4 dấu hiệu sau khi uống rượu chứng tỏ gan đang tổn thương nghiêm trọng
Ghép gan cho bệnh nhi nhỏ tuổi và có cân nặng thấp nhất tại Việt Nam | |
Bạn có đang gặp vấn đề ở gan? | |
Những dấu hiệu cần đi khám gan ngay |
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, đóng vai trò chủ chốt trong thực hiện các chức năng của cơ thể, từ sản xuất protein, chuyển hóa cholesterol, glucose và sắt.
Vì vậy, chúng ta cần phải nhận ra những dấu hiệu cảnh báo sớm rằng gan đang bị tổn thương, đặc biệt là sau khi uống rượu, để từ đó chăm sóc cũng như điều trị bệnh kịp thời.
1. Đỏ mặt
Có quan niệm cho rằng những người hay đỏ mặt khi uống rượu là có tửu lượng tốt. Nhưng đó là triệu chứng báo hiệu gan đang bị tổn thương.
Thông thường khi rượu, bia đi vào cơ thể, gan sẽ chuyển hóa cồn thành aceltedehyde. Ở người bình thường aceltedehyde lại tiếp tục chuyển hóa thành Acetate, một chất an toàn hơn với cơ thể.
Với những người đỏ mặt, quá trình chuyển hóa actadehyde thành acetate nhanh hơn người bình thường. Khi có quá nhiều chất actadehyde được sinh ra, lâu ngày sẽ gây nên các bệnh về gan.
Cùng với đó, những người bị đỏ mặt khi uống rượu, bia sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về gan cao hơn so với những người không bị đỏ mặt.
2. Mắt chuyển sang màu vàng
Một số người không chỉ đỏ mặt sau khi uống mà mắt của họ còn chuyển sang màu vàng mặc dù làn da không thay đổi nhiều. Đặc biệt là sau một đêm ngủ dậy, màng cứng của mắt có màu vàng, đó là tín hiệu cảnh báo gan bị quá tải và cơ thể không được tiêu thụ thêm rượu nữa.
3. Cơ thể bị phù nề
Khi bệnh gan ở trạng thái nhẹ, vùng gần xương mắt cá chân sẽ bị sưng, phù nề nghiêm trọng xảy ra ở vùng toàn bộ chi dưới, tình hình có thể kéo dài. Vì vậy khi uống rượu, nếu bạn cảm thấy cơ thể và mặt mũi sưng phù, bạn nên dừng uống ngay lập tức và đến bệnh viện kiểm tra chức năng gan và tim.
4. Đau gan
Khi bạn cảm thấy đau gan, đó là tín hiệu cho thấy gan bạn đang gặp vấn đề. Đau gan có thể có nhiều dạng. Hầu hết mọi người cảm thấy đau ngầm và nhói ở bụng trên bên phải. Đôi khi, cơn đau này đi kèm với sưng, và bạn cảm thấy đau ở lưng hoặc vai phải.
Bệnh nhân yếu gan nên tránh thực phẩm gì?
- Muối: muối khiến cơ thể bị tích nước, gây ra phù nề. Bác sĩ sẽ đề nghị bạn hạn chế hoặc tránh dùng thực phẩm có hàm lượng muối cao và sẽ cung cấp thêm cho bạn thông tin về chế độ ăn ít muối. Dưới đây là một số thực phẩm nhiều muối cần tránh:
+ Thịt lợn xông khói, xúc xích
+ Rau quả đóng hộp và nước ép rau
+ Thực phẩm đông lạnh
+ Thực phẩm ăn nhẹ đóng gói sẵn như khoai tây chiên và bánh quỵ
+ Đậu nành, nước sốt thịt nướng
+ Súp
+ Muối ăn
- Chất lỏng: Nếu bạn bị phù, bạn sẽ cần giảm hấp thu chất lỏng. Tất cả các loại nước ép, nước ngọt, sữa và những loại đồ uống khác và bất cứ thực phẩm nào chứa nhiều chất lỏng như súp bạn cũng cần tránh. Bạn cần tư vấn bác sĩ về lượng chất lỏng nên hấp thu mỗi ngày.
- Rượu: Rượu khiến cho bệnh gan trầm trọng hơn. Nên tránh uống rượu hoàn toàn và thực hiện chế độ ăn ít đường.
Theo An An/ vietnamnet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46