10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2023
10 sự kiện và hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2022 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2022 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2023 |
1. Quản lý điều hành chính sách tài khóa mở rộng, hiệu quả: Năm 2023, đất nước ta tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, hàng loạt chính sách đã kịp thời được ban hành và đi vào cuộc sống hiệu quả, tiêu biểu là chính sách tài khóa hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Đây là năm thứ 4 liên tiếp, Bộ Tài chính tiếp tục trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền các chính sách hỗ trợ với quy mô khoảng 200 nghìn tỷ đồng.
Có thể kể đến một số chính sách hỗ trợ tài chính tiêu biểu như: Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 đối với hầu hết các mặt hàng đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10%. Gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất trong năm 2023 đối với doanh nghiệp, tổ chức và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế sâu sắc, toàn diện trong lĩnh vực tài chính |
Ban hành Thông tư giảm mức thu 36 khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tiết giảm chi phí của doanh nghiệp, người dân. Bổ sung dự toán số tăng thu ngân sách nhà nước năm 2022 là 403,8 nghìn tỷ đồng để thực hiện cải cách tiền lương, tăng chi đầu tư phát triển và các nhiệm vụ khác theo quy định,… cùng nhiều chính sách khác.
Trong bối cảnh nguồn thu ngân sách nhà nước bị ảnh hưởng lớn trong khi vẫn phải đảm bảo nhu cầu chi cho các hoạt động thường xuyên, đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đặc biệt là nhu cầu chi cho an sinh xã hội càng thể hiện sự quyết tâm luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân của Bộ Tài chính.
2. Chuyển đổi số, hướng tới nền tài chính thông minh: Năm 2023 là năm thứ 9 liên tiếp (từ 2014 - 2022), Bộ Tài chính nằm trong nhóm 3 bộ, cơ quan ngang bộ dẫn đầu về PAR Index với kết quả Chỉ số cải cách hành chính đạt 89,76%. Về chỉ số cải cách tài chính công, Bộ Tài chính tiếp tục là một trong số các bộ dẫn đầu, đạt tỷ lệ trên 96%.
Có thể nói chuyển đổi số tạo ra sự thay đổi về tư duy, nhận thức, phương thức xử lý công việc và công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của hầu hết các đơn vị trong ngành Tài chính. Với việc xác định “đẩy mạnh hiện đại hóa, phát triển nền tảng tài chính số trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin gắn với chuyển đổi số” là một trong các đột phá trong “Chiến lược phát triển tài chính đến năm 2030”, Bộ Tài chính đã tập trung triển khai có hiệu quả các hệ thống thông tin lớn, cốt lõi bám sát chương trình chuyển đổi số quốc gia, trong đó đặc biệt chú trọng hỗ trợ trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp như lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc.
Trong công tác quản lý thuế, năm 2023 đã tiếp tục tiến trình đẩy mạnh chuyển đổi số, điện tử hóa công tác quản lý thuế. Từ ngày 21/4/2023, Kho bạc Nhà nước chính thức triển khai diện rộng quy trình thanh toán tự động các khoản chi điện, nước, dịch vụ viễn thông theo ủy quyền của các đơn vị sử dụng ngân sách.
3. Tổ chức Xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng “Ổn định”; Có nhiều giải pháp quản lý, giám sát kịp thời thị trường chứng khoán: Việc Tổ chức Fitch nâng định mức tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh thế giới đối mặt với các thách thức về suy giảm tăng trưởng, kinh tế, thương mại cũng như sự gia tăng các rủi ro về tài chính ở nhiều quốc gia đã thể hiện sự đánh giá hết sức tích cực của cộng đồng quốc tế về nỗ lực chỉ đạo, điều hành của Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam thời gian qua nhằm ổn định vĩ mô và phục hồi kinh tế, củng cố nền tảng chính trị - xã hội; nỗ lực của Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan trong việc cập nhật thường xuyên và định kỳ truyền tải thông tin về những thành tựu, kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và cộng đồng nhà đầu tư.
4. Quản lý nợ công chặt chẽ, hiệu quả: Kết quả quản lý nợ công trong những năm qua là một điểm sáng trong điều hành chính sách tài khoá nói riêng và chính sách vĩ mô nói chung; được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và tổ chức quốc tế đánh giá là bền vững và tạo dư địa để chúng ta thực hiện các chính sách tài khoá mở rộng, hợp lý khi cần thiết, đặc biệt là trong đợt bùng phát nghiêm trọng dịch Covid-19 vừa qua.
Quy mô nợ công đến cuối năm 2023 khoảng 37% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trần 60% Quốc hội đề ra. Nợ Chính phủ khoảng 34% GDP, thấp hơn nhiều so với trần 50%. Mức dư nợ này thấp hơn nhiều so với mức trung bình năm 2023 của các quốc gia có mức xếp hạng tín nhiệm BB là 52,8% GDP và BBB là 54,9% GDP.
Nợ nước ngoài giảm dần trong cơ cấu vay của Chính phủ. Danh mục nợ nước ngoài hiện hành chủ yếu vẫn là các khoản vay kỳ hạn dài, lãi suất ưu đãi; góp phần tăng tính bền vững trước biến động tỷ giá của các ngoại tệ mạnh trên toàn cầu.
