“Yêu” như dịch giả Lê Quang
Ra mắt phiên bản tiếng Anh “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” | |
'Đại Việt sử ký toàn thư' cũng bị ăn cắp bản quyền! | |
Tác giả “Một mối tình ở điện Élysée” đến Việt Nam |
Dịch giả Lê Quang có vẻ ngoài như võ sư, có cách trò chuyện rất duyên. Ảnh: L.Q.V |
Năm 1974, Lê Quang đến nước Đức, theo học ngành kiến trúc, rồi ở một lèo 28 năm nơi xứ người, bươn trải đủ nghề. Năm 2001, hồi hương, Lê Quang làm hướng dẫn viên du lịch, nhưng chưa được bao lâu, bỏ việc.
Ông giãi bày: “Làm du lịch được cái thú đi nhiều nơi, nhưng vất vả. Tiền lương thì ít. Tiền “típ” ở mảng khách mình theo chẳng được 1 xu. Đành theo cách mọi người thường làm, đi tour, “lùa” khách vào các cửa hàng lưu niệm, được chủ cửa hàng “bồi dưỡng” chút đỉnh. Dần dà, chán, vì thấy cái kiểu làm ấy nó cứ hèn hèn, bèn thôi…”.
Hai ấn phẩm do Lê Quang chuyển ngữ vừa được NXB Phụ nữ ra mắt bạn đọc. Ảnh: L.Q.V |
Nghỉ việc dẫn khách, cái thú đọc sách lại ùa về với Lê Quang. Ông tìm đọc những cuốn sách văn học tiếng Đức, rồi chuyển ngữ sang tiếng Việt, lặng lẽ kiếm sống bằng nghề biên dịch, phiên dịch. Nhiều cuốn sách ông dịch được xuất bản, được bạn đọc biết tiếng. Nhưng Lê Quang lại tự “đày” mình bằng cái niềm yêu riêng lạ. Ông chỉ thích những cuốn sách, mà ở đó, nhân vật có số phận đặc biệt, éo le, bi thảm, trong khi thị trường sách Việt ngày thêm ngập tràn những sách ngôn tình sướt mướt, hay kiếm hiệp chí chát….
Trong “Ân sủng của đời” (vừa ra mắt tại Trung tâm Văn hóa Pháp ở Hà Nội nhân “Những ngày văn học Châu Âu” 2017) có một nhân vật đặc biệt như thế: Geri - một nhà báo hạng “xoàng” ở một tòa báo hạng “thấp”. Sau cuộc điều tra về việc một nhà hảo tâm bí ẩn thường gửi 10.000 euro tặng một cảnh đời bất hạnh (đã đăng trên tờ báo nơi Geri làm việc), Geri đã trở thành “ông bố rơi” của cậu bé nghèo khó kia. Và rồi, điều quan trọng đã xảy ra: Geri đã thể hiện điều mà chính anh chưa bao giờ nghĩ tới - đó là trách nhiệm của một người cha.
Mượn góc nhìn của Geri, dưới cách viết tưởng chừng bông đùa đó, tác giả đã đề cập tới nhiều vấn đề nóng của xã hội như: Quan hệ của gia đình thời hiện đại, vượt biên, nhập cư trái phép, tị nạn, thất nghiệp, cán cân giàu - nghèo, trách nhiệm của nhà báo…
Tại buổi giao lưu với bạn đọc Hà Nội ở chiều tối 9/5/2017, dịch giả Lê Quang đã chia sẻ nhiều điều về chuyện đời, chuyện nghề. Ảnh: L.Q.V |
Cũng cách dẫn chuyện tự nhiên như thế, với nhiều chi tiết bất ngờ trong “Mãi yêu em”, tác giả cuốn tiểu thuyết đã dẫn dụ bạn đọc vào mê lộ của “một câu chuyện “kinh dị” khoác áo diễm tình”. Với vô vàn những cú xoay chuyển, hé lộ những bí ẩn, tác giả đưa bạn đọc đến với “nỗi sợ tình yêu đầy cưỡng áp, đầy trói buộc, dẫu nó được ngụy trang bằng muôn vàn yên ấm”. Để rồi, thông điệp mà tác giả mong truyền tải qua cuốn sách này là: Đi tới cùng, hạnh phúc nên là và phải là tự tại; nó sẽ bước ngay sang địa hạt ác mộng nếu bị gắn với một dây xích bọc đường.
Trở lại chuyện biên dịch của Lê Quang, có người đã hỏi: “Hẳn việc này cũng kiếm bộn tiền?”. Ông cười hiền: “Dịch sách là công việc cô đơn, nhưng được tự do về thời gian, muốn dịch lúc nào thì làm. Còn thù lao chả là bao. Thiên hạ có nhiều cuốn hay, mình cũng mê, nhưng chưa chắc Nhà xuất bản đã thích (vì khó tiêu thụ trên thị trường?). Giờ, tôi lập một công ty ở bên Đức kinh doanh bản quyền, rồi thi thoảng qua thăm hội chợ sách quốc tế. Thích tác phẩm nào, liên hệ mua bản quyền cuốn đó về dịch, rồi đem chào hàng các Nhà xuất bản trong nước. Việc đó cũng tiềm ẩn rủi ro, nhưng bù lại, được tự chọn đề tài. May mà, hiện cũng ít bị từ chối…”.
“Nhiều người cũng bảo, việc dịch sách, in sách văn học khổ thế, lao vào làm gì? Tôi bảo, chót yêu rồi, có khổ, thì cũng phải chịu, nhá” - Lê Quang tâm sự. Cứ như thế, dịch giả Lê Quang đã lặng lẽ góp phần vào việc nối nhịp cầu giao lưu văn hóa giữa nước Đức, nước Áo với bạn đọc Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Noel trong tôi
Văn hóa 24/12/2024 08:32
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05