10 sự kiện và hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2022

(LĐTĐ) Việc triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV được coi là quyết định lịch sử của Quốc hội Việt Nam trong 76 năm qua, khẳng định bản lĩnh, quyết tâm chính trị của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, khẳng định Quốc hội luôn nỗ lực đổi mới, hành động quyết liệt vì lợi ích nhân dân.
Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019 Phổ biến Luật, Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV Ngày 5/1/2023: Sẽ tiến hành Kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội, quyết định nhiều nội dung quan trọng

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa công bố 10 sự kiện và hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2022 do Văn phòng Quốc hội phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức bình chọn.

1. Hoàn thiện khung khổ pháp lý để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội theo hướng phát huy dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiệu quả.

Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết nghị, ban hành Nội quy Kỳ họp sửa đổi (Nghị quyết số 71/2022/QH15) và Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết số 29/2022/UBTVQH15). Đây là hai văn bản quan trọng ban hành trong năm 2022 nhằm tạo khung khổ pháp lý quan trọng để vận hành hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông suốt, hiệu quả hơn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết 21 và 22/2022/NQ-UBTVQH15 về chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội, Ban Công tác đại biểu, cùng với Quy chế làm việc mẫu của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội góp phần củng cố vai trò, trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

2. Tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ nhất thông qua Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và nhiều vấn đề quan trọng quốc gia.

Việc triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV được coi là quyết định lịch sử của Quốc hội Việt Nam trong 76 năm qua, khẳng định bản lĩnh, quyết tâm chính trị của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, khẳng định Quốc hội luôn nỗ lực đổi mới, hành động quyết liệt vì lợi ích nhân dân.

10 sự kiện và hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2022
Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội. (Ảnh: Quốc hội)

Kỳ họp bất thường đã xem xét, biểu quyết thông qua 1 Luật, 3 Nghị quyết chuyên đề và Nghị quyết chung của Kỳ họp. Đặc biệt, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ với quy mô khoảng 350 nghìn tỷ đồng, tương ứng với hơn 8% GDP để hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đưa tăng trưởng GDP năm 2022 đạt trên 8%, thuộc nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới…

Kỳ họp bất thường đầu tiên của Quốc hội thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong hỗ trợ, cải cách, củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp và tín nhiệm của quốc gia.

3. Hoạt động ngoại giao nghị viện sôi nổi, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; lần đầu tiên thiết lập cơ chế hợp tác Quốc hội ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam, song hành với quan hệ trên kênh Đảng và Chính phủ.

Năm 2022, sau khi Việt Nam và nhiều nước trên thế giới dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh, ngoại giao nghị viện song phương và đa phương của Quốc hội đã diễn ra trực tiếp, sôi nổi với các hoạt động của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.

Trọng tâm và nổi bật trong hoạt động đối ngoại song phương là các hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức 7 nước, gồm các nước láng giềng, các đối tác quan trọng ở trong khu vực và trên thế giới, tham dự Đại hội đồng AIPA-43. Quốc hội cũng đón 5 đoàn cấp Chủ tịch Quốc hội/Nghị viện các nước láng giềng và các đối tác quan trọng thăm chính thức nước ta.

Đáng chú ý, sự kiện ngoại giao nghị viện tiêu biểu năm 2022 đó là lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cùng Chủ tịch Quốc hội Campuchia và Chủ tịch Quốc hội Lào ký Tuyên bố chung thiết lập cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) và thông qua Quy trình thủ tục của Hội nghị, trao đổi về các biện pháp thúc đẩy hợp tác và phối hợp cùng nhau giám sát việc thực hiện các chương trình hợp tác của Chính phủ 3 nước đi vào chiều sâu, ngày càng hiệu quả, thiết thực và bền vững.

4. Công tác dân nguyện trở thành chương trình nghị sự hàng tháng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày càng đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của cử tri, nhân dân.

Thời gian qua, công tác dân nguyện đã được chú trọng đổi mới, ngày càng đi vào nền nếp, phát huy hiệu quả, được đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước đánh giá cao. Thay vì báo cáo công tác dân nguyện tại kỳ họp Quốc hội cuối năm như trước đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ban Dân nguyện tổng hợp, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện công tác dân nguyện của các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tại các phiên họp hằng tháng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trên cơ sở báo cáo và thảo luận, xem xét báo cáo công tác dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thường xuyên nắm tình hình, giám sát và chỉ đạo, kiến nghị giải quyết kịp thời những vấn đề nóng, có tính thời sự và các vụ việc cụ thể; qua đó, nhiều kiến nghị của cử tri và nhân dân, một số vụ việc phức tạp, kéo dài đã được các cơ quan giải quyết dứt điểm, tạo sự chuyển biến rõ rệt từ nhận thức đến hành động của các cấp, các ngành, bước đầu đáp ứng được mong mỏi, nguyện vọng của cử tri và nhân dân.

