Thương lắm… áo dài ơi
Người giữ nét đẹp áo dài giữa lòng phố cổ Áo dài khoe sắc trong Ngày hội non sông |
Không ai rõ áo dài có nguồn gốc chính xác từ bao giờ, chỉ biết để có được hình dáng như ngày nay, áo dài đã trải qua cả một chiều dài lịch sử với biết bao biến đổi, thăng trầm. Chiếc áo dài xưa nhất bắt nguồn từ áo Giao lãnh, có hình dáng tương tự như áo tứ thân. Nhưng với kết cấu rườm rà, không tiện lợi cho công việc đồng áng, buôn bán nên áo Giao lãnh đã nhanh chóng bị biến đổi.
Ảnh minh họa: Nữ sinh mùa tựu trường |
Cụ thể, vào thế kỷ XVII, để thuận tiện hơn trong công việc làm đồng và buôn bán, chiếc áo Giao lãnh được thiết kế gọn lại thành kiểu áo tứ thân, trong đó vạt trước được xẻ rời thành 2 vạt, người mặc có thể buộc 2 vạt này lại với nhau ở phía trước bụng. Sau đó, vào thế kỉ thứ XIX, áo ngũ thân ra đời, được may theo phom rộng, có cổ và rất thịnh hành đến đầu thế kỷ XX. Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, áo dài Lemur được ra đời bởi họa sĩ Cát Tường. Áo được may ôm sát cơ thể, chỉ có hai vạt trước và sau, vạt trước dài chấm đất. Nhằm tạo điểm nhấn, chiếc áo dài Lemur được Âu hóa với phần áo có thắt eo, dáng tay phồng, cổ áo khoét hình trái tim, nhưng không tồn tại được lâu. Đến thời áo dài Lê Phổ, dưới bàn tay khéo léo của nhà thiết kế cùng tên, ông đã bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo Lemur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn.
Đến những năm 1960, áo dài Raglan (còn gọi là áo dài giắc lăng) ra đời do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra. Điểm khác biệt lớn nhất của áo dài Raglan là áo ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt hơn. Hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông. Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này.
Không cầu kì như trang phục truyền thống Hanbok của Hàn Quốc, Kimono Nhật Bản hay Sari của Ấn Độ,… áo dài truyền thống Việt Nam ngày nay đơn giản nhưng vẫn tinh tế, làm toát lên vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng của người phụ nữ Việt.
Và nhắc đến áo dài, không thể không nhắc tới nón lá, đây cũng là một trong những hình tượng quen thuộc gắn liền với đời sống của mỗi người Việt xưa. Hình ảnh người phụ nữ Việt dịu dàng, thanh thoát trong chiếc áo dài cùng chiếc nón lá bài thơ, tay cầm một bó hoa sen, nghiêng nghiêng e ấp như cố giấu đi một ánh mắt, một nụ cười là hình ảnh đẹp và gợi cảm nhất của người phụ nữ Việt được nhiều người ngợi ca, đi vào nhiều tác phẩm văn học. Bài thơ nổi tiếng về chiếc áo dài có thể kể là Áo lụa Hà Đông của Nguyên Sa: “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát/ Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Và tà áo dài trong ký ức được hiện lên đầy hoài niệm qua những câu thơ của Bùi Giáng: “Biển dâu sực tỉnh giang hà/ Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh”.
Không chỉ xuất hiện trong văn học, tà áo dài còn là niềm cảm hứng trong nghệ thuật âm nhạc và hội họa. Đó là Một thoáng quê hương của Từ Huy với: “Dù ở đâu, Paris, Luân Đôn hay ở những miền xa/ Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó... em ơi..” hay hình ảnh áo dài nhẹ nhàng trong Hạ trắng của Trịnh Công Sơn: “Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay”… Trong hội họa, không thể không nhắc đến bức tranh nổi tiếng Thiếu nữ bên hoa huệ của họa sĩ Tô Ngọc Vân sáng tác năm 1943. Đây là một trong những tác phẩm hội họa hiện đại Việt Nam đầu tiên và nổi tiếng bậc nhất, miêu tả một cô gái mặc áo dài tân thời ngồi bên một bình hoa huệ tây. Áo dài là đồng phục nữ sinh trường trung học phổ thông, là cảm hứng cho hội họa.
Hình ảnh tà áo dài và chiếc nón lá trải qua rất nhiều biến cố và đổi thay để có được diện mạo đẹp nhất như ngày hôm nay. Tuy không còn được bắt gặp thường xuyên như trước đây, nhưng tính biểu tượng của chúng lại ngày càng được nâng cao, theo chân nhiều người Việt đến mọi miền Tổ quốc, xuất hiện trong nhiều cuộc thi sắc đẹp và nhiều chương trình truyền hình. Trong các cuộc thi nhan sắc tầm cỡ thế giới như Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Trái đất, những người đẹp đại diện Việt Nam luôn đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng cho phần thi trang phục dân tộc, và đã không ít lần tà áo dài đồng hành cùng chiến thắng với chủ nhân. Hay tại mỗi kỳ Festival Huế, Lễ hội Áo dài luôn là một trong những hoạt động được chờ đợi nhất, bởi nó góp phần phát huy giá trị văn hóa, truyền thống, tôn vinh trang phục áo dài Việt Nam.
Chiếc áo dài đã len lỏi vào từng ngóc ngách trong đời sống văn hóa của người Việt, xuất hiện không chỉ ở trong các dịp lễ, Tết, cưới xin, mà còn được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Áo dài không chỉ là niềm kiêu hãnh của dân tộc, mà còn là điểm nhấn mỗi khi du khách nước ngoài nhắc đến Việt Nam./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40