55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vững bước tới tương lai

Trước khi về với thế giới người hiền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại bản Di chúc ngắn gọn, chỉ hơn ngàn từ. Ở đoạn cuối của Di chúc, Người bày tỏ: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sau 55 năm thực hiện Di chúc của Người, Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, thống nhất đất nước và sự nghiệp xây dựng, phát triển Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

cotco.jpg
Cột cờ Hà Nội. Ảnh: Trung Hiếu

1. Cả một đời người từ lúc sinh ra, đến tuổi niên thiếu rồi trưởng thành, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu nỗi đau của người dân mất nước. Để rồi, Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của Nhà nước Việt Nam độc lập, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và thế giới.

Ngày 9-9-1969, Lễ Quốc tang Chủ tịch Hồ Chí Minh được cử hành trọng thể tại Quảng trường Ba Đình lịch sử. Thay mặt toàn Đảng, toàn dân, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn đọc Điếu văn tiễn biệt Người. Sau khi nhấn mạnh 5 lời thề, Điếu văn nêu rõ:

“Các đồng chí và đồng bào thân mến!

Vĩnh biệt chúng ta, Bác Hồ có để lại cho Đảng ta, cho toàn thể đồng bào và chiến sĩ hai miền Nam - Bắc một bản Di chúc lịch sử. Đó là những lời căn dặn cuối cùng của Bác, là những tình cảm và niềm tin của Bác đối với chúng ta ngày nay và các thế hệ mai sau.

Chúng ta hãy xứng đáng với Bác hơn nữa!

Hãy nén đau thương, anh dũng phấn đấu, hăng hái vươn lên, đạp bằng mọi trở lực, chông gai, quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công, thực hiện lời thề danh dự trong giờ phút vĩnh biệt thiêng liêng này!...”.

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực. Từ một quốc gia bị chia cắt hai miền, chìm ngập trong khói lửa chiến tranh, ra khỏi cuộc chiến tranh với đầy thương tích, mất mát, nợ nần... để đến nay đã trở thành một quốc gia hòa bình, thống nhất, nhân dân được sống trong độc lập, tự do, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới.

z5727133570846_5fd1e1afd1f6d5195ea57862e2878270.jpg
Đô thị Hà Nội ngày càng phát triển hiện đại, văn minh. Ảnh: Quang Thái

2. Từ hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của mình, Việt Nam đã chọn lối đi riêng để tái thiết đất nước, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Hơn thế là nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng sáng tỏ. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển tổng quát của nền kinh tế Việt Nam. Gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; phát huy nhân tố con người, lấy nhân dân làm trung tâm. Phát huy vai trò của văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực của sự phát triển. Khẳng định bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân... Quán triệt sâu sắc phương châm bảo đảm quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên... Hoàn thiện và nhận thức sâu sắc hơn về đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển...

Hơn nửa thế kỷ qua, dẫu thế giới có những biến động phức tạp, khó lường nhưng Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Ra khỏi cuộc chiến tranh, Việt Nam là nước nghèo, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cuối những năm 1970, đầu những năm 1980, khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra gay gắt, tỷ lệ lạm pháp có lúc lên đến 774,7%, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, thiếu lương thực triền miên, khoảng ¾ dân số sống ở mức nghèo khổ. Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tăng trưởng cao, trung bình gần 7% mỗi năm.

Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2023 đạt 430 tỷ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ năm trong ASEAN. GDP bình quân đầu người năm 2023 tương đương 4.284,5 USD, tăng hơn 50 lần so với năm 1975 (80 USD); Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp từ năm 2008.

Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay, Việt Nam không những đã bảo đảm an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển nhanh, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 80% GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2023 đạt trên 681 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 355 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, dự kiến đạt 110 tỷ USD năm 2024. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Tính lũy kế đến ngày 20-6-2024, cả nước có 40.544 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 484,77 tỷ USD.

Việc phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển đã giúp cho văn hóa, xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, mức sống và chất lượng sống ngày càng được nâng cao. Tỉ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm đều khoảng 1,5% - giảm từ 58% theo chuẩn cũ năm 1993 xuống chỉ còn 2,93% theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước) năm 2023.

Đến hết tháng 6-2024, cả nước có 6.274 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt tỉ lệ 76,86%). Hầu hết các xã nông thôn đều có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và đặc biệt là phủ sóng 4G đến cả những xã vùng sâu, vùng xa.

Đời sống văn hóa cũng được cải thiện đáng kể. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa Mục tiêu Thiên niên kỷ. Tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 62 tuổi (năm 1990) lên 73,7 tuổi (năm 2023). Năm 2023, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,726, thuộc nhóm các nước có trình độ phát triển con người ở mức cao của thế giới.

3. Qua 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã làm được rất nhiều việc. Dẫu vậy, Đảng đã nghiêm túc tự kiểm điểm, nhận ra “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên” vi phạm, đi ngược lại những lợi ích thiêng liêng cao cả của Đảng, đi ngược lại Lời thề trước anh linh Bác Hồ, hay nói cách khác là có lúc, một bộ phận đảng viên đã không làm theo lời dạy của Người. Nhiều cán bộ, đảng viên đã không còn là “người đày tớ thật trung thành của nhân dân”, thậm chí vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, làm tổn hại đến uy tín và thanh danh của Đảng.

Mới đây, một ngày sau khi được bầu làm người đứng đầu Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài viết “Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong đó có đoạn: Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân, chống sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, chống tham nhũng, tiêu cực trong Đảng với phương châm “không ngừng”, “không nghỉ”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, “bất kể người đó là ai”, “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”.

Điều này cho thấy, tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã và đang được cả hệ thống chính trị và toàn dân hưởng ứng sôi nổi hơn bao giờ hết. Đó là một minh chứng cho thấy rất rõ tình cảm thiết tha của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Bác.

Nhìn lại 55 năm thực hiện Di chúc của Người, chúng ta không khỏi tự hào, phấn khởi, vui mừng với những điều đã làm được theo lời căn dặn của Bác. Đây cũng là dịp để thêm một lần khẳng định việc xây dựng một đảng trong sạch, vững mạnh, của dân, vì dân và do dân là con đường duy nhất để đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như nguyện ước của Bác Hồ.

Theo hanoimoi.vn

https://hanoimoi.vn/55-nam-thuc-hien-di-chuc-cua-chu-tich-ho-chi-minh-vung-buoc-toi-tuong-lai-675163.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

(LĐTĐ) Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Các vấn đề về tuyển dụng, các chính sách xếp lương, ưu đãi cho nhà giáo... được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa

Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa

(LĐTĐ) Ngày 20/11, Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đại án Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (viết tắt là Công ty Xuyên Việt Oil) đối với 15 bị cáo; trong đó có bị cáo Lê Đức Thọ (SN 1970 quê Phú Thọ), nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Vietinbank (từ tháng 11/2018 đến tháng 6/2021), nguyên Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Bến Tre (từ tháng 7/2021 đến tháng 9/2023).
Bổ sung sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Xử lý vi phạm hành chính

Bổ sung sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Xử lý vi phạm hành chính

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội tên dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có Thông báo Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động