5. Khởi dựng các diễn đàn thường niên về kinh tế - xã hội và văn hóa.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan hữu quan xây dựng, củng cố cơ sở khoa học để triển khai nhiệm vụ trung tâm về phát triển kinh tế-xã hội, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần theo yêu cầu của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam năm 2022 “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững” cung cấp các luận cứ cho Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ xác định kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô trong mọi tình huống, nhấn mạnh việc thực hiện các mục tiêu dài hạn trong cơ cấu lại nền kinh tế.

Hội thảo Văn hóa năm 2022 “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” là lần đầu tiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai thực hiện, đặt ra yêu cầu, mục tiêu phải chấn hưng và phát triển văn hóa Việt Nam theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11/2021.

6. Lần đầu tiên ban hành Bộ nhận diện Quốc hội Việt Nam và Bộ nhận diện Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Việc xây dựng Bộ Nhận diện Quốc hội Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường sự hiện diện của Quốc hội với cử tri và nhân dân, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh, vai trò của Quốc hội trong hệ thống chính trị và hợp tác Nghị viện các nước trên thế giới.

Đây cũng là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam có hình ảnh, biểu trưng chính thức dùng chung cho tất cả các hoạt động, sự kiện liên quan đến Quốc hội. Cùng với đó, Truyền hình Quốc hội Việt Nam cũng ra mắt Bộ nhận diện mới và xác lập vị trí Kênh 7 trên các nền tảng truyền dẫn, phát sóng 24/7, góp phần tăng cường tính kết nối, tương tác với cử tri và khán giả truyền hình cả nước.

7. Thông qua chủ trương đầu tư 6 dự án giao thông quan trọng quốc gia với tổng mức đầu tư gần 360 nghìn tỷ đồng.

Trong năm 2022, Quốc hội đã ban hành các Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư 6 dự án giao thông quan trọng quốc gia với tổng mức đầu tư gần 360 nghìn tỷ đồng gồm: Dự án đường bộ cao tốc bắc - nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, dự án đường cao tốc Châu Đốc -Cần Thơ - Sóc Trăng, dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, dự án đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) chính thức được xem xét, thảo luận trong chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Để chuẩn bị, xây dựng dự thảo đầu tiên của dự án Luật Đất đai (sửa đổi) - nhiệm vụ lập pháp trọng tâm của Quốc hội Khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động vào cuộc từ sớm, từ xa trong quán triệt các chủ trương của Đảng về đổi mới chính sách đất đai, kế thừa các quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn để tiếp thu, xây dựng dự thảo, trình Quốc hội thảo luận lần đầu tiên tại Kỳ họp thứ 4.

Nhằm phát huy dân chủ, khai thác tối đa trí tuệ của cử tri, nhân dân cả nước đối với hoàn thiện dự thảo Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết nghị lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 18. Việc lấy ý kiến sẽ được tiến hành từ ngày 3/1 đến hết ngày 15/3/2023.

9. Đổi mới hoạt động giám sát ngày càng thiết thực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của cử tri, nhân dân.

Năm 2022, thể chế giám sát của Quốc hội không ngừng được hoàn thiện, cách thức tổ chức thực hiện ngày càng được cải tiến, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của cử tri, nhân dân. Về thể chế giám sát, đã ban hành Đề án về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội; Đảng đoàn Quốc hội ban hành Kết luận số 843-KL/ĐĐQH15 về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả giám sát để các cơ quan triển khai không chỉ trong năm 2022 mà còn các năm tiếp theo của nhiệm kỳ khóa XV.

Việc tổ chức giám sát được thực hiện bài bản, có sự đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả hơn. Các Tổ công tác giám sát xuống làm việc với các cơ quan chịu sự giám sát trước khi Đoàn giám sát làm việc nhằm thu thập thông tin, củng cố số liệu, thực trạng nội dung giám sát.

10. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tăng cường kết nối, hướng dẫn và giám sát hoạt động Hội đồng nhân dân các cấp.

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết hoạt động của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại 3 miền bắc - trung - nam.

Hội nghị có ý nghĩa quan trọng, góp phần tổng kết, đánh giá những thuận lợi, ưu điểm, kết quả nổi bật, những kinh nghiệm quý trong các lĩnh vực hoạt động của Hội đồng nhân dân; khẳng định tính chủ động trong việc xây dựng Nghị quyết hằng năm và cho cả nhiệm kỳ, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp các tỉnh, thành phố và công tác bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân.

H.L

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Trì cho biết vừa triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh, thiếu niên có hành vi gây rối trật tự trên địa bàn. Nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 14-19, mang hung khí là tuýp sắt hàn dao phóng lợn di chuyển với tốc độ cao, hò hét gây khiếp sợ cho người dân...

Tin khác

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 - 21/11. Sáng ngày 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Xem thêm
Phiên bản di động