APEC Việt Nam 2017 - Vun đắp tương lai chung trong một thế giới đang chuyển đổi

Trước thềm Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 từ ngày 6-11.11, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang đã có bài viết quan trọng với nhan đề: "APEC Việt Nam 2017 - Vun đắp tương lai chung trong một thế giới đang chuyển đổi". Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
apec viet nam 2017 vun dap tuong lai chung trong mot the gioi dang chuyen doi Người dân Đà Nẵng dọn vệ sinh, khắc phục hậu quả mưa bão, đón APEC
apec viet nam 2017 vun dap tuong lai chung trong mot the gioi dang chuyen doi APEC: Báo chí Argentina đánh giá những thành tựu của Việt Nam
apec viet nam 2017 vun dap tuong lai chung trong mot the gioi dang chuyen doi Chủ tịch UBND Đà Nẵng gửi thư kêu gọi nhân dân chung tay khắc phục mưa bão để kịp đón APEC
apec viet nam 2017 vun dap tuong lai chung trong mot the gioi dang chuyen doi Đà Nẵng thí điểm ứng dụng Chatbot phục vụ du khách nhân dịp APEC
apec viet nam 2017 vun dap tuong lai chung trong mot the gioi dang chuyen doi Bộ Công an: Đảm bảo tuyệt đối an ninh Tuần lễ Cấp cao APEC 2017
apec viet nam 2017 vun dap tuong lai chung trong mot the gioi dang chuyen doi Việt Nam đã sẵn sàng đón tiếp lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC
apec viet nam 2017 vun dap tuong lai chung trong mot the gioi dang chuyen doi
Chủ tịch Nước Trần Đại Quang. Ảnh: Chinhphu.vn

Cách đây 28 năm, Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được thành lập. Từ đó đến nay, APEC ngày càng vươn lên mạnh mẽ, khẳng định vai trò là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực. Trong một thế giới toàn cầu hóa đầy biến động và một Châu Á - Thái Bình Dương phát triển năng động, APEC đang đứng trước những thời cơ, thuận lợi cũng như phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức mới.

Trên cương vị chủ nhà APEC 2017, Việt Nam có trọng trách cùng các thành viên biến quyết tâm của các nhà lãnh đạo APEC thành những kết quả cụ thể, đưa APEC đến gần hơn với người dân và cộng đồng doanh nghiệp, qua đó hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược về một cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương phát triển bền vững và bao trùm trong thế kỷ 21.

APEC trong thập niên phát triển thứ ba: Thành tựu và dấu ấn

Sự ra đời của APEC năm 1989, đúng vào thời điểm thế giới đang trải qua những biến chuyển sâu sắc, mở ra một trang mới trong lịch sử hợp tác kinh tế của Châu Á - Thái Bình Dương, đưa khu vực từ chỗ bị chia cắt thành một thị trường ngày càng gắn kết, hướng tới mục tiêu chung nâng cao mức sống của người dân và sự phát triển thịnh vượng.

Với tinh thần hợp tác đồng thuận, tự nguyện, cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau, APEC là khuôn khổ hợp tác thiết thực để các nền kinh tế thành viên tăng cường đối thoại, hiểu biết lẫn nhau, góp phần quan trọng duy trì môi trường hòa bình, ổn định và phát triển của Châu Á - Thái Bình Dương. Bởi vậy, các nền kinh tế thành viên, dù phát triển hay đang phát triển, luôn coi khu vực và Diễn đàn này là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược toàn cầu của mình.

Trải qua những thăng trầm của kinh tế thế giới, APEC đã không ngừng chứng tỏ sức sống mạnh mẽ và tính tự cường, cũng như vai trò là động lực then chốt của tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu. Sức sống đó không chỉ bắt nguồn từ lực lượng lao động trẻ dồi dào và nguồn tài nguyên phong phú. Quan trọng hơn, đó là quyết tâm chính trị và nỗ lực tự thân của các thành viên trong thúc đẩy đổi mới và cải cách.

Những thành tựu đó cùng các bước tiến APEC đạt được trong tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư, mà việc thực hiện các Mục tiêu Bô-go là một điển hình, đã góp phần khẳng định vai trò của APEC là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực, đóng góp gần 60% GDP và 50% thương mại toàn cầu.

