Xử lý buôn lậu, gian lận trong kinh doanh xăng dầu: Không có vùng cấm

15:10 | 21/12/2018
(LĐTĐ) Thời gian vừa qua hoạt động sản xuất, kinh doanh, xăng dầu diễn ra phức tạp ở hầu hết các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh, làm thất thu lớn ngân sách nhà nước, tác động trực tiếp đến an ninh năng lượng của quốc gia. 
xu ly buon lau gian lan trong kinh doanh xang dau khong co vung cam Xăng RON 95 giảm giá 400 đồng/lít
xu ly buon lau gian lan trong kinh doanh xang dau khong co vung cam “Người dân còn băn khoăn về chất lượng xăng E5 là tất nhiên”
xu ly buon lau gian lan trong kinh doanh xang dau khong co vung cam Thủ tướng yêu cầu báo cáo tình hình biến động giá xăng dầu

Nổi lên là tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu trên biển diễn biến phức tạp; kinh doanh, pha chế xăng dầu có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật; gian lận thương mại trong kinh doanh, vi phạm quy định về đo lường và các hành vi vi phạm khác…

xu ly buon lau gian lan trong kinh doanh xang dau khong co vung cam
Buôn lậu xăng dầu trên vùng đang diễn biến rất phức tạp (Ảnh minh họa: VOV)

Dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu còn tiềm ẩn và diễn ra phức tạp, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia)yêu cầu Ban chỉ đạo 389 các bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nội dung trong Kế hoạch 410/KH-BCĐ389 ngày 14/6/2017.

Trong đó, các Bộ, ngành Trung ương làm tốt công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản theo lĩnh vực ngành, địa bàn quản lý, phụ trách; tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch thường xuyên và đột xuất; tăng cường tuần tra kiểm soát phát hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu trái phép, kịp thời có biện pháp xử lý, tuyệt đối không để nổi cộm, kéo dài và xác định không có vùng cấm.

Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia) yêu cầu Ban chỉ đạo 389 các bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nội dung trong Kế hoạch 410/KH-BCĐ389 ngày 14/6/2017.

Trong đó, các Bộ, ngành Trung ương làm tốt công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản theo lĩnh vực ngành, địa bàn quản lý, phụ trách; tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch thường xuyên và đột xuất; tăng cường tuần tra kiểm soát phát hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu trái phép, kịp thời có biện pháp xử lý, tuyệt đối không để nổi cộm, kéo dài và xác định không có vùng cấm.

Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan chức năng và Tổng Cục Quản lý thị trường tăng cường việc quản lý việc cấp phép xuất nhập khẩu xăng dầu, các chất dung môi, nhất là loại dung môi có khả năng sử dụng pha chế xăng dầu; kiểm tra thị trường, nhất là những địa bàn có nguy có lớn về vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu trái phép.

Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế tăng cường việc kiểm tra, giám sát các hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu, chất dung môi có khả năng pha chế xăng dầu; tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trong địa bàn hoạt động để ngăn chặn đấu tranh chông buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép và làm xăng dầu giả, kém chất lượng; hoàn thành việc dán tem vào công tơ tổng, triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, hỗ trợ các Tập đoàn, Tổng công ty xăng dầu sử dụng công nghệ kết nối truyền dữ liệu mua, bán xăng dầu đến cơ quan Thuế.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ chủ động phát hiện những đường dây buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép và xăng dầu giả, kém chất lượng lập án đấu tranh; tăng cường tuần tra kiểm soát trên đường bộ, các vùng biển, vùng nước cảng, những nơi diễn ra nhiều trao đổi mua bán xăng dầu trái phép để chủ động phát hiện những dấu hiệu vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu trái phép.

Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông trên cơ sở kết quả đã đạt được, chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục thực hiện các nội dung trong kế hoạch, tập trung vào một số nội dung.

Cụ thể, Bộ Khoa học và Công nghệ đặc biệt quan tâm đến kiểm tra đo lường, chất lượng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu. Bộ Giao thông vận tải quản lý chặt chẽ các phương tiện vận tải xăng dầu, phối hợp với chính quyền địa phương rà soát quy hoạch, quy định những vị trí chuyển tải sang mạn xăng dầu, những khu vực cảng nhằm quản lý hiệu quả hạn chế hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu trái phép.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương bảo đảm tốt hậu cần nghề cá để các tàu đánh bắt xa bờ, dài ngày có thể mua xăng dầu ngay trên biển để hoạt động, giúp ngư dân vừa đảm bảo yên tâm đánh bắt hải sản, vừa chấp hành đúng quy định pháp luật, đồng thời tăng cường kiểm soát các tàu có cải hoán (giả dạng tàu cá) ngăn chặn được hoạt động mua xăng dầu trái phép trên biển.

Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường tuyên truyền, nhất là địa bàn trọng điểm và khi có vụ việc xảy ra có liên quan đến hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép và xăng dầu giả, kém chất lượng, nhằm nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng.

Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia cũng yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo phạm vi, lĩnh vực, địa bàn được giao đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn, Tổng công ty, các tổng đại lý, địa lý bán lẻ, cửa hàng bán lẻ thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đo lường và chất lượng, chú trọng quy định gắn thiết bị in chứng từ bán hàng cho cột đo xăng dầu để in và cung cấp chứng từ cho khách hàng khi có yêu cầu chống thất thu thuế, buôn lậu và gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

Xét xử vụ buôn lậu xăng dầu lớn nhất từ trước đến nay

Ngày 12/12, TAND tỉnh Bình Thuận đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Đức Mạnh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dương Đông Hòa Phú) và 11 đồng phạm về tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, nhận hối lộ, đưa hối lộ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Đây là vụ buôn lậu xăng dầu quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an, đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can và tiến hành điều tra, xác định từ ngày 14/10/2015 - 29/01/2016, lợi dụng việc nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam kinh doanh, Nguyễn Đức Mạnh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Dương Đông Hòa Phú, tỉnh Bình Thuận) cùng nguyên Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thanh Sơn, nguyên Trưởng phòng Kinh doanh Vũ Văn Bằng, nguyên Phó Phòng Kinh doanh Nguyễn Đăng Duy và nhân viên Nguyễn Đức Quang đã tổ chức thực hiện hành vi mua của công ty nước ngoài 12 chuyến xăng dầu với số lượng hơn 91 triệu lít xăng A92 (tương đương 65.630 tấn) và hơn 77,5 triệu lít dầu DO (tương đương 65.558 tấn) nhưng chỉ tiến hành khai báo hải quan nhập khẩu kinh doanh chưa tới 17,5 triệu lít xăng A92 và khoảng 14,85 triệu lít dầu DO. Số lượng còn lại không khai báo hải quan, nhập lậu hơn 73,6 triệu lít xăng A92 và 63 triệu lít dầu DO, tổng trị giá hơn 2.034 tỷ đồng…

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 10 ngày từ 12/12 đến 22/12.

H.Duy

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này