Xét tuyển đại học tập trung: Thí sinh hay các trường được lợi?
Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2016: 10 ngả chọn ngả nào! | |
Đợt I xét tuyển Đại học 2016: Thí sinh chỉ được đăng kí tối đa 2 trường |
Các trường đại học có thể không tuyển đủ chỉ tiêu!
Nhấn mạnh về ưu điểm của cách xét tuyển ĐH tập trung năm 2016, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng (Bộ GDĐT) Mai Văn Trinh cho biết, việc tổ chức xét tuyển tập trung với các trường ĐH sẽ là giải pháp giải quyết một cách căn bản những vướng mắc của năm 2015, đồng thời cũng giải quyết được vấn đề thí sinh (TS) “ảo" cho các trường.
Quan điểm chung của các trường và thí sinh là ủng hộ chủ trương mới, nhưng không ít trường vẫn không khỏi băn khoăn, thắc mắc. TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học FPT cho hay: “Hiện nay, Bộ mới công bố chủ trương, chưa công bố phương án cụ thể, nên hầu hết các trường đang có tâm lý đợi phần mềm của Bộ. Vì vậy, Bộ cũng cần rút kinh nghiệm, đã công bố thì phải công bố phương án cụ thể luôn, chủ trương cũng phải nhất quán từ đầu, lấy ý kiến các trường”.
Việc Bộ GDĐT điều chỉnh công tác tuyển sinh ĐH vào sát kỳ thi khiến các trường và thí sinh băn khoăn. |
Đồng quan điểm, PGS.TS Lê Hữu Lập - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông bổ sung thêm: “ Bộ cần nói rõ việc xét tuyển chung đối với các trường là có bắt buộc hay không? Nếu là bắt buộc, phải đưa vào quy chế tuyển sinh. Nếu không bắt buộc thì nên có hướng dẫn, các trường sẽ tự nguyện, tự thấy được lợi ích tốt thì họ sẽ đăng ký”. Theo ông Lập, nếu Bộ “ôm” làm hết mọi việc, các trường chỉ gửi dữ liệu lên thì Bộ không thể làm nổi và quyền tự chủ của các trường sẽ không có.
TS Hoàng Minh Sơn - Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho rằng, xét tuyển tập trung phải có những quy tắc chung nhất định và Bộ GDĐT cần sớm công bố. “Không phải tất cả các trường ĐH-CĐ trên cả nước sẽ tham gia. Các trường phải đăng ký tham gia trên cơ sở tự nguyện. Trường nào muốn xét tuyển riêng thì phải do quyền tự chủ riêng của các trường. Không thể bắt các trường tham gia, bởi có trường xét tuyển theo học bạ và có trường kết hợp xét học bạ và phương thức khác”- ông Sơn nêu quan điểm.
Cùng quan điểm xét tuyển theo hình thức tập trung là giảm được thí sinh “ảo”, nhưng ông Đinh Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại - cho rằng, có một điều chắc Bộ chưa tính đến tình trạng là hầu hết các trường sẽ không tuyển đủ chỉ tiêu đã được Bộ phê duyệt.
Trao đổi với báo chí, ông Mai Văn Trinh khẳng định, việc xét tuyển ĐH tập trung không vi phạm quyền tự chủ của các trường ĐH trong tuyển sinh. Đây chỉ là giải pháp kỹ thuật chứ không phải Bộ ôm việc làm thay các trường, hay độc quyền khai thác dữ liệu. Còn về phần mềm xét tuyển chung, Bộ đã chủ động xây dựng phần mềm và đã chạy thử với dữ liệu giả định. Sau khi có kết quả đăng ký xét tuyển (ĐKXT) năm 2015, tổ kỹ thuật đã chạy thử với số liệu thực tế. Kết quả cho thấy việc xét tuyển chung là hoàn toàn khả thi về mặt kỹ thuật.
Quyền lợi thí sinh có được đảm bảo?
Tại nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 4.2016 của Chính phủ ban hành ngày 10.5, Chính phủ yêu cầu Bộ GDĐT khẩn trương xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2016. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức tốt kỳ thi THPTquốc gia và tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2016, đặc biệt lưu ý khâu xét tuyển đại học, không để tạo điểm nóng bức xúc ở một số trường như năm 2015. |
Về quyền lợi của thí sinh, ông Trinh cho rằng, việc chạy phần mềm theo dữ liệu ĐKXT chung sẽ đảm bảo giải quyết được tình trạng thí sinh ảo phát sinh do việc thí sinh được đăng ký vào nhiều trường (2 trường ở đợt 1 và 3 trường ở mỗi đợt xét tuyển bổ sung). Đặc biệt, với phương thức xét tuyển chung, thí sinh có thể trúng tuyển vào ngành theo nguyện vọng phù hợp nhất với kết quả của mình cũng như phù hợp nhất với chỉ tiêu đối với mỗi ngành/nhóm ngành của trường, không gây ra tình trạng mất cân đối giữa thí sinh trúng tuyển với nguồn lực đào tạo của trường. Đây là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Theo PGS Văn Như Cương, dù bất ngờ trước chủ trương mới này của Bộ GDĐT, nhưng ông ủng hộ việc xét tuyển tập trung vì đây là cách làm tối ưu nhất để tạo thuận lợi cho các thí sinh trong bối cảnh hiện nay. Song, điều khiến ông lo lắng nhất là liệu có xảy ra sự cố nghẽn mạch như mùa tuyển sinh năm trước, nhất là khi được tập trung về một mối. Bộ GDĐT phải tính toán để bảo đảm không gây ra tắc nghẽn mạng. Đồng thời, cũng có những phương án để giải quyết tốt nhất nguyện vọng của thí sinh. Đơn cử như đợt 1, thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào 2 trường, vậy thì xử lý thế nào khi thí sinh đỗ cả 2 trường? “Nếu xét tuyển tập trung thì phải quân lệnh như sơn, thí sinh khi đã nhấn nút chọn nguyện vọng là khóa luôn dữ liệu, không thể đăng ký trường khác nữa. Đấy cũng là cách giúp thí sinh lựa chọn nghề nghiệp đúng sở thích nhất của mình” - PGS Văn Như Cương chia sẻ. Tuy nhiên, PGS Văn Như Cương cũng thẳng thắn góp ý: “Gần như đó là một thói quen của Bộ GDĐT khi có những thay đổi liên tục. Phải hết sức rút kinh nghiệm”.
Còn TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch hội đồng quản trị Đại học FPT cho rằng, nếu phương án mới của Bộ đưa ra gây nhiều xáo trộn thì cần phải tính toán lại. Còn nếu mang lại lợi ích lớn và ít thay đổi đối với thí sinh thì có thể làm luôn ngay trong mùa xét tuyển 2016. Vì theo các chuyên gia và các nhà quản lý giáo dục, kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh đang đến rất gần. Việc thay đổi hay sửa chữa chủ trương quá cập rập rất dễ khiến cho thí sinh bị rối loạn hoang mang và các trường không chủ động được công việc.
Còn PGS.TS Lê Hữu Lập cho rằng, việc Bộ GDĐT đưa ra phương án với mục tiêu để chống “ảo” sẽ khó đạt kết quả nếu không thay đổi tiêu chí vì thí sinh vẫn được nộp 2 trường. Các thí sinh đạt điểm cao thường đỗ cả 2 trường đại học và đương nhiên bao giờ thí sinh nộp giấy báo điểm vào trường nào thì trường đó mới biết được thí sinh đến học. Trong khi đó, thí sinh được quyền chọn 2 nguyện vọng, nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 lại tương đương nhau.
K.Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12