Tôn vinh vẻ đẹp áo dài Việt

(LĐTĐ) Những ngày qua, không khó để bắt gặp những tà áo dài hiện diện trong các cơ quan, công sở và phố phường của Hà Nội. Các cấp hội Phụ nữ Thủ đô đã tích cực hưởng ứng chương trình “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát động.
ton vinh ve dep ao dai viet Nữ CNVCLĐ huyện Ứng Hòa tích cực hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài Việt Nam”
ton vinh ve dep ao dai viet Khi áo dài bị lạm dụng bởi hai từ “di sản”!

Phụ nữ Thủ đô hưởng ứng mặc áo dài

Hoạt động này nhằm tôn vinh các nét đẹp, giá trị của áo dài trong đời sống xã hội, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam trong mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ và người dân, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của trang phục dân tộc Việt Nam.

ton vinh ve dep ao dai viet
Các chị em hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đông Anh thướt tha trong tà áo dài.

Mặc dù bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, song nhiều cơ quan công sở và các cấp Hội vẫn có nhiều hình thức tôn vinh áo dài sinh động và phong phú như tổ chức thi ảnh đẹp áo dài, thi ảnh áo dài với di sản quê hương, vận động ủng hộ áo dài cho hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các cuộc tọa đàm, nói chuyện chuyên đề truyền cảm hứng về áo dài…

Trên các trang mạng xã hội Facebook, cộng đồng mạng cũng rầm rộ hưởng ứng tuần lễ áo dài. Một nhóm trên Facebook với tên gọi “Tự hào áo dài Việt Nam” đã được thiết lập từ giữa tháng 2/2020. Sau hơn 1 tháng thiết lập, đến nay nhóm đã có gần 8.000 thành viên với hàng nghìn bài viết. Hàng nghìn bức ảnh áo dài duyên dáng của các anh chị em nhiếp ảnh, nhà thiết kế, người mẫu, thợ may, cô giáo, doanh nhân, thương nhân và người yêu áo dài thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đã được đăng lên nhóm với một tình yêu và niềm tự hào về tà áo dài của quê hương Việt Nam yêu dấu.

Cũng nhân dịp này, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đông Anh đã tổ chức nhiều hoạt động bên lề hưởng ứng chương trình "Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam"như: phát động Cuộc thi Duyên dáng áo dài Việt Nam, phát động chị em hội viên phụ nữ mặc áo dài khi đi hội họp, dự lễ kỷ niệm, các nữ cán bộ, công chức viên chức thực hiện mặc áo dài các ngày trong tuần... Đây là hoạt động nhằm tôn vinh các nét đẹp, giá trị của áo dài trong đời sống xã hội, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam trong mỗi người dân. Đặc biệt, sự hưởng ứng tích cực của Hội Phụ nữ 24 xã, thị trấn trong Tuần lễ Áo dài Việt Nam bằng việc xã hội hóa để trao tặng 510 áo dài với tổng trị giá 255 triệu đồng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn và cán bộ Hội cơ sở đã góp phần thực hiện vượt chỉ tiêu phần việc so với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện dự kiến là 400 áo dài.

Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đông Anh cho biết: Mặc áo dài để khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy di sản văn hóa Việt Nam và cũng là góp phần bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của trang phục dân tộc Việt Nam. Đón nhận phần quà đầy tình cảm, sự quan tâm, sẻ chia của các cấp Hội, nhiều hội viên phụ nữ khó khăn đã nghẹn ngào nói với chúng tôi: "Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ được mặc áo dài đẹp như thế này!", " Cảm ơn tổ chức Hội, tôi sẽ để dành bộ áo dài này mặc trong ngày cưới con gái sắp tới"... Những hình ảnh, lời nói xúc động đã tiếp thêm động lực cho đội ngũ cán bộ Hội từ huyện tới cơ sở quyết tâm thực hiện được nhiều việc làm có ý nghĩa thiết thực cho hội viên phụ nữ tại địa phương.

Tương tự tại huyện Ứng Hoà, ngay đầu tháng 3, Liên đoàn Lao động huyện đã phát động đến 100% công đoàn cơ sở hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài Việt Nam”. Theo đó, các công đoàn cơ sở đã vận động nữ công nhân, viên chức, lao động mặc áo dài trong ngày làm việc phù hợp với điều kiện và đặc thù nghề nghiệp, đảm bảo thuận lợi, an toàn lao động; góp phần quảng bá và tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Ngay sau khi phát động, số đông nữ công nhân, viên chức, lao động khối hành chính sự nghiệp huyện, xã, thị trấn, trường học và bộ phận gián tiếp khối doanh nghiệp đã mặc áo dài trong ngày làm việc và tập trung đồng loạt vào ngày 6/3.

Đông đảo chị em cũng đã lựa chọn áo dài trong các buổi dạ tiệc, giao lưu gặp mặt, nhằm lan tỏa vẻ đẹp của áo dài Việt nơi công sở và nơi cư trú.Mang trên mình chiếc áo dài truyền thống đã giúp chị em luôn tự tin, mạnh mẽ, nhưng cũng rất mềm mại, duyên dáng. Đặc biệt, áo dài còn là niềm kiêu hãnh, là bộ quốc phục mang đậm nét văn hóa dân tộc Việt Nam mà mỗi chúng ta đều có trách nhiệm trân trọng, gìn giữ và phát triển.

