Ấm lòng Tết của những người Việt xa xứ

(LĐTĐ) Cộng đồng người Việt ở khắp nơi trên thế giới cảm thấy ấm lòng hơn mỗi dịp Tết đến, xuân về với những hoạt động văn hóa mang đậm nét truyền thống, mang hơi thở cùa Tết cổ truyền và luôn hướng về cội nguồn.
Gắn kết đoàn viên, ấm áp công đoàn Công nhân xa quê: Tết này về hay ở? Chuyện những công nhân đón Tết xa quê

“Có mai có quất có đào, có chưng có tét nhưng vẫn… nhớ quê”

Chị Vi Mai, hiện đang sinh sống và làm việc tại Đài Nam (Trung Quốc) cho biết đây là năm đầu tiên chị ăn tết xa xứ, rất nhớ quê hương nhưng cũng có nhiều hoạt động sum vầy của cộng đồng người Việt. Đây cũng là dịp để Vi Mai được trải nghiệm phong vị tết tại một đất nước khác.

Ấm lòng Tết của những người Việt xa xứ
Chị Vi Mai đi chùa dịp đầu năm tại Đài Nam, Trung Quốc.

Chị Vi Mai kể, ở bên này, người dân chỉ dán chữ đỏ trước nhà, không trang trí lộng lẫy như ở Việt Nam. Vào đêm Tất niên (đêm 30 Tết) gia đình sẽ quây quần và ăn tối cùng nhau. Nhưng không giống như người Việt sẽ tự chuẩn bị bữa cơm Tất niên cuối năm, ở Đài Nam đa số mọi người "oder" (đặt hàng) đồ ăn từ nhà hàng mang đến. Có một điều động viên tâm trí của người Việt xa quê ở Đài Nam khá nhiều là ở đây, cộng đồng người Việt đông đúc và có nhiều hoạt động cùng nhau đón Tết cổ truyền, nên bản thân chị Vi Mai cũng thấy có không khí Tết gần giống như ở Việt Nam.

“Cũng có hoa mai, hoa đào, có bánh chưng bánh tét nhưng tôi vẫn rất nhớ nhà và thường đi loanh quanh chụp hình để ghi lại những cảnh đẹp ở nước bạn, đồng thời vơi đi nỗi nhớ nhà. Nói chung, đón Tết ở Việt Nam vẫn là vui nhất vì được ở cạnh người thân và có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí”, chị Vi Mai chia sẻ.

Ấm lòng Tết của những người Việt xa xứ
Lễ hội đèn lồng đỏ tại Đền thờ Tổ Trịnh Thành Công, Trung Quốc.

Cùng đón một cái tết xa xứ, anh Lê Trung, sinh năm 1993 hiện đang sinh sống tại Canada chia sẻ, bất cứ ai đi xa cũng mong mỏi trở về quê hương, về với bữa cơm gia đình đoàn tụ. Sống ở những miền đất lạ, dù đi đâu, bận rộn thế nào thì trong tâm trí những người con xa xứ vẫn luôn hướng về nguồn cội, quê hương sâu nặng nghĩa tình.

“Như một thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức, khi pháo hoa bừng sáng rực rỡ trên bầu trời Việt Nam, tôi lại gọi điện thoại về chúc Tết ông bà, bố mẹ. Tuy chỉ có thể trao những ánh mắt thương yêu thông qua màn hình điện thoại nhưng hương vị tình thân, tình yêu quê hương vẫn rực cháy trong mỗi người con xa xứ”, anh Trung nói.

Theo anh Trung, mặc dù ở đây cộng đồng người Việt đông, mọi thứ đều có như mai, quất, có gói bánh chưng, bánh tét nhưng nỗi nhớ quê hương Việt Nam vẫn da diết trong anh mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống Tết Việt

Đã 12 năm đón Tết ở nước Mỹ xa xôi, chị Phạm Nữ Ngọc Trân (sinh năm 1994, quê Đà Lạt) hiện đang sinh sống và làm việc ở bang Kansas, Mỹ, cho biết, chị qua đây du học từ năm 2011, sau đó đi làm và định cư ở Mỹ.

Ấm lòng Tết của những người Việt xa xứ
Quán trà sữa Kung Fu Tea cùa chị Ngọc Trân tổ chức múa lân được nhiều người thích thú.

“Dù đã là cái Tết thứ 12 nhưng cảm giác vẫn buồn như Tết lần đầu tiên xa nhà. Mặc dù bên này mọi người cũng có tổ chức những hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống như gói bánh chưng, bánh tét, múa lân nhưng vẫn nhớ quê lắm”, chị Trân tâm sự.

Hiện chị Trân đang là chủ quán trà sữa Kung Fu Tea ở thành phố Wichita, bang Kansas, Mỹ. Mặc dù tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ khí nhưng với đam mê buôn bán từ nhỏ, sau khi ra trường đi làm một năm, chị quyết định kinh doanh quán trà sữa.

Ấm lòng Tết của những người Việt xa xứ
Chị Phạm Nữ Ngọc Trân diện áo dài truyền thống dịp Tết Nguyên đán mặc dù đang sinh sống và làm việc ờ Mỹ.

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, để đỡ nhớ quê và giữ gìn nét văn hóa truyền thống Tết Việt, quán chị Trân thường trang trí lộng lẫy, rực rỡ. Ngoài ra chị còn thuê đội đến để tổ chức múa lân, lì xì cho khách ghé quán dịp Tết Nguyên đán để bà con cộng đồng người Việt và người bản địa uống trà sữa, nghe hát, cùng nhau cảm nhận hương vị Tết Việt Nam giữa đất Mỹ.

