Ấm áp nghĩa tình nơi xóm trọ

(LĐTĐ) Để ví von niềm vui đong đầy nhất trong năm, người ta vẫn thường nói “Vui như Tết”, bởi trong tâm thức của người Việt, Tết luôn là dịp quan trọng và thiêng liêng nhất, là thời điểm gia đình sum vầy. Đặc biệt với những công nhân rời quê lên thành phố mưu sinh, Tết với họ luôn ẩn chứa nhiều nỗi niềm. Thấu hiểu được những nỗi niềm ấy, không ít chủ nhà trọ ở các khu công nghiệp đã có nhiều cách làm hay giúp công nhân đón một cái Tết sớm đầm ấm, vui tươi. 
am ap nghia tinh noi xom tro Xóm trọ công nhân và nỗi lo “bà hỏa”
am ap nghia tinh noi xom tro Kỳ 5: Nghĩa tình nơi xóm trọ công nhân
am ap nghia tinh noi xom tro Ghi nhận từ sự đổi thay

Một mùa xuân nữa đang đến thật gần, không khí Tết đang tràn ngập khắp nơi, len lỏi vào những xóm trọ, nơi hàng chục nghìn công nhân làm việc ở các khu công nghiệp trên địa bàn Thủ đô. Những ngày này, từ sáng sớm, các khu chợ xung quanh khu công nghiệp cũng đã tất bật với không khí mua – bán rộn ràng.

am ap nghia tinh noi xom tro
Con em CNLĐ trong cùng khu trọ thân thiết như anh em trong gia đình. Ảnh Mai Quý

Khác với những ngày thông thường trong năm, mặt hàng được bán không chỉ là những vật dụng cá nhân thường ngày, thêm vào đó là những gian hàng phục vụ cho tết Nguyên đán. Những cây đào bắt đầu chúm chím nụ, những dãy hàng lá dong bắt đầu được bày bán, tất cả mọi hoạt động dường như hối hả để chuẩn bị cho một cái Tết đầy đủ và đầm ấm.

Hòa mình cùng không khí nhộn nhịp của các phiên chợ công nhân, ở các khu nhà trọ của công nhân không khí cũng bởi vậy mà ồn ào, náo nhiệt hơn thường ngày. Những người công nhân “xa xứ” bắt tay vào chuẩn bị dọn dẹp, trang trí lại phòng trọ, với họ đây là ngôi nhà thứ hai đã từng gắn bó nhiều năm, thậm chí với nhiều người nhà trọ còn là nơi họ đã và đang đón năm mới khi xa quê.

Trong khoảng thời khắc đặc biệt nhất của năm, cái lạnh của Hà Nội cùng với chút mưa phùn khiến cho những công nhân xa quê lại thêm nao lòng. Với họ, những ngày này, khối lượng công việc nhiều hơn, tuy vậy sau những giờ tan làm ai ai cũng mong thời gian trôi nhanh để đến những ngày họ được về quê đón Tết.

Với họ, chỉ nghĩ tới những phút giây được trở về nhà sau một năm lao động miệt mài cùng chuẩn bị đón năm mới bên gia đình là trái tim mỗi người công nhân như “vỡ òa” trong niềm hạnh phúc. Thậm chí với nhiều công nhân, nghĩ tới ngày được về quê sum họp là tất thảy những sự mệt mỏi, muộn phiền trong công việc, cuộc sống đều tan biến hết.

Chị Nguyễn Thị Sung, công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Phú Nghĩa tâm sự: “Nghĩ tới ngày sắp về nhà đón Tết, tôi vui lắm, ở quê nhà chắc người thân cũng đang mong ngóng, đón đợi tôi bởi họ cũng nhớ tôi như tôi đang nhớ họ. Trước khi về Tết tôi sẽ tranh thủ ra chợ mua ít đồ cho bố mẹ và các cháu ở quê. Những ngày này người thân ở quê ngày nào cũng gọi điện hỏi khi nào về đón Tết, nghỉ Tết có dài không,.... nghe những câu hỏi, sự quan tâm đó tôi càng vui hơn nhiều”.

