“Xuống phố” đánh thức tình yêu nghệ thuật truyền thống
Gia đình có thể giúp tài năng nhí tỏa sáng | |
“Nổi gai ốc” với màn giả điên hát chèo của cậu bé 8 tuổi |
Nghệ thuật truyền thống “xuống phố”
Rạp hát Hồng Hà, nhà hát chèo Kim Mã, rạp Chuông vàng,… là những nơi chuyên biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ khán giả thủ đô và khách du lịch với các chương trình nghệ thuật được đông đảo người xem mến mộ, thì nay thường xuyên rơi vào tình trạng đìu hiu. Nhiều đêm diễn chuẩn bị, dàn dựng công phu nhưng khi diễn viên ra sân khấu chỉ diễn cho vài khán giả. Trước thực tế này, nhiều nghệ sĩ say mê với nghệ thuật truyền thống đã quyết định “xuống phố” để đưa nghệ thuật tiếp cận gần hơn với công chúng. Và cách làm này đã chứng minh được hiệu quả.
Sân khấu chèo tại các cửa đình luôn được công chúng đón nhận |
Mới đây, công chúng thủ đô yêu nghệ thuật chèo vừa có dịp sống lại với không gian “nghe tiếng trống chèo bế bụng đi xem”, còn những người trẻ được cảm nhận không khí “ra đình xem hội” với “Tiếng trống chèo 2015”. Đây là chương trình do Nhà hát Chèo Việt Nam và tổ chức “Tôi xê dịch” – một nhóm thực hiện theo dự án truyền thông xã hội về văn hóa, du lịch dành cho giới trẻ (ra đời từ tháng 6/2012) phối hợp thực hiện.
Ba đêm diễn vào các tối 5/9, 12/9, 19/9 tại đình Tháp, đình Tứ Liên, đình Xuân Tảo (Hà Nội) đã khiến khán giả lặng người với những trích đoạn tiêu biểu trong các vở chèo cổ nổi tiếng như “Quan âm Thị Kính”, “Lưu Bình Dương Lễ” và “Kim Kham”. Không chỉ được thưởng những vở chèo kinh điển, người dân đến với “Tiếng trống chèo” còn được nghe giới thiệu về nghệ thuật chèo, thử sắm vai vào những nhân vật chèo với cách cầm quạt, dáng đi cách đứng để giúp họ hiểu thêm, yêu thêm bộ môn nghệ thuật truyền thống của cha ông. Mỗi đêm diễn, khán giả kéo đến xem đông như trẩy hội, chật kín quanh các chiếu chèo. Trong không gian sân đình, bên cạnh những cụ già, những người say mê nghệ thuật truyền thống còn có cả những vị khách nước ngoài, những bạn trẻ thuộc thế hệ 9x, 10x lần đầu tiên được thưởng thức tiếng chèo.
Không thể mãi xem miễn phí
NSƯT Thanh Ngoan cho rằng, mỗi một không gian diễn xướng đều có cái thuận lợi và cái hay riêng. Nếu khán giả đến rạp thì mức độ thưởng thức cao hơn, các phẩm nghệ thuật mang đề tài mang hơi thở cuộc sống. Còn với không gian sân đình, người dân đến đông vì cảm thấy được thoải mái và đặc biệt là không phải mất tiền… mua vé. |
Với cương vị lãnh đạo của Nhà hát Chèo Việt Nam, NSƯT Thanh Ngoan luôn đau đáu với suy nghĩ tìm cách đưa tiếng chèo đến gần hơn với khán giả không chỉ riêng khán giả trong nước mà còn với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, kinh phí để phục vụ miễn phí cho người xem như “Tiếng trống chèo” thuộc dự án “Tôi xê dịch” – một dự án hoạt động với nguồn quỹ cộng đồng mà người tham gia tự nguyện đóng góp không nhiều. Nhìn vào cảnh đối nghịch giữa không khí tưng bừng, nhộn nhịp ở sân đình với sân khấu nhà hát vắng hoe khán giả, khiến nhiều người không khỏi suy ngẫm. Nhìn nhận về điều này, NSƯT Thanh Ngoan cho rằng, mỗi một không gian diễn xướng đều có cái thuận lợi và cái hay riêng. Nếu khán giả đến rạp thì mức độ thưởng thức cao hơn, các phẩm nghệ thuật mang đề tài mang hơi thở cuộc sống. Còn với không gian sân đình, người dân đến đông vì cảm thấy được thoải mái và đặc biệt là không phải mất tiền… mua vé.
Đấy chính là một phần nguyên do vì sao các nhà hát đầy đủ tiện nghi nhưng vẫn thua đứt khán giả đến với sân đình. Nghệ thuật truyền thống vẫn được mọi người yêu thích, quan tâm nhưng đại đa số người dân lại không có thói quen tới rạp, thói quen bỏ tiền ra mua vé. “Phải là người trong cuộc mới hiểu nỗi vất vả của những người nghệ sĩ mang trong mình tâm huyết và mong mỏi gìn giữ nghệ thuật truyền thống. Khán giả khi xem một vở chèo hay, khen diễn viên diễn giỏi nhưng không hiểu được rằng, để có vở chèo hay cống hiến cho khán giả, người nghệ sĩ phải nỗ lực như thế nào trong khi đồng lương của các nghệ sĩ truyền thống quá ít ỏi không đủ để sống, để bám trụ được với nghề. Vậy mà người dân chỉ thích xem miễn phí. Thử hỏi cứ miễn phí mãi như thế thì lấy kinh phí ở đâu ra để quay vòng, để đầu tư làm lại?”, NSƯT Thanh Ngoan trải lòng.
“Gìn giữ và bảo tồn nghệ thuật truyền thống không phải là trách nhiệm của cá nhân ai mà là của cả một hệ thống, trong đó khán giả giữ vai trò vô cùng quan trọng. Dân Việt phải hiểu và yêu những thứ vốn liếng của cha ông, để rồi cùng nuôi dưỡng kho tàng quý báu đó ngay trong cộng đồng xã hội người Việt thì mới mong nghệ thuật truyền thống trường tồn theo thời gian”, NSƯT Thanh Ngoan nói.
Lưu Nhi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07