APEC còn chứng tỏ vai trò tiên phong trong việc khởi xướng ý tưởng và nỗ lực định hướng, điều phối các liên kết kinh tế khu vực. Nhiều liên kết kinh tế quy mô lớn đã bắt nguồn từ APEC và các thành viên APEC. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Khuôn khổ Đối tác toàn diện kinh tế khu vực (RCEP) là những minh chứng sống động.

Các thành viên APEC cũng đang triển khai các kế hoạch chung về kết nối, tạo thuận lợi trong việc đi lại của doanh nhân, tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng… Liên kết kinh tế APEC nhờ đó ngày càng sâu rộng và đóng góp thiết thực hơn vào việc củng cố các giá trị và vai trò của hệ thống thương mại đa phương.

Có thể nói, qua gần ba thập niên hình thành và phát triển, APEC đã từng bước khẳng định vai trò không thể thiếu trong cấu trúc kinh tế toàn cầu, góp phần cùng các cơ chế hợp tác đa phương khác, trong đó có Cộng đồng ASEAN, các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, các sáng kiến kết nối, chuỗi giá trị và cung ứng toàn cầu ở khu vực, kiến tạo hòa bình, phát triển và thịnh vượng của Châu Á - Thái Bình Dương.

APEC trước thời cơ và thách thức của một thế giới đang chuyển đổi

Châu Á - Thái Bình Dương hiện đứng trước những thời cơ to lớn để phát triển và liên kết kinh tế nhờ tiến trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật… Sự tùy thuộc lẫn nhau và gắn kết ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia trong khu vực, cũng như nhu cầu xử lý các thách thức toàn cầu, mở ra những cơ hội mới để các nền kinh tế thành viên tăng cường hợp tác, liên kết.

Tuy nhiên, xu thế chậm lại của tiến trình liên kết kinh tế quốc tế; những rủi ro trung và dài hạn mà kinh tế thế giới đang phải đối mặt dù đà phục hồi ngày càng vững chắc cùng với sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, khoảng cách giàu nghèo, các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống… làm cho môi trường an ninh và phát triển của khu vực bất định và khó dự báo hơn bao giờ hết.

Trong tình hình đó, thách thức đặt ra hiện nay mà Việt Nam và các nền kinh tế thành viên khác đang đối mặt là phải tiếp tục kiên định các mục tiêu, giá trị và cam kết mà APEC theo đuổi. Đó là tiếp tục thúc đẩy tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư; ủng hộ các giá trị của hệ thống thương mại đa phương mở, hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau; nỗ lực hơn nữa vì một Châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và thịnh vượng, trong đó mọi người dân và các thành phần kinh tế đều có cơ hội bình đẳng để đóng góp và thụ hưởng thành quả của tăng trưởng và liên kết kinh tế.

Bên cạnh các thách thức nêu trên là những thời cơ, thuận lợi mới. Trên nền tảng những thành tựu đạt được từ khi thành lập, APEC đang có những điều kiện tốt nhất để có thể đóng góp tích cực hơn vào việc duy trì Châu Á - Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu.

Nhiều thành viên chủ chốt của APEC đã, đang và sẽ tiếp tục là những trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ hàng đầu thế giới trong những thập niên tới.

Hơn 150 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà các thành viên APEC đang tham gia và triển khai, gồm cả nỗ lực hướng tới hình thành Khu vực thương mại tự do Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP), hứa hẹn mở ra những tiềm năng to lớn về thị trường, công nghệ, nguồn lực tài chính cho khu vực.

APEC cũng có thuận lợi để phát huy vai trò trong cục diện quốc tế đa tầng nấc nhờ các nguyên tắc hợp tác linh hoạt, không ràng buộc và thực thi trên cơ sở tự nguyện, giúp các thành viên dễ tìm được tiếng nói và đồng thuận chung, cả trên một số vấn đề còn có khác biệt.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc chuyển hóa được các thách thức và tranh thủ hiệu quả các thời cơ còn phụ thuộc vào quyết tâm và nỗ lực của các thành viên APEC.

APEC Việt Nam 2017: Chung tay vun đắp tương lai APEC

Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế diễn ra trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng - thành phố biển tươi đẹp, hiện đại, năng động và mến khách - có sứ mệnh quan trọng tạo động lực mới cho hợp tác, liên kết và tăng trưởng của APEC.