Kém may mắn hơn những công nhân khác, công nhân Trịnh Thị Hằng đã từng có những năm đón Tết xa quê. Nhớ lại những năm đón Tết xa nhà, chị vẫn luôn bùi ngùi. Với chị Hằng, điều sợ nhất trong dịp Tết mỗi năm là khi phải báo với người thân ở quê “Tết này con không về”, khi ấy vừa nói, khóe mắt vừa cay cay. Mặc dù đón Tết ở nơi chị đã gắn bó làm việc trong suốt mấy chục năm, nơi đây giờ đã là quê hương thứ hai của vợ chồng chị, năm nào cũng đón Tết cùng chồng và hai cậu con trai nhưng cứ mỗi khi đến thời khắc giao thừa, khi bài hát “Happy new year” vang lên là lúc chị bật khóc nức nở vì nhớ nhà, nhớ người thân.

Năm nay, Tết này chị Hằng lại thêm một Tết nữa xa nhà, thêm một năm chị không được cảm nhận không khí rộn ràng sắm Tết của quê hương nơi có những người thân yêu, nơi vợ chồng chị đã sinh ra và lớn lên. Cũng là thêm một năm chị không được rạo bước trên con đường làng quê đã gắn bó với chị bao kỷ niệm vui, buồn thời thơ ấu.

Những nỗi niềm rưng rưng ấy không chỉ có ở những nữ công nhân mà chính nam công nhân, những người luôn được xem là phái mạnh, với những sự mạnh mẽ, cứng rắn về cả mặt cảm xúc thì trong những ngày cuối năm, khi nhắc đến chủ đề “Tết xa quê” hoặc “về quê đón Tết sum vầy” thì trong lòng họ cũng nhộn nhịp cùng bao niềm xốn xang.

Anh Trần Khả Thư (Thiệu Sơn, Thanh Hóa) hơn 10 năm làm công nhân ở Thủ đô, mỗi năm anh đều dành dụm tiền gửi về cho bố mẹ ở quê. Năm nay, vào tháng Tết, anh Thư đang tập trung, cố gắng tranh thủ làm thêm để có khoản tiền dư dả hơn gửi về cho gia đình sửa sang lại đồ dùng trong gia đình.

“Dịp cuối năm, ra đường thấy cành đào, cành quất là tôi hồi hộp lắm, tính từng ngày để cho nhanh tới Tết. Ngày Tết ai cũng muốn về quê, năm nào không được về quê đón Tết thì buồn lắm bởi vậy khi nào tôi cũng chạy xe máy hơn 200 ki lô mét để về đón Tết với gia đình”, anh Thư cho hay.

Thấu hiểu được những nỗi niềm ấy, nhằm mang không khí Tết đến với các khu trọ, thời gian qua, các chủ nhà trọ trên địa bàn Thành phố đã tổ chức nhiều chương trình đón Tết sớm cho những khu trọ của gia đình. Như đã thành thông lệ, khi mọi người chuẩn bị rục rịch gói ghém hành lý về quê để tận hưởng cái Tết sum vầy cùng người thân, thì ông Nguyễn Mạnh Khơi (thôn Nghĩa Hảo, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) chủ khu nhà trọ có 5 phòng dành cho công nhân thuê tại khu công nghiệp Phú Nghĩa lại tất bật trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị trà, rượu, bánh mứt,... để cùng công nhân xóm trọ đón bữa cơm Tết sum vầy, ấm áp cuối năm.

“Mỗi năm cứ vào khoảng 25, 26 Tết gia đình tôi chuẩn bị vài mâm cơm, đón Tết sớm cùng công nhân thuê trọ tại gia đình. Với tôi đây là dịp để mọi người cùng nhìn lại một năm qua và đưa ra những kế hoạch cho mình trong năm mới. Trong bữa cơm những câu chuyện vui, buồn trong một năm được các công nhân chia sẻ, kể cho nhau nghe qua đó đây là dịp để các thành viên trong khu nhà trọ đoàn kết với nhau hơn trong cuộc sống, từ đó tình cảm giữa chủ trọ với người thuê trọ như gắn bó, gần gũi với nhau hơn. Trước Tết, vợ chồng tôi đến hỏi thăm từng phòng trọ xem ai về, ai ở lại để có kế hoạch chăm lo nhưng hầu như rất ít khi các công nhân ở lại xóm trọ đón Tết bởi ai ai cũng mong ngóng về đón Tết cùng người thân”, ông Khơi hồ hởi cho biết.

