Y tế Thủ đô không ngừng phát triển
Điểm sáng của Y tế Thủ đô | |
Ngành Y tế Thủ đô: Đã và sẽ còn những bước tiến vượt bậc |
Trong suốt 63 năm qua, mạng lưới y tế dự phòng, y tế cơ sở, các cơ sở khám chữa bệnh; năng lực chuyên môn, trình độ khoa học của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ nghiên cứu về sức khỏe... của Hà Nội đã có bước phát triển vững mạnh, vượt bậc. Ngành y tế Thủ đô không chỉ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân mà còn có đóng góp ngày càng tích cực vào sự phát triển của nền y học Việt Nam, từng bước tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu về sức khỏe con người.
BV Ung Bướu Hà Nội phát triển theo mô hình xanh- sạch. |
Ngành Y tế Hà Nội cũng tiếp tục duy trì và phát triển các kỹ thuật chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực, thậm chí có những kỹ thuật ngang tầm với các bệnh viện Trung ương và các nước trong khu vực. Các bệnh viện tuyến huyện đã triển khai nhiều kỹ thuật của bệnh viện tuyến thành phố về lĩnh vực sản khoa, ngoại khoa, tim mạch... 100% bệnh viện tuyến huyện đã thực hiện Phẫu thuật nội soi (Viêm ruột thừa, u nang buồng trứng, u xơ tiền liệt tuyến, cắt túi mật...). Phát triển các kỹ thuật cao trong các lĩnh vực: Sản phụ khoa, Tim mạch, Ung bướu, Phẫu thuật tạo hình, Ghép thận...
Dù bối cảnh dịch bệnh trong nước, trên thế giới, các nước trong khu vực diễn biến rất phức tạp, song tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố vẫn được kiểm soát tốt. Đồng thời Thành phố vẫn duy trì tốt hệ thống giám sát, phát hiện dịch bệnh tại cơ sở y tế cũng như tại cộng đồng. Các đội chống dịch cơ động được trang bị đầy đủ, sẵn sàng đáp ứng nhanh, kịp thời với các trường hợp bệnh truyền nhiễm, các sự kiện y tế công cộng. Cùng với đó, công tác xét nghiệm chống dịch được đầu tư, đủ khả năng chẩn đoán nhanh các tác nhân gây bệnh mới trên thế giới như: Ebola, MERS-CoV, Zika, Sốt xuất huyết... Các chương trình mục tiêu đều đạt được các kết quả đề ra, trên 95% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Củng cố và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân là một trong những mục tiêu lớn của ngành Y tế Thủ đô. Đến nay, đã có trên 560 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia y tế (đạt tỷ lệ 96%). Ngoài ra, ngành Y tế Hà Nội tập trung lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho 100% người dân trên địa bàn theo. Hiện tại, Sở Y tế đang khẩn trương thống kê dữ liệu dân số trên từng quận, huyện, thị xã; tập huấn cho cán bộ y tế; xây dựng phần mềm quản lý; lập hồ sơ quản lý sức khỏe tới từng người dân cũng như triển khai có hiệu quả mô hình bác sĩ gia đình.
Minh chứng của sự lớn mạnh của y tế Thủ đô là Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội. Hơn10 năm trước, nói đến bệnh viện này ít người biết đến, song nay BV Ung Bướu Hà Nội vươn lên thành bệnh viện loại (tuyến cuối cùng trong điều trị ung thư, tương đương các bệnh viện Trung ương). Hiện tại, Bệnh viện có 24 khoa phòng với 460 cán bộ nhân viên. Quy mô bệnh viện năm 2017 có 350 giường bệnh, đáp ứng trung bình 350 - 400 lượt khám, chữa bệnh/ngày. Trong đó, điều trị ngoại trú tổng số khoảng 2.500 bệnh nhân; điều trị nội trú khoảng 800-1000 bệnh nhân/ngày. Để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của bệnh nhân cũng như xứng đáng là bệnh viện tuyến cuối (loại I- PV), những năm qua, Bệnh viện đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng đầu tư vào cơ sở vật chất.
Cụ thể Bệnh viện đã đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại đồng bộ hoàn chỉnh đảm bảo đầy đủ phương tiện chẩn đoán và điều trị ung thư gồm: Máy chụp mạch số hóa xóa nền, máy chụp công hưởng từ, hệ thống nội soi, siêu âm, máy nhuộm tiêu bản chẩn đoán giải phẫu bệnh..; Máy chụp PET/CT, máy chụp cắt lớp 64 dãy, 128 dãy, máy chụp xạ hình, máy xạ trị gia tốc điều biến liều…(xã hội hóa). Một số kỹ thuật cao, chuyên sâu đã triển khai tại bệnh viện: Sinh thiết u phổi dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính; Sinh thiết tức thì khối u trong mổ; Sinh thiết tuyến tiền liệt dưới hướng dẫn siêu âm; Chụp PET/CT; Nút mạch điều trị ung thư ; Nút mạch điều trị u máu…
Đặc biệt, năm 2017, bệnh viện đã hoàn thiện xây dựng tòa nhà 6 tầng khám chữa bệnh theo yêu cầu chất lượng cao với quy mô 250 giường bệnh với mô hình chăm sóc người bệnh toàn diện, 1 khu khám bệnh theo yêu cầu chất lượng cao, 1 khu khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư, 1 phòng hội chẩn trực tuyến (Telemedecine).
Như vậy, cùng với Trung tâm Tiêu hóa Kỹ thuật cao (Bệnh viện Đa khoa Xanh- Pôn), việc Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội đưa tòa nhà khám chữa bệnh chất lượng cao vào hoạt động không chỉ đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh liên quan đến ung bướu mà còn góp phần tâng tầm y tế Thủ đô lên mức cao hơn.
Hương Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38