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên đã xác định rõ con đường sau khi ra trường là công tác ở bệnh viện tư.

"Bệnh viện công có nhiều ưu điểm để làm việc, tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là lương và chế độ đãi ngộ thấp khiến những sinh viên mới ra trường rất khó để ổn định cuộc sống. Nếu công tác ở viện công, bố mẹ vẫn phải chu cấp thời gian đầu, kinh tế gia đình em không đáp ứng được điều đó” - Hương Duyên bộc bạch.

Nữ sinh cũng cho rằng, môi trường ở nhiều bệnh viện tư rất trẻ trung, năng động, phù hợp với khả năng và định hướng phát triển của em. Đặc biệt là chế độ lương và đãi ngộ giúp nhân viên y tế đảm bảo cuộc sống.

“Em đã học được cách nhìn vào thực tế để có sự lựa chọn phù hợp. Không ai có thể sống và cống hiến với chiếc bụng rỗng. Mình phải đảm bảo nhu cầu của cuộc sống mới có thể nghĩ đến việc phục vụ nhân dân và cống hiến cho xã hội” - nữ sinh chia sẻ.

Theo Phùng Nhung/laodong.vn

https://laodong.vn/y-te/bac-si-benh-vien-cong-luong-heo-qua-nen-phai-lam-them-1103132.ldo

Nên xem

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động công đoàn tại Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp (KCX&CN) Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

(LĐTĐ) Đem rượu qua nhà rủ nhậu nhưng bị từ chối, Vũ Văn Xuyên dùng gậy gỗ đánh tử vong ông N.V.N.
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.

Tin khác

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại, như số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.
Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

(LĐTĐ) Qua 3 năm diễn ra thành công, năm 2024, Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” do báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức đã được nâng tầm thành Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” để tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa thông điệp vì cộng đồng.
Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

(LĐTĐ) Đồng Tháp là một xã thuộc huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Nơi đây được coi là “thủ phủ” của hoa đồng tiền. Với trên 25ha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Hợp tác xã (HTX) Hoa Đồng Tháp đã mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân ở nơi đây.
Video hàng nghìn công nhân chào cờ, hát Quốc ca nhận mưa lời khen

Video hàng nghìn công nhân chào cờ, hát Quốc ca nhận mưa lời khen

(LĐTĐ) Hai ngày qua, đoạn video quay lại cảnh hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Wooin Vina (đóng tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) mặc áo cờ đỏ sao vàng đứng chào cờ, hát Quốc ca trong ngày đầu tiên đi làm trở lại sau Tết (19/2) đã làm cho nhiều người thích thú, khen ngợi.
Gần 2.000 lượt ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước vận hành xuyên Tết

Gần 2.000 lượt ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước vận hành xuyên Tết

(LĐTĐ) Trong suốt các ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã huy động 1.959 lượt cán bộ, nhân viên ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước Thủ đô luộn thông thoáng, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
Tết vẫn miệt mài làm việc nơi phố thị

Tết vẫn miệt mài làm việc nơi phố thị

(LĐTĐ) Tết Giáp Thìn 2024, trong khi nhiều người vẫn đang sum họp với gia đình hay đi du Xuân, lễ hội thì nhiều lao động với những ngành nghề đặc thù khác nhau ở Thủ đô Hà Nội vẫn miệt mài làm việc trên các tuyến phố…
Thưởng Tết Nguyên đán 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng

Thưởng Tết Nguyên đán 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng

(LĐTĐ) Tiền thưởng Tết Âm lịch Giáp Thìn 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng, xấp xỉ mức thưởng dịp Tết Âm lịch năm 2023 (6,86 triệu đồng/người).
Dầm mưa, xuyên đêm ngày cận Tết trên công trường ga ngầm Dự án Nhổn - Ga Hà Nội

Dầm mưa, xuyên đêm ngày cận Tết trên công trường ga ngầm Dự án Nhổn - Ga Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn, trên công trình xây dựng dự án ga ngầm S12, thuộc dự án đường sắt đô thị (Metro) Nhổn - ga Hà Nội, dẫu trong giá rét, không khí lao động vẫn nhộn nhịp, khoảng 40 cán bộ và công nhân vẫn nỗ lực, khẩn trương thi công các hạng mục đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng đề ra.
Cuối năm về với chợ quê

Cuối năm về với chợ quê

(LĐTĐ) Do tập trung công việc đồng áng để kịp thời vụ, người dân ở các vùng quê thường đi sắm Tết rất muộn. Cùng với đó, những người con đi công tác, làm ăn xa nhà, gần ngày Tết trở về sum vầy cũng rất háo hức, mong được đi chợ quê để tìm lại tuổi thơ theo bà, theo mẹ đi chợ. Chính vì vậy càng ngày giáp Tết, chợ quê càng đông vui tấp nập kẻ bán, người mua.
Công nhân môi trường bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết

Công nhân môi trường bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết

(LĐTĐ) Khác với những công việc khác, công nhân môi trường đô thị bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết vì khối lượng công việc phát sinh rất nhiều. Vất vả và khó khăn, song họ vẫn cố gắng khắc phục để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Xem thêm
Phiên bản di động