Ai rồi cũng sẽ già
Ngày của Cha 20/6: Có một nơi gọi là bóng mát cuộc đời Chung tay chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi Đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi |
Ông Nam và bà Khuê có 3 người con, 2 trai, 1 gái đều đã khôn lớn, trưởng thành. Cả 3 người con của ông bà đều đã yên bề gia thất, ra ở riêng, không ai sống cùng ông bà. Cậu con trai cả làm cán bộ huyện, vợ là giáo viên cấp ba nên hai anh chị mua nhà ở dưới thị trấn ở cho thuận tiện công việc và con cái học hành. Cậu con trai thứ hai buôn bán kinh doanh cũng mua nhà ở gần đường cái, tiện luôn cho việc bán hàng. Riêng cô con gái út, học xong ra trường, cưới chống rồi lập nghiệp luôn ở thành phố. Tuy hai người con trai lớn ở cách nhà ông bà không xa lắm, nhưng vì bận rộn con cái, công việc cứ cuốn đi nên cũng ít có thời gian về thăm ông bà.
Hôm nay là ngày cuối tuần. Bà Khuê đun xong ấm nước trà, vừa vặn ông cũng tưới xong giàn lan, bà vào chuống bắt 2 con gà trống to nhất đưa ông làm thịt. Ông bà nuôi được đâu độ hơn chục con gà và dăm con vịt vừa để lấy trứng vừa đợi con cháu về chơi thì thịt cho các cháu ăn. Cô con gái út tối qua gọi điện báo là hôm nay đưa các cháu về thăm ông bà. Sẵn tiện gia đình hai anh con trai cũng được nghỉ, ông Nam gọi về chơi luôn. Tối hôm qua ông bà vừa vui, vừa mong cháu, vừa nhớ con, hồi hộp mãi mới ngủ được.
Lâu lắm mới có ngày cả gia đình sum họp. 2 ông bà với 6 người con cả dâu, rể, cộng với 8 đứa cháu nội ngoại phải chia làm 2 mâm, ngồi chật kín cả gian nhà. Hôm nay vui quá, ông phá lệ cũng làm chén rượu vui với các con. Nhìn các con, cháu ăn uống ngon lành, tiếng nói, cười rộn rã làm lòng ông thấy thật ấm áp, dễ chịu.
Đối với người già, không gì vui và hạnh phúc hơn khi nhìn thấy con cháu mình trưởng thành, khỏe mạnh, lớn khôn từng ngày. (Ảnh minh họa, chụp thời điểm dịch Covid-19 lần thứ 4 chưa bùng phát) |
Với ông bà, chẳng món quà nào bằng món quà sum họp thế này. Ăn xong, nghỉ ngơi một lát, chúng nó lại vội vã đi. Ào ào đến rồi lại ào ào đi, chỉ có gia đình cô út là ở lại chơi với ông bà, nhưng cũng chỉ đến hết ngày Chủ nhật, tối mai lại đi. Bà lại chuẩn bị trứng gà, rau sạch, mấy quả bưởi, buồng chuối chín cây chất đầy xe cho các con, các cháu đem đi. Ông bà ở nhà làm vườn, trồng rau cũng chỉ mong chờ các con cháu cuối tuần về lấy ăn, mặc dù biết, các con ở trên phố cũng chẳng thiếu thốn thứ gì.
Những cuộc hội ngộ tuy rằng ngắn ngủi nhưng đầy ắp yêu thương. Được nhìn thấy con cháu của mình khỏe mạnh, vui tươi là ông bà vui rồi. Đó là niềm hạnh phúc không gì hơn của những người già.
Không giống như nhà ông Nam, bà Khuê, nhà bà Hợi cuối xóm neo người hơn. Bà Hợi có một cô con gái duy nhất cũng đã lập gia đình và đi làm ăn xa, tít tận trong Bình Dương. Chồng bà mất đã hơn chục năm, bà sống lủi thủi một mình cũng đã lâu. Tuy ở một mình, nhưng bà vẫn giữ thói quen sinh hoạt điều độ. Hằng ngày, cứ khoảng 5 giờ sáng là bà dậy quét dọn sân vườn, nhổ cỏ, tưới rau. Vườn rau của bà tốt um, ăn chẳng hết, lúc nhiều thì đem đi chợ bán, lúc ít thì hái cho hàng xóm láng giềng mỗi người một vài nắm.
Bà có kỹ thuật muối dưa cải bẹ rất ngon, vàng rụm, chua thanh, mát và không bao giờ bị khú. Vậy nên xung quanh ai cũng biết tiếng, bà trồng cải rồi muối lọ bán luôn tại nhà rất đắt khách. Bà bảo làm nó vui, lại vừa có thêm đồng ra, đồng vào trang trải cuộc sống. Bà không muốn con cái phải lo cho mình khi chúng nó còn khó khăn. Mình còn sức khỏe, mình còn tự lo được, không muốn phiền đến ai.
