Xử lý buôn lậu, gian lận trong kinh doanh xăng dầu: Không có vùng cấm

(LĐTĐ) Thời gian vừa qua hoạt động sản xuất, kinh doanh, xăng dầu diễn ra phức tạp ở hầu hết các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh, làm thất thu lớn ngân sách nhà nước, tác động trực tiếp đến an ninh năng lượng của quốc gia. 
xu ly buon lau gian lan trong kinh doanh xang dau khong co vung cam Xăng RON 95 giảm giá 400 đồng/lít
xu ly buon lau gian lan trong kinh doanh xang dau khong co vung cam “Người dân còn băn khoăn về chất lượng xăng E5 là tất nhiên”
xu ly buon lau gian lan trong kinh doanh xang dau khong co vung cam Thủ tướng yêu cầu báo cáo tình hình biến động giá xăng dầu

Nổi lên là tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu trên biển diễn biến phức tạp; kinh doanh, pha chế xăng dầu có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật; gian lận thương mại trong kinh doanh, vi phạm quy định về đo lường và các hành vi vi phạm khác…

xu ly buon lau gian lan trong kinh doanh xang dau khong co vung cam
Buôn lậu xăng dầu trên vùng đang diễn biến rất phức tạp (Ảnh minh họa: VOV)

Dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu còn tiềm ẩn và diễn ra phức tạp, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia)yêu cầu Ban chỉ đạo 389 các bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nội dung trong Kế hoạch 410/KH-BCĐ389 ngày 14/6/2017.

Trong đó, các Bộ, ngành Trung ương làm tốt công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản theo lĩnh vực ngành, địa bàn quản lý, phụ trách; tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch thường xuyên và đột xuất; tăng cường tuần tra kiểm soát phát hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu trái phép, kịp thời có biện pháp xử lý, tuyệt đối không để nổi cộm, kéo dài và xác định không có vùng cấm.

Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia) yêu cầu Ban chỉ đạo 389 các bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nội dung trong Kế hoạch 410/KH-BCĐ389 ngày 14/6/2017.

Trong đó, các Bộ, ngành Trung ương làm tốt công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản theo lĩnh vực ngành, địa bàn quản lý, phụ trách; tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch thường xuyên và đột xuất; tăng cường tuần tra kiểm soát phát hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu trái phép, kịp thời có biện pháp xử lý, tuyệt đối không để nổi cộm, kéo dài và xác định không có vùng cấm.

Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan chức năng và Tổng Cục Quản lý thị trường tăng cường việc quản lý việc cấp phép xuất nhập khẩu xăng dầu, các chất dung môi, nhất là loại dung môi có khả năng sử dụng pha chế xăng dầu; kiểm tra thị trường, nhất là những địa bàn có nguy có lớn về vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu trái phép.

Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế tăng cường việc kiểm tra, giám sát các hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu, chất dung môi có khả năng pha chế xăng dầu; tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trong địa bàn hoạt động để ngăn chặn đấu tranh chông buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép và làm xăng dầu giả, kém chất lượng; hoàn thành việc dán tem vào công tơ tổng, triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, hỗ trợ các Tập đoàn, Tổng công ty xăng dầu sử dụng công nghệ kết nối truyền dữ liệu mua, bán xăng dầu đến cơ quan Thuế.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ chủ động phát hiện những đường dây buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép và xăng dầu giả, kém chất lượng lập án đấu tranh; tăng cường tuần tra kiểm soát trên đường bộ, các vùng biển, vùng nước cảng, những nơi diễn ra nhiều trao đổi mua bán xăng dầu trái phép để chủ động phát hiện những dấu hiệu vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu trái phép.

Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông trên cơ sở kết quả đã đạt được, chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục thực hiện các nội dung trong kế hoạch, tập trung vào một số nội dung.

Cụ thể, Bộ Khoa học và Công nghệ đặc biệt quan tâm đến kiểm tra đo lường, chất lượng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu. Bộ Giao thông vận tải quản lý chặt chẽ các phương tiện vận tải xăng dầu, phối hợp với chính quyền địa phương rà soát quy hoạch, quy định những vị trí chuyển tải sang mạn xăng dầu, những khu vực cảng nhằm quản lý hiệu quả hạn chế hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu trái phép.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương bảo đảm tốt hậu cần nghề cá để các tàu đánh bắt xa bờ, dài ngày có thể mua xăng dầu ngay trên biển để hoạt động, giúp ngư dân vừa đảm bảo yên tâm đánh bắt hải sản, vừa chấp hành đúng quy định pháp luật, đồng thời tăng cường kiểm soát các tàu có cải hoán (giả dạng tàu cá) ngăn chặn được hoạt động mua xăng dầu trái phép trên biển.

Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường tuyên truyền, nhất là địa bàn trọng điểm và khi có vụ việc xảy ra có liên quan đến hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép và xăng dầu giả, kém chất lượng, nhằm nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng.

Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia cũng yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo phạm vi, lĩnh vực, địa bàn được giao đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn, Tổng công ty, các tổng đại lý, địa lý bán lẻ, cửa hàng bán lẻ thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đo lường và chất lượng, chú trọng quy định gắn thiết bị in chứng từ bán hàng cho cột đo xăng dầu để in và cung cấp chứng từ cho khách hàng khi có yêu cầu chống thất thu thuế, buôn lậu và gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

Xét xử vụ buôn lậu xăng dầu lớn nhất từ trước đến nay

Ngày 12/12, TAND tỉnh Bình Thuận đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Đức Mạnh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dương Đông Hòa Phú) và 11 đồng phạm về tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, nhận hối lộ, đưa hối lộ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Đây là vụ buôn lậu xăng dầu quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an, đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can và tiến hành điều tra, xác định từ ngày 14/10/2015 - 29/01/2016, lợi dụng việc nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam kinh doanh, Nguyễn Đức Mạnh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Dương Đông Hòa Phú, tỉnh Bình Thuận) cùng nguyên Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thanh Sơn, nguyên Trưởng phòng Kinh doanh Vũ Văn Bằng, nguyên Phó Phòng Kinh doanh Nguyễn Đăng Duy và nhân viên Nguyễn Đức Quang đã tổ chức thực hiện hành vi mua của công ty nước ngoài 12 chuyến xăng dầu với số lượng hơn 91 triệu lít xăng A92 (tương đương 65.630 tấn) và hơn 77,5 triệu lít dầu DO (tương đương 65.558 tấn) nhưng chỉ tiến hành khai báo hải quan nhập khẩu kinh doanh chưa tới 17,5 triệu lít xăng A92 và khoảng 14,85 triệu lít dầu DO. Số lượng còn lại không khai báo hải quan, nhập lậu hơn 73,6 triệu lít xăng A92 và 63 triệu lít dầu DO, tổng trị giá hơn 2.034 tỷ đồng…

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 10 ngày từ 12/12 đến 22/12.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, đặc điểm của sốt xuất huyết là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Do đó, công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cần phải được nâng cao, người dân không nên chủ quan khi bước vào cao điểm dịch.
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nếu để các bệnh viện và các trường đại học tự chủ mà phải tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn thì hậu quả người bệnh và người học phải gánh chịu với chi phí dịch vụ cao...
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng

Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng

(LĐTĐ) Mới đây, Công ty Cổ Phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã trúng thầu dự án Eaton Park trị giá gần 1.900 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Địa ốc Tâm Lực, thuộc Tập Đoàn Gamuda Land làm Chủ đầu tư.
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn

Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn

(LĐTĐ) Ngày 4/11, thực thi cam kết phát triển bền vững, Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) chính thức ra mắt Thẻ thanh toán Techcombank Visa Eco (thẻ Eco) - Thẻ xanh đầu tiên cho khách hàng sống xanh mỗi ngày cùng Techcombank.
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên

Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên

(LĐTĐ) Được quy hoạch theo mô hình “thành phố trong thành phố”, Thủy Nguyên của Hải Phòng đang cần những khu đô thị mới thực sự nâng tầm chất lượng sống của người dân địa phương như Vlasta - Thuỷ Nguyên hay Hoàng Huy Green River.
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm

Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm

(LĐTĐ) Cuộc đọ sức giữa Real Madrid và AC Milan trong khuôn khổ Champions League 2024/25 sẽ diễn ra lúc 03h00 ngày 6/11. Với lợi thế sân nhà, đoàn quân của HLV Carlo Ancelotti đang đặt nhiều kỳ vọng vào việc giành trọn 3 điểm để tiếp tục cuộc đua ở bảng đấu.
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?

Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?

(LĐTĐ) Đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm, nhiều vỉa hè, tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội lại bị “xới tung”, bụi bay mù mịt gây ảnh hưởng đời sống dân sinh. Điều đáng nói, tình trạng này lặp đi lặp lại hàng năm trên khắp các nẻo đường, tuyến phố như một điệp khúc quen thuộc.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động