Đây cũng là dịp để các thành viên APEC làm sâu sắc hơn và nâng tầm quan hệ hợp tác, hướng tới xây dựng một Quan hệ đối tác Châu Á - Thái Bình Dương phát triển bền vững và bao trùm trong thế kỷ 21.

Trên tinh thần xây dựng, hợp tác cùng có lợi và với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, lãnh đạo các nền kinh tế APEC sẽ thảo luận các định hướng cho Diễn đàn trên những vấn đề then chốt sau:

Thứ nhất, khơi dậy động lực mới cho tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm của các nền kinh tế APEC. Các động lực đó cần gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trang bị cho người lao động những kỹ năng làm việc trong môi trường số; đẩy mạnh cải cách cơ cấu; khai phá tiềm năng sáng tạo, khởi nghiệp và năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Các thành viên cũng cần hướng tới xây dựng một cộng đồng APEC tự cường và bao trùm, phát triển đô thị - nông thôn bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, nước và năng lượng, giảm thiểu rủi ro thiên tai, tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ và tạo thuận lợi hơn cho các nhóm người dễ bị tổn thương. Những nỗ lực này sẽ góp phần đưa chất lượng tăng trưởng của APEC lên một tầm cao mới.

Thứ hai, đẩy mạnh tự do hóa thương mại, đầu tư và tăng cường kết nối khu vực. Đẩy nhanh hoàn tất các Mục tiêu Bô-go vào năm 2020, tăng cường liên kết, kết nối khu vực sâu rộng và hướng tới hình thành FTAAP để gắn kết chặt chẽ hơn các nền kinh tế và doanh nghiệp APEC với dòng chảy thương mại và đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương. APEC cũng cần tiếp tục thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương mở, minh bạch, không phân biệt đối xử và mang tính bao trùm.

Thực tiễn thương mại thế giới cũng đòi hỏi các thành viên tăng cường hợp tác trên các vấn đề chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, thương mại điện tử…, tiếp tục nâng cao năng lực và hài hòa chính sách. Đây là những tiền đề quan trọng để Diễn đàn tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu liên kết kinh tế trong cục diện quốc tế đa tầng nấc.

Thứ ba, đóng góp vào việc củng cố vai trò lãnh đạo của APEC trong quản trị kinh tế toàn cầu và ứng phó với các thách thức chung. Nâng cao khả năng thích ứng trước những biến động của thời cuộc, đi đầu cải cách, đổi mới, sáng tạo và nâng cao hiệu quả hợp tác để mang lại lợi ích thiết thực hơn cho người dân và các doanh nghiệp trong khu vực.

APEC cũng cần góp phần tích cực triển khai các cam kết toàn cầu, đặc biệt là các Mục tiêu đến năm 2030 của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững và Thỏa thuận Parí về biến đổi khí hậu.

Thứ tư, để chuẩn bị cho APEC bước vào thập niên phát triển thứ tư, chúng ta cũng cần thảo luận các bước đi để xây dựng Tầm nhìn chiến lược cho Diễn đàn sau năm 2020. Tầm nhìn đó cần gắn với việc đưa APEC đi đầu trong việc thúc đẩy liên kết, kết nối, tăng trưởng chất lượng, bền vững và bao trùm; đẩy mạnh cải cách cơ cấu, kinh tế số, kinh tế mạng, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hẹp khoảng cách phát triển… Đây chính là những nhu cầu phát triển nội tại của các nền kinh tế thành viên và xu thế chung của hợp tác quốc tế trong thế kỷ 21.

Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sự gắn bó giữa Việt Nam với APEC, trong suốt gần 20 năm qua, Việt Nam đã luôn nỗ lực đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào các quan tâm chung của Diễn đàn. Bước vào giai đoạn đổi mới đồng bộ và toàn diện, với việc đăng cai tổ chức Năm APEC 2017, Việt Nam mong muốn tiếp tục khẳng định chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, là bạn và đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế, phấn đấu cùng các nền kinh tế thành viên vun đắp cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, gắn kết và thịnh vượng.