Ngoài ra, tại Hội chợ Tết Giáp Thìn năm nay còn có sự góp mặt của ca sĩ Đan Trường, người mà chị Trân thần tượng từ hồi còn ở Việt Nam.

“Bên này dù Tết cổ truyền trúng ngày nào thì đều để thứ Bảy, Chủ nhật sẽ tổ chức. Mỗi lần Tết sẽ trúng mùa đông, thời tiết lạnh nên hoa cũng không nở nhiều như ở Việt Nam. Có đầy đủ mai, đào, cúc, trúc hay bánh chưng, bánh tét nhưng nỗi nhớ quê vẫn da diết trong trái tim mỗi con người Việt Nam nơi xứ người”, chị Trân xúc động nói.

Anh Vũ Kim Thanh, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Anh, hiện đã đón được 6 cái Tết ở đất nước xa xôi này, nhưng theo anh cảm nhận vẫn chưa có một cái Tết nào trọn vẹn như lúc ở Việt Nam.

“Ngày thường tất bật với công việc, tôi quên đi cảm giác nhớ nhà. Nhưng cứ đến Tết, trong tôi lại có cảm giác lạc lõng nơi xứ người. Ở đây, mọi người chủ yếu đón Tết Dương lịch, do đó không khí Tết cổ truyền ở đây không thể rộn ràng như ở Việt Nam”, anh Thanh nói.

Ấm lòng Tết của những người Việt xa xứ
Tết cổ truyền cũng là dịp để những người con xa xứ giới thiệu văn hóa truyền thống của Việt Nam đến bạn bè trên thế giới.

Theo anh Thanh, thời điểm ở Việt Nam mọi người đang vui chơi đón Tết, tham gia các hoạt động như du xuân, lễ chùa, đi hội chợ thì ở bên này anh vẫn đi học, đi làm, công việc diễn ra bình thường.

“Chúng tôi ở đây chẳng thiếu gì, chỉ thiếu không khí và hương vị quê hương. Nhiều lúc thèm không khí gia đình xem pháo hoa thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, sau đó về nhà pha ấm trà, đĩa mứt, chúc nhau những lời hay, ý đẹp để khởi đầu một năm mới vui vẻ, hạnh phúc”, anh Thanh bộc bạch.

Theo anh Thanh, dù ở đâu đi nữa, dòng máu người Việt Nam vẫn chảy trong con người anh. Không riêng gì anh và cộng đồng người Việt ở khắp nơi trên Thế giới đã và đang giữ gìn nét văn hóa truyền thống dân tộc, điều đó được thể hiện rõ nhất mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Ấm lòng Tết của những người Việt xa xứ
Cộng đồng người Việt đến Đại sứ quán Việt Nam tại Anh tham gia các hoạt động mừng xuân Giáp Thìn 2024.

“Vì vậy, dù tất bật với những công việc đầu năm nhưng cứ đến thời điểm Tết cổ truyền, tôi cùng gia đình đều chuẩn bị từng chiếc lá dong, miến, măng khô, giò lụa, nem, mâm ngũ quả, cành đào... để được tận hưởng một cái Tết ấm cúng đúng vị quê nhà”, anh Thanh cho hay.

Anh Thanh cho biết thêm, cộng đồng người Việt cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Anh cũng tổ chức nhiều hoạt động đón Tết Âm lịch để những nét đẹp truyền thống của quê hương không bị mai một. Những hoạt động được tổ chức như thi gói bánh chưng, bánh tét; thi làm bánh dày, bánh giò; chơi cờ, múa lân sư rồng, kéo co, ca múa nhạc dân tộc… vừa duy trì nét đẹp văn hoá, cũng vừa là quảng bá nghệ thuật ẩm thực của quê hương đến bạn bè quốc tế.

Ấm lòng Tết của những người Việt xa xứ
Mâm ngũ quả và những món ăn truyền thống giữa trời Tây.

Bên cạnh việc ăn Tết chung cùng cộng đồng người Việt, anh Thanh luôn cố gắng giữ đúng phong tục ngày Tết trong gia đình. Anh Thanh thực hiện đầy đủ các thủ tục cúng bái ông Công ông Táo, thắp hương bàn thờ gia tiên.

“Dù ở giữa trời Tây nhưng bàn thờ nhà tôi luôn có đủ mâm ngũ quả và những món ăn truyền thống. Nén hương thơm dâng lên tổ tiên, ngưỡng vọng về quê hương khiến người con xa quê ấm lòng. Mong rằng con cháu dù có sinh ra, lớn lên ở đất Tây thì luôn gìn giữ và phát huy nét văn hóa Tết cổ truyền, nhớ về quê hương, cội nguồn của mình”, anh Thanh mong muốn.

Lâm Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

(LĐTĐ) Khu biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi nằm trong di tích lầu Bảo Đại (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) hiện nay đang xuống cấp, hư hỏng ở nhiều hạng mục.
Ứng xử đẹp với di tích nhìn từ mô hình kiểu mẫu xã Dương Xá

Ứng xử đẹp với di tích nhìn từ mô hình kiểu mẫu xã Dương Xá

(LĐTĐ) Từ năm 2023 đến nay, Khu di tích thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đón hàng nghìn khách tới tham quan, làm lễ, đặc biệt là các chuyến tham quan về nguồn tìm hiểu các di tích lịch sử của người dân. Đó là nhờ một phần đóng góp không nhỏ của các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện trong thực hiện mô hình danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử kiểu mẫu.
Nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn Thủ đô

Nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn Thủ đô

(LĐTĐ) Nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025”, trong 6 tháng đầu năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền cổ động trực quan, triển khai nhiều hoạt động văn hoá - thể thao - gia đình đạt được kết quả đáng ghi nhận.
Xem thêm
Phiên bản di động