5. Hoàn thiện pháp luật và giảm nhiều khoản phí, lệ phí khi thực hiện điều hành dịch vụ công trực tuyến: Nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện thể chế của Bộ Tài chính là khá nặng nề (thường chiếm khoảng 1/4 -1/3 khối lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan thuộc Chính phủ), có nhiều nội dung phức tạp, song Bộ Tài chính luôn bảo đảm tiến độ hoàn thành Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh và Chương trình công tác góp phần tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Tính đến ngày 26/12/2023, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua 1 Luật, 1 Nghị quyết; trình Chính phủ ban hành 19 Nghị định và đang xem xét ban hành 15 Nghị định; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 6 Quyết định; ban hành theo thẩm quyền 64 Thông tư.
6. Quốc hội thông qua Nghị quyết về thuế tối thiểu toàn cầu: Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, tạo mức độ tin tưởng giữa các Tập đoàn đa quốc gia trong việc tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam, Bộ Tài chính đã giao Tổng cục Thuế chủ trì nghiên cứu đánh giá tác động và tham khảo kinh nghiệm quốc tế để xây dựng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu.
Ngày 29/11/2023, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Nghị quyết số 107/2023/QH15 về thuế tối thiểu toàn cầu. Đây là một bước đi cần thiết và với việc áp dụng từ ngày 1/1/2024, Việt Nam khẳng định vị thế và quyền đánh thuế của quốc gia, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ phần thu thuế bổ sung, góp phần tăng cường hội nhập quốc tế và cải cách hệ thống thuế phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo đó, Việt Nam sẽ áp dụng 2 quy định: Quy định tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu IIR áp dụng đối với các Tập đoàn của Việt Nam có đầu tư ra nước ngoài và Quy định thuế tối thiểu bổ sung nội địa đạt chuẩn QDMTT áp dụng đối với các Tập đoàn đa quốc gia có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
7. Kiểm soát lạm phát, quản lý bội chi ngân sách chặt chẽ, hiệu quả: Để có thêm nguồn lực tăng chi đầu tư phát triển, thúc đẩy phục hồi kinh tế, Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền quyết định dự toán bội chi ngân sách nhà nước năm 2023 ở mức 4,42% GDP.
Năm 2023 cũng là năm ghi nhận sự thành công trong công tác điều hành, quản lý giá. Là năm thứ 8 liên tiếp kiểm soát lạm phát dưới mục tiêu Quốc hội đề ra. Ước tính cả năm CPI tăng khoảng 3,5% (mục tiêu khoảng 4,5%). Đây là một dấu ấn trong chuỗi thành công của công tác quản lý, điều hành giá của Chính phủ nhiều năm trở lại đây, nhất là trong bối cảnh hầu hết các nước đang phải đối mặt với mối đe dọa, thách thức của lạm phát tăng cao.
8. Phát hiện, bắt giữ thành công nhiều vụ buôn lậu, gian lận thương mại, ma túy với số lượng lớn: Trong năm 2023, toàn ngành Hải quan đã bắt giữ, xử lý gần 16 nghìn vụ vi phạm trong lĩnh vực hải quan, với trị giá hàng hóa vi phạm khoảng 12,5 nghìn tỷ đồng; trong đó có nhiều vụ tiêu biểu, như: thu giữ trên 65.000 lít dầu D/O, FO và xăng các loại, 8,3 tấn ngà voi, 37 kg sừng tê giác, 2,8 tấn ma túy các loại... Cơ quan hải quan đã khởi tố 40 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 186 vụ.
9. Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế sâu sắc, toàn diện trong lĩnh vực tài chính: Năm 2023, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy quan hệ hợp tác sâu sắc và toàn diện trong lĩnh vực tài chính. Đáng chú ý là các hoạt động đối ngoại của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong quan hệ hợp tác đa phương, 2023 cũng là năm đánh dấu nhiều sự kiện quốc tế lớn do Bộ Tài chính chủ trì tổ chức thành công.
10. Công tác an sinh xã hội được triển khai thiết thực, hiệu quả: Trước tình hình thiên tai, lũ lụt diễn biến phức tạp, khó lường, thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, năm 2023, Bộ Tài chính đã thực hiện xuất cấp lương thực, các trang thiết bị dự trữ quốc gia với tổng trị giá khoảng 1.448 tỷ đồng, trong đó gồm: 108.118 tấn gạo với trị giá khoảng 1.300 tỷ đồng và vật tư thiết bị dự trữ quốc gia khoảng 148 tỷ đồng góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền
Tài chính 20/11/2024 18:27
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Tài chính 19/11/2024 10:18
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Tài chính 19/11/2024 06:18
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động
Tài chính 14/11/2024 06:38
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh
Tài chính 09/11/2024 12:15
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh
Tài chính 09/11/2024 07:19
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường
Tài chính 09/11/2024 07:12
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế
Tài chính 07/11/2024 14:47
Vốn tín dụng cho “tam nông”
Tài chính 07/11/2024 06:35
Cổ phiếu công ty của ông Donald Trump biến động mạnh
Tài chính 06/11/2024 15:27