Ăn bánh mỳ tiếp dân vẫn chỉ là phần ngọn

LĐTĐ -Mới đây, tại buổi làm việc với các cơ quan liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: Cơ quan nhà nước nào làm chậm, phải kỷ luật, phải đền bù nếu làm mất thời gian và chi phí thiệt hại cho người dân. Như vậy, việc tiếp công dân thời gian tới sẽ có một số thay đổi lớn.

Từ ý kiến của Phó thủ tướng lại nhớ đến chuyện Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh và Bộ trưởng- Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên trong ngày đầu tiếp dân đã phải ăn bánh mỳ để tranh thủ tối đa thời gian làm việc. Câu chuyện Bộ trưởng, Tổng thanh tra… phải ăn bánh mỳ để có thời gian tiếp dân có lẽ chỉ là phần ngọn, còn cái phần gốc ấy chính là câu hỏi vì sao người dân ở nhiều địa phương phải lặn lội lên cấp trung ương để kêu oan? Bộ máy tiếp dân tại các địa phương làm việc ra sao mà tỷ lệ đơn thư khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp ngày một nhiều?.

Lại nói về chuyện tiếp công dân. Điều 9, Luật tiếp công dân có quy định 8 hành vi bị cấm trong việc tiếp công dân như nghiêm cấm việc thiếu trách nhiệm trong tiếp công dân, phân biệt đối xử trong việc tiếp công dân. Luật đã rõ nhưng không phải lúc nào cũng được các “công bộc” của dân thực hiện. Tình trạng “ngâm” đơn, chậm giải quyết khiếu nại trước những phản ánh của công dân phải nói là phổ biến ở địa phương nào cũng có. Ngay như ông Huỳnh Phong Tranh cũng phải thừa nhận một thực tế là có vụ việc Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nhưng chưa thực hiện kịp thời.

Xin thưa với Tổng thanh tra rằng tình trạng chậm hoặc cố tình không thực hiện chỉ đạo của Chính phủ không phải hiếm, ngay như quận Hoàn Kiếm của Hà Nội, có vụ việc tại 11A Tông Đản, phường Tràng Tiền cả UBND thành phố rồi Văn phòng Chính phủ có chỉ đạo giải quyết thì tới hai năm sau sự việc vẫn giẫm chân tại chỗ, buộc người dân bức xúc gửi đơn tới các cơ quan chức năng khác. Ngay Thanh tra Chính phủ ban hành nhiều kết luận thanh tra nhưng việc giám sát cũng như thực hiện các kết luận ở không ít địa phương hết sức chậm chạp.

Nói tới việc tiếp và trả lời công dân mới thấy cái sự vòng vo né tránh của việc chuyển đơn. Câu chuyện diễn ra tại một tỉnh nọ mà chúng tôi không tiện nêu tên. Chuyện rằng, một người dân phát hiện và tố cáo một lãnh đạo huyện bao che cho sai phạm, ra quyết định không đúng khi cho một cá nhân vào chiếm đất nhà nước. Đương nhiên, theo Luật Khiếu nại tố cáo thì khi người dân có quyền tố cáo vị lãnh đạo đứng đầu huyện kia tới lãnh đạo UBND tỉnh. Nhưng lạ một nỗi, công dân chống tiêu cực gương mẫu của ta chỉ toàn nhận được phiếu chuyển đơn từ tỉnh thông báo việc nhận được đơn và yêu cầu UBND huyện giải quyết. Lạ thật, tự lãnh đạo huyện làm sai rồi được phép tự xử lý mình thì đâu còn là công lý.

Câu chuyện người dân phải theo đuổi 16 năm một vụ kiện mà Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nêu ra không những phản ánh nỗi đau của người dân mà qua đó cho thấy sự trì trệ của không ít cán bộ, cơ quan có trách nhiệm giải quyết đơn thư. Nếu làm cuộc khảo sát ở các cơ quan tiếp dân, các cơ quan công an, báo chí…mới thấy những vụ việc mà người dân theo đuổi từ 10 đến hơn 20 năm không phải là hiếm.             

Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, Bắc Giang bị tù oan sai suốt một thời gian dài là một điển hình. Trong suốt thời gian ông Chấn ngồi tù đã có rất nhiều lá đơn được ông và gia đình gửi tới các cơ quan chức năng kêu cứu. Nhưng rất ít cơ quan hồi âm lại, vì người ta tin tưởng rằng cả một hệ thống pháp luật khép kín, cao nhất là Tòa án nhân dân tối cao định tội thì chẳng bao giờ có chuyện sai. Chính bởi sự ỷ lại, lười suy nghĩ và thái độ vô cảm của những người đại diện cho luật pháp đã biến một công dân lương thiện thành kẻ mang án tù. Nếu cơ quan chức năng làm tốt việc tiếp nhận và xử lý đơn của ông Chấn và người thân, chưa chắc người dân này đã phải đắm mình trong bản án oan gặm nhấm tuổi đời tới 10 năm.

Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Tố tụng hình sự, dân sự… chúng ta đã có nhưng phải nói thật rằng, chỉ khi nào có cán bộ gây ra sai phạm bị xử lý thích đáng thì khi đó mới có tấm gương để mà soi vào, để mà có trách nhiệm hơn trong công việc. Nếu không làm nghiêm từ chính khâu quản lý giám sát, xử lý cán bộ thì việc lãnh đạo Bộ ăn bánh mỳ tiếp dân mãi vẫn chỉ là phần ngọn.

Lương Dân



 

Nên xem

Xây dựng cơ chế vượt trội để văn hóa Thủ đô dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước

Xây dựng cơ chế vượt trội để văn hóa Thủ đô dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 28/5 về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Bùi Hoài Sơn đánh giá rất cao nỗ lực của Ban soạn thảo, đặc biệt là những điều, khoản liên quan đến văn hóa để văn hóa Thủ đô thực sự tỏa sáng, dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước.
Nông dân Khánh Hoà dầm mình dưới bùn thu hoạch sen

Nông dân Khánh Hoà dầm mình dưới bùn thu hoạch sen

(LĐTĐ) Đầu tháng 5 cũng là dịp vào vụ thu hoạch gương sen. Trên những cánh đầm sen tại xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa, khi trời còn tờ mờ sáng, người dân nơi đây đã chuẩn bị đồ nghề gồm ủng, giỏ, túi... dầm mình dưới đầm sen.
Hơn 17.400 người quan tâm đến trang Zalo "Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội"

Hơn 17.400 người quan tâm đến trang Zalo "Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội"

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 15/4 đến nay, trang Zalo "Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội" đã tiếp nhận 553 tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. Qua công tác kiểm tra, xác minh các đơn vị chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt đối với 287 trường hợp vi phạm, phạt thành tiền 234,55 triệu đồng.
Đoàn viên huyện Thanh Trì đón nhận hỗ trợ kinh phí xây dựng Mái ấm Công đoàn

Đoàn viên huyện Thanh Trì đón nhận hỗ trợ kinh phí xây dựng Mái ấm Công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 28/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức trao kinh phí hỗ trợ xây dựng “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Kim Thị Thanh Thùy, huyện Thanh Trì.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang thăm, tặng quà công nhân môi trường Thủ đô

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang thăm, tặng quà công nhân môi trường Thủ đô

(LĐTĐ) Nhân dịp Tháng Công nhân và Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2024, chiều 28/5, ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã đến thăm, động viên, tặng quà đoàn viên, người lao động Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội. Cùng đi có ông Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Báo chí Hà Nội phản ánh kịp thời, toàn diện các vấn đề thời sự, chính trị

Báo chí Hà Nội phản ánh kịp thời, toàn diện các vấn đề thời sự, chính trị

(LĐTĐ) Chiều 28/5, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Thành phố tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí Thành phố tháng 6/2024.
Công nhân hai huyện Ứng Hòa - Thanh Oai đua tài tại Hội thi Công nhân may giỏi

Công nhân hai huyện Ứng Hòa - Thanh Oai đua tài tại Hội thi Công nhân may giỏi

(LĐTĐ) Hội thi đã lựa chọn được 20 công nhân đại diện cho hơn 2.000 công nhân lao động của 4 doanh nghiệp có nghề may trên địa bàn huyện Ứng Hòa và Thanh Oai, đây là những thí sinh tiêu biểu, có tay nghề giỏi, đã vượt qua vòng thi cấp cơ sở do các doanh nghiệp tổ chức, được các doanh nghiệp bồi dưỡng, nâng cao tay nghề tham gia Hội thi cấp huyện.

