Xin đừng “bức hại” cây xanh

(LĐTĐ) Chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh của chính quyền TP Hà Nội không ngoài mục đích nào hơn là nhằm cải thiện môi trường sống cho người dân ở Thủ đô vốn đang tiến tới ngưỡng 9 triệu dân này. Thế nhưng, tiếc thay một số người dân do chưa hiểu hết ý nghĩa của cây xanh nên cứ vô tư "bức hại" bằng những hành động như khoác đèn cho cây; dựng "lô cốt" dưới gốc cây hoặc dùng làm nơi đun, nấu...  
xin dung buc hai cay xanh Ngày hội “Hạnh phúc Xanh” hướng mục tiêu mỗi năm trồng 1 vạn cây xanh
xin dung buc hai cay xanh Tăng cường quản lý, chống xâm hại hệ thống cây xanh đô thị
xin dung buc hai cay xanh
Thân cây được quấn kín hệ thống đèn điện tử (Ảnh: Đức Hà)

Khi màn đêm buông xuống, dạo quanh một vòng Thủ đô cũng là thời điểm nhiều chủ nhà hàng, cửa hiệu mặt đường tận dụng thân cây làm nơi treo mắc hệ thống đèn điện tử và biển hiệu trang trí bắt mắt để thu hút khách. Họ sử dụng nhiều sợi dây điện bền chắc quấn vòng quanh thân cây, vải mầu bít kín gốc cây. Lấy đó làm điểm nhấn cho cửa hàng. Không những thế, một số nhà hàng còn đóng đinh treo lủng lẳng giàn đèn sáng choang đồ sộ trên cành cao. Dưới nhiều gốc cây sần sùi, các hàng quán giải khát, trà đá vỉa hè tùy tiện đổ rác thải, thậm trí cả xỉ than lổn nhổn chung quanh gốc, còn cả xây bục bệ bao quanh gốc cây để ngồi bán hàng.

Những cây xanh trên các phố Hà Nội cứ thế mà ngày đêm oằn mình “cõng” mớ dây rợ, đèn đóm, hàng hóa, bếp than đun ngay dưới gốc cây. Nhiều cây bị đóng đinh nham nhở, thân ứa nhựa lở loét, vỏ cây bong tróc. Phần thân cành có dây điện quấn chặt, thít dần không phát triển được…

xin dung buc hai cay xanh

Hiện tượng cây xanh bị xâm phạm cũng diễn ra trên khá nhiều tuyến phố của Thủ đô. Dưới tán cây sum suê tạo nên bóng mát đã trở thành nơi mưu sinh của nhiều người. Nhưng tại sao họ cứ vô tư đục, đẽo, băm, chém, giăng, mắc khiến thân cây trầy xước, lồi lõm. Một vài trường hợp cá biệt còn cố tình rót cả nước sôi, đổ bê-tông, dầu luyn… làm cho cây lụi chết, nhằm mở rộng khoảng không trước cửa hàng, cửa hiệu mặt phố.

xin dung buc hai cay xanh
xin dung buc hai cay xanh
xin dung buc hai cay xanh

Cây xanh ví như “lá phổi” của không gian đô thị, góp phần tô điểm cảnh quan, điều hòa không khí. Vậy mà những hành vi xâm hại cây cối nêu trên diễn ra phổ biến khiến thảm thực vật xanh trên phố dần mai một, hư hại. Do đó, để bảo vệ môi sinh, bảo vệ không gian xanh, chúng ta cần chung tay bảo vệ cây xanh một cách thật sự hiệu quả để thực sự mang lại hiệu quả tích cực, góp phần thay đổi diện mạo cảnh quan đô thị và hình thành nên nhiều tuyến phố được chuẩn hóa hệ thống cây xanh

Mọi hành động phá hoại cây xanh đều bị xử lý

Điều 53 của Nghị định 139/2017/NĐ-CP năm 2017 của Chính phủ về bảo vệ cây xanh, công viên và vườn hoa quy định rõ: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng đối với hành vi đục khoét, đóng đinh vào cây xanh, tự ý ngắt hoa, cắt cành cây, lột vỏ thân cây, phóng uế hoặc có hành vi khác làm hư hỏng cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ.

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Xây bục bệ bao quanh gốc cây ở đường phố, công viên hoặc những nơi công cộng khác không đúng quy định; Giăng dây, giăng đèn trang trí, treo biển quảng cáo hoặc các vật dụng khác vào cây xanh ở những nơi công cộng, đường phố, công viên không đúng quy định; Chăn, thả gia súc, gia cầm trong công viên, vườn hoa.

Cạnh đó, phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Đổ phế thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh hoặc tự ý xâm hại, cản trở sự phát triển của cây xanh trong khu vực đô thị; Trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, đường phố, nút giao thông hoặc khu vực công cộng không đúng quy định; Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng hoặc cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Đặc biệt, hành vi tự ý chặt hạ, di dời, đốt gốc, đào gốc cây xanh đô thị hoặc chặt rễ cây xanh không đúng quy định sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.

Ngoài phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2, điểm a, điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 3 điều này; bị buộc khôi phục tình trạng ban đầu hoặc buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 3 điều này.

Quốc Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

(LĐTĐ) Đến chiều ngày 29/10, dù nước tại một số khu vực ở phường Phước Tân, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã rút nhưng nhiều nơi nhà dân vẫn còn bị ngập sâu.
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

(LĐTĐ) Trong tháng 10/2024, lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành phố Hà Nội đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có tờ trình số 6520 đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép UBND Thành phố thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện.
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

(LĐTĐ) Việc triển khai xây dựng "Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị" trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) đã khẳng định sự lan tỏa mạnh mẽ tinh thần Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; là nền tảng cho việc giữ vững an ninh trật tự từ sớm, từ xa, từ cơ sở, vì nhân dân phục vụ.
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Với những nỗ lực tuyên truyền, vận động của lực lượng chức năng quận Thanh Xuân (Hà Nội), đến nay, 100% các hộ gia đình, cá nhân đã đồng thuận bàn giao mặt bằng trước thời điểm cưỡng chế thực hiện dự án mở rộng theo quy hoạch tuyến phố Nguyễn Tuân.
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Sáng 14/10, lực lượng chức năng của UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã tiến hành thu hồi đất, khẩn trương bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án Cải tạo, mở rộng tuyến phố Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Nỗ lực vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân

Nỗ lực vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân chấp thuận bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân, tính đến 19h ngày 13/10, đã có 155/160 hộ dân ký biên bản bàn giao mặt bằng.
Xem thêm
Phiên bản di động