Cùng chung việc làm ấm áp nghĩa tình đó, ông Bạch Văn Hảo, chủ nhà trọ có 13 phòng cho công nhân thuê, năm nào vợ chồng ông cũng cố gắng tổ chức buổi tất niên cuối năm ở xóm trọ để tạo nên không khí ấm cúng, đủ đầy cho khu trọ, cũng là cách để tiếp thêm động lực, niềm vui cho người thuê trọ dịp cuối năm.

Theo ông Hảo, cứ vào ngày chủ nhật trước Tết khoảng 3 tuần, tất cả những công nhân đang thuê trọ tại gia đình, có những công nhân trước đây từng thuê trọ nhưng hiện nay đã mua được nhà riêng, vợ chồng ông đều mời về dự bữa cơm tất niên với xóm trọ. Tất cả cùng nhau nấu nướng, theo những món ăn các công nhân đã thống nhất, tự chọn trước đó. Tại bữa tiệc đó, đầy đủ công nhân từ già, trẻ, trai, gái đều sum vầy cùng nhau, thông qua bữa tiệc, nhiều giọng ca ở các miền quê khác nhau đã góp không khí vui tươi, sinh động trong ngày Tết đến xuân về, có cả những cặp đôi đã nên duyên vợ, chồng nhờ những bữa tiệc cuối năm ấy.

Là người đã 5 năm đón Tết sớm ở khu trọ, chị Nguyễn Thị Dung, huyện Phù Sơn, Sơn La, công nhân đang thuê trọ tại khu công nghiệp Phú Nghĩa phấn khởi chia sẻ: “Nhờ tình cảm của chủ trọ, năm nào Tết cũng đến sớm hơn với chúng tôi, vừa đón Tết ở khu trọ, vừa được về quê sum họp bên gia đình khiến chúng tôi vơi đi nỗi vất vả của công việc trong những ngày bộn bề dịp cuối năm.

Dịp này, chẳng ai bảo ai, mọi người ở xóm trọ tranh thủ ngày nghỉ để cùng nhau tổng vệ sinh đón năm mới. Nhờ sự quan tâm, nhiệt tình của gia đình nhà chủ mà hầu hết những công nhân thuê trọ tại đây ai cũng đều coi xóm trọ như ngôi nhà thứ hai của mình, mọi người sống rất hòa nhã, vui vẻ, đoàn kết, gắn bó lẫn nhau”.

Cái Tết sớm ở xóm trọ của công nhân luôn ấm áp là vậy. Với những người công nhân, bên cạnh họ giờ đây không chỉ có những âm thanh rộn ràng của máy móc, mà còn có xóm trọ thân thương. Cuối năm với những việc làm nhỏ nhoi nhưng đong đầy nghĩa tình ấy đã giúp những công nhân được ngồi bên nhau, cùng nhau chia tay những nỗi nhọc nhằn, khó khăn của năm cũ để có niềm tin đón chào sự tươi vui trong năm mới. Có lẽ, chỉ bấy nhiêu thôi, mùa xuân và niềm hạnh phúc cũng đã lan tỏa trong trái tim mỗi người, làm ấm lòng những người công nhân lao động xa quê, giúp họ có một cái Tết đoàn viên đầy ắp tình người.

Hoa Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục khôi phục lại gói tín dụng 110.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8-5%, thời hạn vay tối đa 25 năm mà Bộ Xây dựng đã đề xuất trước đó để thực hiện chính sách nhà ở xã hội (NƠXH) của Luật Nhà ở 2023 đối với chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua NƠXH nhằm thực hiện Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH trong giai đoạn 2021-2030.
Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), sau ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, giá vàng miếng SJC chạm mốc 84 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn cao nhất 77,55 triệu đồng/lượng.
Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

(LĐTĐ) Không ngừng làm khán giả căm phẫn vì lòng tham vô đáy và việc làm tàn ác, những nhân vật phản diện của "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" đang được K+ phát sóng song song với Hàn Quốc, cũng có lúc "quay xe" cực gắt, lần lượt bộc lộ ưu điểm.
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024. Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.
Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

(LĐTĐ) Rạng sáng 19/4, Liverpool thắng Atalanta 1- 0 trên sân Gewiss nhưng vẫn bị loại khỏi Europa League từ vòng tứ kết do đã để thua 0-3 ở lượt đi.
TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.

Tin khác

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

(LĐTĐ) Năm qua, các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng; và nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông.
Xem thêm
Phiên bản di động