10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2022
Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực, chuỗi cung ứng được nối lại và đa dạng hóa
Sản xuất công nghiệp của cả nước phục hồi với tốc độ tăng trưởng cao. Dự kiến năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 9%, đạt mục tiêu tăng trưởng của ngành. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng khoảng 9%, cao hơn kịch bản tăng trưởng tại Nghị quyết 01.
Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục duy trì động lực của toàn ngành, với chỉ số sản xuất ngành này dự kiến tăng trên 9% năm 2022, đóng góp hơn 86% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực |
Ngành điện đã đảm bảo tốt cân đối điện phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và sinh hoạt của người dân. Ngành dầu khí về đích trước kế hoạch 2 tháng 18 ngày, đưa 5 mỏ và công trình mới vào khai thác, nhiều hơn 1 công trình so với kế hoạch cả năm, nộp ngân sách hoàn thành kế hoạch cả năm trước 6 tháng. Ngành than cơ bản hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm 2022.
Xuất nhập khẩu lập kỷ lục mới với hơn 732 tỷ USD, duy trì năm thứ 7 xuất siêu liên tiếp
Dự kiến cả năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 732 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu tăng khoảng 10,5%, đạt khoảng 371,5 tỷ USD, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao. Có 39 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (tăng 4 mặt hàng so với năm 2021), trong đó có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD.
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp với thặng dư gần 11 tỷ USD, góp phần làm tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế đi vào thực chất và chiều sâu
Xuất khẩu sang thị trường các nước mới ký kết các Hiệp định định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đều có mức tăng trưởng trên 20%, thậm chí có một số thị trường trên 30%. Nhiều mặt hàng nông nghiệp có giá trị gia tăng cao như rau quả tươi, rau củ quả chế biến, gạo, thủy sản, đã khai thác tốt cơ hội tại các thị trường FTA mới.
Các sáng kiến của Việt Nam được quốc tế và khu vực đồng thuận, đánh giá cao; duy trì, thúc đẩy hợp tác với các nước đối tác truyền thống, các nước láng giềng và các đối tác lớn tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư của Việt Nam.
Công tác phổ biến, tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế được cải thiện cơ bản, được thể hiện qua các chỉ số tích cực về hiểu biết của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với các FTA.
Thương mại điện tử xếp thứ 5 thế giới về tốc độ tăng trưởng
Năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới.
Thương mại điện tử xếp thứ 5 thế giới về tốc độ tăng trưởng |
Bộ Công Thương đã phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều chương trình kết nối thương mại điện tử, đồng thời tổ chức các chương trình hợp tác về thương mại điện tử xuyên biên giới với các sàn thương mại điện tử quốc tế lớn như Amazon, Alibaba. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp đến các thị trường, đặc biệt với các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam (nông sản, thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp tiêu dùng).
Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài
Từ đầu năm 2022, hoạt động cung cấp thông tin thị trường và tư vấn thông tin thị trường cho hiệp hội, doanh nghiệp và địa phương đặc biệt được quan tâm. Bộ Công Thương đã phát huy sáng kiến tổ chức công tác giao ban xúc tiến thương mại hàng tháng của hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin, những chính sách, quy định mới về thị trường và các khuyến nghị kịp thời cho các doanh nghiệp.
Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại cũng tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng đa dạng hóa phương thức xúc tiến thương mại, hỗ trợ thiết thực có hiệu quả cho các doanh nghiệp, hiệp hội, địa phương. Các Thương vụ đóng vai trò vừa là cầu nối vừa là nhà tư vấn thị trường xuất khẩu.
Phòng vệ thương mại góp phần bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước
Bộ Công Thương phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài và đã đem lại những kết quả tích cực.
Nhiều vụ việc Việt Nam thành công trong việc chứng minh doanh nghiệp không bán phá giá hay Chính phủ không trợ cấp, không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường quan trọng, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu. Các biện pháp phòng vệ thương mại đã góp phần đảm bảo việc làm của gần 150.000 người lao động.
Bộ Công Thương phối hợp với các ngành sản xuất trong nước xử lý 16 vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của nước ta, bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất và xuất khẩu.
Thị trường trong nước phục hồi mạnh mẽ
Thị trường trong nước tăng trưởng cao, gấp 2,7 lần so với kế hoạch của ngành, đáp ứng cơ bản hàng hóa thiết yếu cho người dân, góp phần kiểm soát lạm phát trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa phục hồi mạnh sau đại dịch Covid-19 và thị trường thế giới có biến động lớn.