Cô con gái bà làm công nhân trong khu công nghiệp, cuộc sống chỉ đủ ăn chứ không dư dả nhiều. Thương mẹ, cô dành dụm gửi tiền về cho bà đều đặn hằng tháng dù không nhiều. Bà vẫn nhận, nhưng đem cất kỹ, không đụng đến đồng nào. Bà bảo, cứ để đấy, khi nào con nó cần thì đưa cho nó. Chúng nó kiếm được đồng tiền đâu có dễ, mình sao nỡ tiêu tiền của chúng nó, mình còn khỏe, còn tự lo được mà.
Có bận, vợ chồng cô con gái sợ mẹ ở nhà một mình buồn, lúc ốm, lúc đau không ai chăm sóc nên định đón bà vào ờ cùng nhưng bà từ chối, nhất quyết không đi. Bà bảo, có nhà, có cửa, có quê để con cái còn về, còn hương khói cho chồng, cho ông bà, tổ tiên, không đi đâu cả. Lúc ốm đau có hàng xóm, chi hội phụ nữ, hội người cao tuổi thường xuyên qua chơi, thăm hỏi. Ở đây nhiều người già cũng sống như mình, với lại có bà con, anh em họ hàng tình cảm, qua lại cũng vui. Các con cứ yên tâm làm việc, ổn định cuộc sống, khỏe mạnh, các cháu chăm ngoan, học giỏi là bà mừng, không mong gì hơn.
Không có cuộc sống vui thú điền viên ở quê như ông Nam, bà Khuê hay bà Hợi, vợ chồng ông Hải, bà Hường sống cùng gia đình người con trai cả của mình trên thành phố. Hai vợ chồng anh con trai đều làm trong lĩnh vực ngân hàng, công việc bận rộn. Hai đứa cháu con anh chị thì học bán trú cả ngày, thời gian rảnh lại học thêm, học bớt. Đợt này dịch dã, các cháu không đến trường nhưng lại học online suốt. Cứ mỗi đứa ôm một cái máy tính từ sáng đến tối.
Mang tiếng là ở cùng con, cùng cháu nhưng sự tương tác trong gia đình giữa mọi người dường như rất ít. Nhà có 6 người, nhưng gần như rất hiếm khi ngồi ăn cùng mâm. Ở lâu cũng quen, ông bà thường cắm cơm, nấu thức ăn cho mình rồi ăn trước. Thức ăn của 2 vợ chồng con và các cháu thì thường do mẹ chúng nó chuẩn bị vì khẩu vị và chế độ ăn uống, giờ giấc sinh hoạt của người già không giống như lớp trẻ.
Hằng ngày, bầu bạn với ông là chiếc đài cát sét cũ để nghe tin tức thời sự. Chiếc đài này là kỷ niệm ông giữ từ hồi trong chiến trường, dùng mấy chục năm chưa hỏng. Bà Hường thì đọc kinh phật, thi thoảng đi chùa cầu bình an, sức khỏe cho gia đình, con cái và cũng để cho lòng thanh tịnh. Hàng xóm cũng không như ở quê, ông bà không giao lưu nhiều. Ấy vậy mà có đợt, nghĩ ông bà ở thế sẽ buồn, mấy ông bạn già rủ ông bà về quê mua đất ở cho thoáng, mà không khí trong lành dễ chịu, vui thú tuổi già, ông bà cứ đây đẩy từ chối. Với ông Hải, bà Hường, chẳng gì vui bằng được gần con, gần cháu.
Ông bà sống khép kín cũng quen, ông bảo, mỗi ngày thức dậy thấy thân thể còn khỏe mạnh, còn hít thở đều, không phiền đến con cháu để chúng nó yên tâm học hành, công tác là vui rồi. Tuổi già, cũng không mong gì nhiều hơn.
Ai rồi cũng sẽ già. Như các cụ - những người già đã từng nói, không ai nắm tay từ sáng đến tối được. Đối với cha mẹ, không niềm vui và hạnh phúc nào hơn khi thấy con mình trưởng thành, sống làm người có ích cho xã hội. Cũng không ai hy sinh cuộc đời cho con cái mình nhiều hơn là cha mẹ. Cho dù đến khi những con đã thành đạt, có chỗ đứng trong xã hội thì trong mắt cha mẹ già, họ vẫn mãi là những đứa trẻ, cần được bao bọc và che chở, cho dù sức của họ đã kiệt, lực đã tàn. Thế nên, với phận làm con, những ai còn cha mẹ, hãy trân trọng, yêu thương và nghĩ cho cha mẹ nhiều hơn, đừng để cha mẹ buồn. Tuổi già rất cần nhận được sự quan tâm, hỏi han của các con, cháu để thấy mình không bị lãng quên.
Hiểu tâm lý người già, đối xử với người già bằng sự kính trọng, yêu thương, bằng tấm lòng, sự thấu hiểu không chỉ là cách để chúng ta thể hiện đạo hiếu mà đó còn là tấm gương để con cháu chúng ta soi vào tương lai. Cũng là bởi: Chúng ta, ai rồi cũng sẽ già.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21