Tin khác

Xây dựng cơ chế vượt trội để văn hóa Thủ đô dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước

Xây dựng cơ chế vượt trội để văn hóa Thủ đô dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 28/5 về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Bùi Hoài Sơn đánh giá rất cao nỗ lực của Ban soạn thảo, đặc biệt là những điều, khoản liên quan đến văn hóa để văn hóa Thủ đô thực sự tỏa sáng, dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cho phép HĐND thành phố Hà Nội xác định số lượng biên chế

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cho phép HĐND thành phố Hà Nội xác định số lượng biên chế

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xác định số lượng biên chế căn cứ vào danh mục vị trí việc làm, quy mô dân số, thực trạng khối lượng công việc, đặc điểm an ninh, chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn và khả năng cân đối ngân sách của thành phố Hà Nội.
Đề xuất tiếp tục giảm mức thu 36 khoản phí, lệ phí

Đề xuất tiếp tục giảm mức thu 36 khoản phí, lệ phí

(LĐTĐ) Bộ Tài chính đề xuất giảm lệ phí cấp hộ chiếu, căn cước công dân, phí trong lĩnh vực y tế, chứng khoán... nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mức giảm dự kiến 10-50%, áp dụng với tổng cộng 36 khoản phí, lệ phí.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Toàn diện, bao quát, mang tính đột phá

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Toàn diện, bao quát, mang tính đột phá

(LĐTĐ) Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều nay (28/5), các đại biểu sẽ xem xét, cho ý kiến đối với dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trước khi thông qua. Dự thảo luật được đánh giá đã hoàn thiện, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý đầy đủ các ý kiến đóng góp; phạm vi áp dụng dự thảo luật tương đối toàn diện, bao quát hầu hết các lĩnh vực, gồm cả tổ chức chính quyền địa phương, việc phân quyền, việc liên kết phát triển mang tính liên vùng… kỳ vọng sẽ nhận được sự đồng thuận cao của các đại biểu Quốc hội.
Khi đường làng thành đường phố

Khi đường làng thành đường phố

(LĐTĐ) Vụ cháy nhà trọ ở đường Trung Kính quận Cầu Giấy là hệ quả của việc chuyển đổi từ làng lên phố ở các vùng vốn là ven đô của thành phố Hà Nội. Đây là một trong những nhận định của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương sau khi ông đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả vụ cháy xảy ra ngày 24/5, đáng để chúng ta suy ngẫm.
Chiều nay (28/5), Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chiều nay (28/5), Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều nay (28/5), tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này.
Địa phương nhanh chóng ban hành văn bản thi hành các Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản

Địa phương nhanh chóng ban hành văn bản thi hành các Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản

(LĐTĐ) Công điện số 53/CĐ-TTg ngày 26/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ đề nghị các địa phương xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.
Cắt giảm tối đa trình tự, thủ tục để triển khai nhà ở xã hội

Cắt giảm tối đa trình tự, thủ tục để triển khai nhà ở xã hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành, rà soát, cắt giảm tối đa trình tự, thủ tục thực hiện dự án nhà ở xã hội; đơn giản hóa tiêu chí xác định đối tượng cũng như điều kiện, thủ tục thuê, mua nhà ở xã hội.
Đề nghị nên cho hoán đổi thời gian đóng bảo hiểm xã hội, không bị trừ 2% lương hưu

Đề nghị nên cho hoán đổi thời gian đóng bảo hiểm xã hội, không bị trừ 2% lương hưu

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Duy Thanh đề nghị cho phép người lao động nghỉ hưu sớm tối đa là 5 năm so với tuổi nghỉ hưu, cho phép hoán đổi thời gian đóng bảo hiểm xã hội, không bị trừ 2% lương hưu mỗi năm do nghỉ hưu sớm.
Bỏ mức lương hưu tối thiểu: Đại biểu băn khoăn nhiều người sẽ có lương hưu quá thấp

Bỏ mức lương hưu tối thiểu: Đại biểu băn khoăn nhiều người sẽ có lương hưu quá thấp

(LĐTĐ) Đại biểu Vương Thị Hương đề nghị xem xét thiết kế cách tính lương hưu có tính chia sẻ để hỗ trợ cho những người có tiền lương hưu quá thấp để các đối tượng này có thể đảm bảo cuộc sống.
Xem thêm
Phiên bản di động