GS. TS. Trần Đại Quang

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam

Chủ tịch Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25

Theo B.Q.T/Lao động

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Xử phạt gần 2.000 "ma men" trong 4 ngày nghỉ lễ

TP.HCM: Xử phạt gần 2.000 "ma men" trong 4 ngày nghỉ lễ

(LĐTĐ) Trong 4 ngày nghỉ lễ (27 - 30/4), lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lập biên bản 5.876 trường hợp vi phạm giao thông, trong đó, có 1.926 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Tiếp tục khẳng định sứ mệnh, vai trò của giai cấp công nhân

Tiếp tục khẳng định sứ mệnh, vai trò của giai cấp công nhân

(LĐTĐ) Hôm nay (1/5) - kỷ niệm 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024). Đây được coi là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, là dịp để tôn vinh, biểu dương tinh thần đoàn kết của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chung vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Các điểm vui chơi tại TP.HCM đón gần 1 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4

Các điểm vui chơi tại TP.HCM đón gần 1 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, lượng khách du lịch đến với Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tăng nhẹ, khi mà các doanh nghiệp dịch vụ tại TP.HCM đã tung hàng loạt khuyến mãi để hút du khách trong dịp này.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ tổ chức Lễ báo công dâng Bác

LĐLĐ huyện Chương Mỹ tổ chức Lễ báo công dâng Bác

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Khu Di tích K9 Đá Chông (huyện Ba Vì), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ trang trọng tổ chức Lễ báo công dâng Bác.
Hà Nội ghi nhận thêm 16 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 16 ca mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố ghi nhận thêm 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 170 trường hợp mắc tay chân miệng.
Du lịch Thủ đô tăng sức hút với du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch Thủ đô tăng sức hút với du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, ngành Du lịch Thủ đô đã gia tăng sức hút với du khách khi triển khai nhiều hoạt động, chương trình quảng bá, xúc tiến và kích cầu du lịch hấp dẫn.
Vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ ở Đồng Nai: Điều tra nguyên nhân, xử lý cá  nhân, tổ chức liên quan

Vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ ở Đồng Nai: Điều tra nguyên nhân, xử lý cá nhân, tổ chức liên quan

(LĐTĐ) Ông Võ Tấn Đức, quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc, nhanh chóng điều tra làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có liên quan theo quy định pháp luật.

Tin khác

Tiếp tục khẳng định sứ mệnh, vai trò của giai cấp công nhân

Tiếp tục khẳng định sứ mệnh, vai trò của giai cấp công nhân

(LĐTĐ) Hôm nay (1/5) - kỷ niệm 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024). Đây được coi là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, là dịp để tôn vinh, biểu dương tinh thần đoàn kết của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chung vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
30/4 trên quê hương đất thép Củ Chi

30/4 trên quê hương đất thép Củ Chi

(LĐTĐ) Những ngày Tháng Tư lịch sử, dưới sắc cờ rực đỏ, trong niềm vui lớn lao mừng Ngày đất nước thống nhất, phóng viên Báo Lao động Thủ đô về lại “Đất thép thành đồng” Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), chứng kiến biết bao sự đổi thay, phát triển nơi đây.
Hoài niệm về “ngày non sông thống nhất”

Hoài niệm về “ngày non sông thống nhất”

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, những ngày tháng 4 của 49 năm về trước rực rỡ cờ hoa. Người dân Thủ đô vốn hân hoan náo nhiệt chào mừng thành công của kỳ bầu cử Quốc hội khóa V và Hội đồng nhân dân các cấp, lại càng thêm náo nức khi tin thắng trận liên tiếp báo về, để rồi vỡ òa trong cảm xúc vào trưa ngày 30/4/1975 “ngày non sông thống nhất”.
Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng

Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng

(LĐTĐ) Đại thắng mùa Xuân 1975 và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ luôn khắc sâu trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng với niềm tự hào thiêng liêng. Tinh thần của những chiến thắng đó đã và đang cổ vũ, thôi thúc cả hệ thống chính trị, nhân dân Thủ đô quyết thắng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, để Hà Nội vươn vai phù đổng, xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Hà Nội sẽ gặp mặt, tri ân các chiến sĩ, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Hà Nội sẽ gặp mặt, tri ân các chiến sĩ, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, ngày 4/5, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn Thành phố.
Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 – 1/5/2024), 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 26 năm ngày mất của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (27/4/1998 - 27/4/2024), hôm nay (26/4), đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà lưu niệm Bác Hồ; dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Xem thêm
Phiên bản di động