Thị trường trong nước phục hồi mạnh mẽ |
Năm 2022, thị trường hàng hóa trong nước chịu tác động lớn của thị trường thế giới, giá một số hàng hóa (nhất là các mặt hàng nhóm nhiên liệu, năng lượng…) có xu hướng tăng mạnh theo giá hàng hóa thế giới.
Công tác điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu theo phân công và việc chỉ đạo triển khai Chương trình Bình ổn thị trường của Bộ Công Thương đã đạt kết quả tốt, góp phần quan trọng trong việc điều hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Chính phủ. Thị trường hàng hóa thiết yếu nói chung tương đối ổn định, CPI cả năm 2022 được kiểm soát ở mức khoảng 3% (cách xa mức 4% Quốc hội giao).
Quy mô và dung lượng thị trường năm 2022 đạt mức tăng trưởng rất cao so với năm trước. Dự kiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2022 ước đạt khoảng 5.639,5 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2021.
Cung cấp đủ điện cho sinh hoạt và nhu cầu sản xuất tăng cao sau thời kỳ dịch bệnh
Bộ Công Thương đã tập trung tháo gỡ khó khăn để đưa vào vận hành khối lượng lớn các dự án nguồn và lưới điện có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp điện, đóng góp tích cực cho khôi phục và phát triển kinh tế.
Cung cấp đủ điện cho sinh hoạt và nhu cầu sản xuất tăng cao sau thời kỳ dịch bệnh |
Bộ đã tổ chức nhiều cuộc họp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam để rà soát, xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống điện năm 2022 và nghiên cứu các giải pháp cụ thể, đồng bộ. Việc cung ứng điện năm 2022 của toàn hệ thống điện quốc gia đã được đảm bảo, đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân cả nước, đặc biệt là trong các dịp nghỉ lễ, tết dài ngày và trong thời gian diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa - thể thao lớn của đất nước.
Kiện toàn cơ cấu tổ chức Bộ Công Thương
Ngày 29/11/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương. Theo đó, cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương giảm 01 Vụ, 01 Cục và 23 phòng thuộc Vụ.
Luật Dầu khí sửa đổi chính thức được Quốc hội thông qua
Tại Phiên họp ngày 14/11/2022 Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật Dầu khí số 12/2022/QH15 (với tỷ lệ 472/475 Đại biểu Quốc hội có mặt đồng ý), gồm 11 chương, 69 điều, có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Luật Dầu khí số 12/2022/QH15 đã thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước đối với các điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí với nhiều chính sách mới như chính sách về điều tra cơ bản về dầu khí, chính sách ưu đãi đặc biệt; Chính sách về khai thác tài nguyên đối với mỏ dầu khí khai thác tận thu; Hoàn thiện các quy định về trình tự phê duyệt các bước triển khai hoạt động dầu khí, dự án dầu khí bảo đảm tính tương đồng với hệ thống pháp luật; Quy định rõ chức năng, quyền và nghĩa vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Hà Nội: Trích 7 tỷ đồng hỗ trợ 3 tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả cơn bão số 6
Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ đạt kết quả toàn diện trên các mặt công tác
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay (1/11): Đồng USD thế giới giảm, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 01/11/2024 07:21
Giá xăng dầu hôm nay (1/11): Giá dầu thế giới tăng, trong nước biến động trái chiều
Thị trường 01/11/2024 07:20
Giá vàng hôm nay 1/11: Vàng thế giới và trong nước vẫn duy trì sức “nóng”
Thị trường 01/11/2024 06:41
Giá vàng thế giới giảm nhẹ sau chuỗi ngày tăng nóng
Thị trường 01/11/2024 06:40
Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ đồng
Thị trường 31/10/2024 17:24
Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 31/10
Thị trường 31/10/2024 15:16
Tỷ giá USD hôm nay (31/10): Đồng USD đồng loạt giảm
Thị trường 31/10/2024 07:55
Giá xăng dầu hôm nay (31/10): Giá dầu thế giới tăng hơn 2%
Thị trường 31/10/2024 07:51
Giá vàng nhẫn tăng kỷ lục, vàng miếng cán mốc 90 triệu đồng/lượng
Thị trường 30/10/2024 19:03
Để thiên đường du lịch hấp dẫn về đêm
Thị trường 30/10/2024 09:45