Áo dài kể câu chuyện về 21 Di sản văn hóa
Tôn vinh vẻ đẹp áo dài Việt | |
Đừng gọi áo dài cách tân là trang phục truyền thống |
Chương trình do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm tôn vinh giá trị, vẻ đẹp của áo dài Việt Nam trong gia đình và xã hội khơi dậy, phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam. Hơn nữa, sự kiện này còn là lời chào mừng tới sự thành công của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 mà Việt Nam vai trò Chủ tịch ASEAN 2020. Trong đó có phiên họp đặc biệt của các nhà lãnh đạo ASEAN về tăng tiềm năng cho phụ nữ trong kỷ nguyên số.
NTK Ngọc Hân (bên trái) |
Chương trình trình diễn "Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam" được dàn dựng xoay quanh câu chuyện về 21 di sản văn hóa Việt Nam đã được UNESCO công nhận. Với các đường nét, họa tiết, màu sắc sinh động và ấn tượng, các di sản nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc, Danh thắng Tràng An, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Cao nguyên đá Đồng Văn, Hoàng thành Thăng Long, Ca Trù, Tín ngưỡng Thờ Mẫu, Hát Xoan, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Thành nhà Hồ, Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh, Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An, Bài Chòi, Thánh địa Mỹ Sơn, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Đờn ca tài tử Nam Bộ…được tái hiện sống động và đầy sáng tạo trên các bộ sưu tập của 21 nhà thiết kế đến từ mọi miền tổ quốc.
Trên nền của tà áo dài, di sản văn hóa Việt Nam như mang một sức sống mới, truyền cảm hứng, giá trị nhân văn về tình yêu và lòng tự hào đối với đất nước, con người và áo dài Việt Nam. Các mẫu áo dài được giới thiệu tại khu vực giếng Thiên Quang, di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám mang nhiều ý nghĩa sâu sắc: Thiên Quang nghĩa là ánh sáng bầu trời, có ý muốn nói con người thu nhận được tinh túy của vũ trụ, soi sáng tri thức, nâng cao phẩm chất, tô đẹp nền nhân văn. Giếng hình vuông tượng trưng cho đất, cửa tròn gác Khuê Văn tượng trưng cho trời. Tinh hoa của cả trời cả đất đều được tập trung ở trung tâm văn hóa giáo dục thiêng liêng giữa Thủ đô Hà Nội.
Bằng những ý tưởng độc đáo, của các nhà thiết kế tài năng và đặc biệt của nữ thiết kế, tổng đạo diễn đêm trình diễn Minh Hạnh – người đã dành trọn thời gian xuân sắc nhất của mình để nâng tầm giá trị của áo dài Việt ra thế giới - bằng tình yêu, đam mê và khát vọng cống hiến, chị đã đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong hành trình vận động để khẳng định vị thế của áo dài trong đời sống xã hội.
Nhà thiết kế Minh Hạnh chia sẻ tại sự kiện: Những đóng góp của các nhà thiết kế cho chiến dịch áo dài ngày hôm nay chính là định danh, định vị cho áo dài bằng cơ sở khoa học chứ không phải bằng cảm tính, bằng tình yêu nồng nhiệt vốn có của chúng ta mà quên mất danh vị của áo dài. Những giá trị văn hóa từ di sản đã được thế giới công nhận và ngưỡng mộ sẽ là một thẻ thông hành, để áo dài được xác định nguồn gốc dù đi đến đâu và xuất hiện bất kỳ ở vị trí trên trái đất này. Chúng tôi đang viết tiếp những trang sử về con đường tơ lụa Việt Nam thông qua chiếc áo dài.
Trình diễn áo dài tại Văn Miếu Quốc Tử Giám |
Minh Hạnh cũng cho biết thêm, "Với tôi, Văn Miếu - Quốc Tử Giám mang vẻ đẹp cổ kính và quan trọng đó chính là trường đại học đầu tiên của Việt Nam nên tổ chức trình diễn áo dài tại nơi gắn với lịch sử của Hà Nội sẽ góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống dân tộc".
Chia sẻ về bộ sưu tập áo dài di sản “Bài chòi” được trình diễn tại sự kiện, nhà thiết kế Cao Minh Tiến cho biết: "Tôi muốn mang đến một cái nhìn mới cho áo dài của những người trẻ sống trong thời đại 4.0. Bài chòi là một di sản độc đáo và có thể hiện ra qua chiếc áo dài với phong cách trẻ trung phóng khoáng".Với thiết kế độc đáo về Hoàng Thành Thăng Long, nhà thiết kế Nhi Hoàng chia sẻ: Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội và tự hào về di sản Hoàng Thành, tôi muốn diễn đạt vẻ đẹp của di sản này qua lăng kính của một công dân trẻ của Thủ đô”.
Phát biểu khai mạc đêm trình diễn, bà Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết: "Sự kiện này là một trong chuỗi các hoạt động liên quan đến Áo dài đã và sẽ diễn ra sôi nổi khắp các tỉnh/thành trên phạm vi cả nước. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam muốn được góp một phần công sức để các giá trị của Áo dài sẽ được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và xa hơn nữa là di sản văn hóa thế giới. Trong tiến trình đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam mong muốn nhận được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các ngành, các địa phương, các nhà thiết kế và sự hưởng ứng của người dân để Áo dài ngày càng khẳng định được vị thế của mình không chỉ trong lòng người dân Việt mà còn cả trong nền văn minh nhân loại". |
Cùng với những màn trình diễn của 60 người mẫu chuyên nghiệp, 100 học viên của Học viện Phụ nữ, 50 trẻ em, người nước ngoài sống tại Hà Nội là phu nhân các đại sứ, các biên tập viên truyền hình và các Nghệ sĩ Nhân dân là khúc ca truyền thống của các di sản. Văn Miếu-Quốc Tử Giám cũng trở nên lung linh bởi 400 chiếc đèn lồng màu trắng và sen hồng hòa sắc màu cùng những chiếc áo dài.
Có thể nói, đây là cuộc ra quân về áo dài lớn nhất từ trước đến nay, với ý tưởng gắn các di sản vào chiếc áo dài sẽ tạo ra một diện mạo mới sinh động hơn. Với mục đích xác định áo dài là Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam, định vị áo dài bằng tính pháp lý thông qua những sáng tạo của các nhà thiết kế tâm huyết với áo dài, những giá trị văn hóa từ di sản đã được thế giới công nhận và ngưỡng mộ sẽ như một tấm thẻ thông hành, để áo dài được xác định nguồn gốc, dù đi đến đâu và xuất hiện bất kỳ ở vị trí nào trên trái đất này, áo dài của Việt Nam sẽ không bị nhầm lẫn với bất kỳ một trang phục nào khác trên thế giới.
Thông qua những sáng tạo nghệ thuật đầy tâm huyết của các nhà thiết kế, chương trình góp phần định danh, định vị áo dài là Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam, đúng với tình cảm thiêng liêng của người dân Việt dành cho chiếc áo dài, đúng với vẻ đẹp và sự tự hào vốn có của một chiếc áo đại diện hình ảnh của dân tộc.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51