9 bài học chống dịch Covid-19 hiệu quả của Việt Nam
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, tình hình dịch bệnh tại Đà Nẵng, Quảng Nam đang trong tầm kiểm soát, số trường hợp mắc bệnh ghi nhận giảm trong tuần gần đây.
Tại Hải Dương, dịch bệnh cũng cơ bản được kiểm soát. Ổ dịch tại nhà hàng 36 phố Ngô Quyền, thành phố Hải Dương với tất cả 12 trường hợp mắc bệnh đã được kiểm soát kịp thời. Công tác truy vết, khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm vẫn đang được khẩn trương thực hiện để nhanh chóng dập dịch dứt điểm. Các ổ dịch khác tại một số địa phương được phát hiện đều nhanh chóng được khoanh vùng, cách ly và thực hiện các biện pháp chống dịch cần thiết.
Ngành y tế quyết liệt trong việc truy vết, khoanh vùng cũng như tiến hành cách ly những trường hợp liên quan đến ca bệnh Covid-19 (Ảnh: Lê Bảo). |
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long cho biết, trong thời gian tới, có thể sẽ tiếp tục xuất hiện các trường hợp mắc bệnh rải rác từ các trường hợp mắc Covid-19 chưa được phát hiện, có khả năng lây lan trong cộng đồng nếu không thực hiện biện pháp phòng chống dịch kịp thời.
Hiện nay, Bộ Y tế đang tổng kết các bài học kinh nghiệm từ trường hợp Đà Nẵng, Quảng Nam hay Hải Dương. Theo đó, có 9 bài học chống dịch Covid-19 hiệu quả tại Việt Nam.
Trước hết, công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã có sự chỉ đạo rất quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo, các cấp các ngành, cơ quan Trung ương, địa phương…
Thứ hai, chúng ta đã xác định vùng nguy cơ và các đối tượng có nguy cơ rất nhanh chóng, đúng đắn, kịp thời, tiết kiệm cho nguồn lực. Đơn cử, tại Đà Nẵng, ngay từ đầu chúng ta đã xác định rất nhanh chóng ba bệnh viện là tâm dịch, ổ dịch là toàn bộ thành phố Đà Nẵng.
Bài học thứ ba được ngành y tế rút ra, đó là cấp uỷ, chính quyền địa phương hành động quyết liệt, giãn cách kịp thời, lựa chọn phù hợp cho từng khu vực, khu vực nào thì phong toả, khu vực nào thì giãn cách tùy thuộc địa phương.
Thứ tư, ngành y tế đã huy động lực lượng nhân viên y tế rất lớn “chưa có trong tiền lệ”, bao gồm các giáo sư đầu ngành, các bác sĩ, các chuyên gia và sinh viên. Lực lượng này đã phối hợp Đà Nẵng, Quảng Nam để quyết giữ mặt trận này. Cho tới ngày 21/8, sau hơn ba tuần, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn - Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại thành phố Đà Nẵng đã rút khỏi Đà Nẵng và về Hà Nội, cả đoàn thực hiện cách ly trước khi trở lại làm việc.
Bài học thứ năm, Bộ Y tế dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ đã thiết lập ngay Bộ chỉ huy tiền phương (Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Đà Nẵng) và kho tiền phương trong khu vực này. Bộ phận này đã phối hợp địa phương trong công tác phòng chống dịch, giúp địa phương vững tâm hơn, với những hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật, điều phối nhân lực, trang thiết bị trên địa bàn hay của các viện, bệnh viện.
Quyền Bộ trưởng cũng đề cập vai trò quan trọng của bài học theo phương châm “bốn tại chỗ”, chú trọng vai trò của chính quyền địa phương, hoạt động hiệu quả của các tổ Covid-19 dựa vào cộng đồng mà các địa phương đã thành lập, triển khai. Bài học huy động sức dân vẫn còn nguyên giá trị và ngày càng phát huy hơn, nhất là trong phòng chống đại dịch.
Cùng với đó, công suất xét nghiệm của Việt Nam cũng được nâng lên rất nhanh, việc truy vết, cách ly F1 rất kịp thời. Điều này theo quyền Bộ trưởng “tuyệt đối rất quan trọng”. Ngay từ đầu, ngành y tế đã dứt khoát quan điểm kiên quyết cách ly F1 và lấy mẫu xét nghiệm, đưa ngay mầm bệnh ra khỏi cộng đồng mới ngăn chặn sự lây lan ra cộng đồng. Tới nay, trong thời gian ngắn, công suất xét nghiệm đưa lên rất nhanh chóng… Khả năng xét nghiệm của Việt Nam có thể hoàn toàn đáp ứng khi tình huống dịch xảy ra trên diện rộng.
Bài học thứ tám được rút ra từ kinh nghiệm chống dịch của các địa phương trong giai đoạn này, đó là bảo đảm tất cả hoạt động phát triển kinh tế với khu vực khác: Kiểm soát biên giới, người nhập cảnh, bảo hộ công dân... Trong thời gian qua, các cấp, các ngành dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo đã thực hiện tốt việc này.
Bài học thứ chín được đưa ra là việc chuẩn bị chủ động về hậu cần, không bị gián đoạn như lần trước. Tất cả trang thiết bị, vật tư tiêu hao, khẩu trang, trang thiết bị phòng hộ đã chủ động hơn trước.
Đánh giá chung, quyền Bộ trưởng cho hay trong đợt dịch này, Việt Nam đã triển khai các biện pháp bài bản, kịp thời, đồng bộ và rất nhanh chóng. Dự kiến, ngành y tế mất khoảng một tháng để kiểm soát được tình hình vụ dịch. Càng hành động nhanh chóng bao nhiêu thì càng hạn chế hậu quả nặng nề bấy nhiêu.
Hãy cài đặt Bluezone để bảo về mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt Bluezone trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play. Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên. Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2 m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18