2 tiêu chuẩn để xét tặng Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo
Đúng như mục đích, yêu cầu mà giải thưởng đề ra, việc khoanh vùng đối tượng, các tiêu chuẩn và quy trình xét chọn rất chặt chẽ, đòi hỏi các hồ sơ tham gia dự giải phải có bề dày kinh nghiệm, hoạt động và đóng góp tích cực trong công tác quản lý, giảng dạy.
Hai tiêu chuẩn lớn để xét giải gồm: Tâm huyết với nghề và đổi mới, sáng tạo.
Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. |
Tiêu chuẩn tâm huyết với nghề đặt ra yêu cầu nhà giáo phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ hoặc tích cực vượt khó, học tập nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, luôn vươn lên khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được học sinh và đồng nghiệp tín nhiệm cao.
Cùng đó, các nhà giáo phải tích cực chỉ đạo, tổ chức, thực hiện nhiệm vụ mang lại hiệu quả giáo dục cụ thể (bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường…); tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; đoàn kết, hỗ trợ đồng nghiệp trong công tác, đời sống, cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, có những giải pháp phù hợp giúp đỡ nhau, xây dựng các nhóm “Nhà giáo cùng phát triển”, lan tỏa sự tâm huyết trong tổ chuyên môn, trong nhà trường, cụm trường, quận, huyện, thị xã và Thành phố…
Còn với tiêu chuẩn đổi mới, sáng tạo thì yêu cầu đặt ra là nhà giáo phải chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng khoa học giáo dục tiên tiến và những sáng kiến kinh nghiệm tiên tiến vào thực tiễn quản lý, giảng dạy, giáo dục cho học sinh; có những sáng kiến đổi mới, giải pháp cụ thể được áp dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hoặc giáo dục tại đơn vị được Hội đồng khoa học của giải thưởng đánh giá cao, được đồng nghiệp, học sinh đồng tình...
Theo Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Trần Thị Thu Hà, giải thường Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo là một giải thưởng khó bởi bên cạnh những tiêu chí cơ bản về bản lĩnh chính trị, đạo đức, thành tích nổi bật và sự đổi mới, đam mê, sáng tạo không ngừng trong công tác quản lý, giảng dạy, các nhà giáo còn phải là những nhân tố có sức lan tỏa những giá trị tốt đẹp và có sức ảnh hưởng tốt tới học sinh cũng như đồng nghiệp. Vì vậy, việc đạt giải thưởng cho thấy cả một hành trình nỗ lực, đam mê, tâm huyết với nghề của những “người lái đò” và họ có quyền tự hào về điều ấy.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36