Biểu trưng của vẻ đẹp Việt Nam

Có thể khẳng định rằng trong quá trình phát triển của lịch sử, áo dài chính là biểu trưng của một vẻ đẹp Việt. Người Việt Nam chúng ta thường tự hào với bạn bè quốc tế về chiếc áo dài mang trong đó giá trị thẩm mỹ, thể hiện bản sắc văn hoá theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Cái độc đáo của áo dài Việt Nam là tuy kín mà hở. Áo dài của phụ nữ Việt Nam mặc với quần dài, tưởng kín đáo nhưng lại gợi cảm vô cùng. Tà áo xẻ quá eo, để lộ một chút thân thể ngà ngọc của quý cô, quý bà, nhưng đủ làm bao đấng mày râu xao xuyến. Có lẽ vì thế mà người Pháp đã dùng chữ “demi-sexy” khi nói về áo dài của phụ nữ Việt Nam. Thử hỏi có dân tộc nào có được bộ nữ phục độc đáo và lạ lùng đến thế: Vừa nghiêm trang, vừa gợi cảm vô cùng.

Cùng với sự phát triển của đất nước, áo dài Việt Nam cũng có nhiều nét cách tân và đổi mới. Nhưng nó vẫn bảo lưu nhiều đặc trưng cơ bản nhất, những đặc điểm mà chỉ thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, đã thấy tâm hồn quê hương ở đó. Áo dài thân thuộc với mỗi người Việt Nam chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, trong mỗi trang thơ, trang văn, trong âm nhạc, trong hội hoạ, trong điêu khắc… Nhà văn Băng Sơn đã viết "Bài thơ áo dài" trong cuốn tuỳ bút "Trên những nẻo đường Hà Nội": "Đã có không ít người nước ngoài ngạc nhiên đến sững sờ trước vẻ đẹp kỳ diệu của tấm áo dài Việt Nam, mặc dù ở nước họ, người phụ nữ cũng có những bộ áo váy dân tộc thêu rua với nhiều vẻ đẹp. Một nét duyên dáng như mây thu mơ hồ hay cái đẹp lộng lẫy của ngày hè chói chang hoa phượng có gió lộng xào xạc ngọn đề. Khó mà nói được niềm bay nhè nhẹ của tà áo tím bên hồ hay vẻ lâng lâng của màu áo trắng như tung đùa trong sắc xanh cây lá…".

Thời gian gần đây, trong xu hướng tìm về những giá trị truyền thống của dân tộc, nét duyên áo dài tiếp tục được tôn vinh và lan tỏa mạnh mẽ. Trong nhịp sống hiện đại và hội nhập, chiếc áo dài tiếp tục được "thời trang hóa"để đẹp hơn, gần gũi hơn, ngày càng đa dạng về kiểu dáng và phong phú về chất liệu. Phong trào mặc áo dài cả truyền thống và cách tân trở nên sôi nổi, nhất là ở các thành phố lớn. Không chỉ vào những dịp đặc biệt như Trung thu, lễ, Tết, mà đông đảo nữ giới còn lựa chọn áo dài để xuống phố ngày thường hay đến công sở, trường học, đi du lịch. Các thương hiệu áo dài liên tục ra đời hoặc được làm mới với những phong cách đặc trưng như: Áo tà ngắn, áo nhiều tà, áo thêu tay, hoặc áo kết hợp với trang sức, thổ cẩm…

Đặc biệt là áo dài cách tân được giới trẻ rất yêu thích bởi tính tiện dụng, dễ dàng kết hợp với quần suông, váy xòe… Họa tiết trên áo cũng được chú trọng tính dân tộc, với những hình ảnh như hoa sen, tranh dân gian, phố cổ Hà Nội, danh lam thắng cảnh mọi miền đất nước.Theo dòng chảy của lịch sử, phong cách thời trang có thể biến đổi từng ngày, từng giờ để phù hợp với từng giai đoạn của xã hội. Thế nhưng, dẫu thay đổi thế nào đi chăng nữa, áo dài vẫn luôn là biểu tượng của vẻ đẹp, văn hóa và là niềm tự hào của hàng triệu người con đất Việt.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Hà Nội: Công bố điểm du lịch cộng đồng bản Miền

Hà Nội: Công bố điểm du lịch cộng đồng bản Miền

(LĐTĐ) Đến với điểm đến du lịch cộng đồng bản Miền (thuộc huyện Ba Vì), du khách không chỉ được tham quan một điểm đến mới, mà còn được tham gia trải nghiệm hành trình chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên và các hoạt động tìm hiểu văn hóa của người Dao.
Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

(LĐTĐ) Trong năm 2023, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Tây Hồ đã quán triệt công tác chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc cơ bản “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.
Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, quận Đống Đa tổ chức gắn biển công trình xây dựng Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trường Tộ (phường Ô Chợ Dừa), chào mừng “Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị tọa đàm “Kinh nghiệm, giải pháp trong công tác vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy (PCCC), đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm”.
Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Mới đây, Đội thanh tra Giao thông vận tải và các ngành chức năng huyện, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thường Tín đã tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý và giải tỏa các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm vừa thông báo sẽ kéo dài các hoạt động giải trí ở không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Thời gian là 6 ngày, từ ngày 26/4 đến hết ngày 1/5.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Xem thêm
Phiên bản di động