Xét tuyển đại học đợt 1: Nỗi sợ một đằng, mối lo một nẻo
Bộ GD&ĐT điều chỉnh lịch xét tuyển đại học, cao đẳng 2016 | |
Xét tuyển đại học tập trung: Thí sinh hay các trường được lợi? |
Nhầm lẫn, mắc lỗi nhiều khi đăng ký nguyện vọng
Dù Bộ Giáo dục - Đào tạo (GDĐT) đã phổ biến, tuyên truyền khá chi tiết về quy trình đăng ký xét tuyển cũng như cho đăng ký xét tuyển thử nghiệm trực tuyến trước khi đăng ký chính thức, nhưng lỗi phổ biến nhất của thí sinh khi đăng ký trực tuyến năm nay vẫn là đăng ký nhầm mã ngành nên không thể nhập dữ liệu vào hệ thống tuyển sinh. Do đó, buộc phải tới trường đăng ký với sự hỗ trợ của cán bộ tuyển sinh các trường.
Một trong những nguyên nhân, theo các cán bộ tuyển sinh có thể là do thí sinh tra mã ngành vào trường của năm 2015 nên nhập vào hệ thống không khớp với mã ngành của năm 2016. Còn đối với các thí sinh muốn đăng ký vào các trường thuộc nhóm GX thì còn phải thao tác đăng ký mã trường trước khi đăng ký mã ngành. Vì thế, nhiều trường đã phải in các biển tấm lớn thông báo toàn bộ mã ngành của trường. Ngay tại ĐH Bách khoa Hà Nội, nhà trường còn cho in thông tin mã ngành, mã trường, chỉ tiêu của 12 trường thuộc nhóm GX, dán tại bảng tin khu vực nộp hồ sơ để thí sinh tham khảo nếu đến trường đăng ký xét tuyển.
Đăng ký xét tuyển trực tuyến tại trường đại học. |
Một nhầm lẫn khác nữa mà nhiều thí sinh mắc phải là do quá cẩn thận khi đăng ký nên đã vừa đăng ký trực tuyến vừa đăng ký trực tiếp hoặc vừa đăng ký online thông qua trang web của Bộ GDĐT lại vừa đăng ký xét tuyển tại một trường trong nhóm GX... Như vậy, chiếu theo nguyên tắc, nguyện vọng nào hệ thống trực tuyến tiếp nhận đăng ký đầu tiên thì coi là nguyện vọng chính thức, những cái còn lại không có giá trị. Do đó, rất dễ sau khi công bố xét tuyển thì nguyện vọng 1 vào ngành mong muốn học của thí sinh chưa chắc đã được mà lại là nguyện vọng 2. Như vậy, chiếu theo quy định của Bộ GDĐT về công tác xét tuyển năm nay, đối với các trường hợp bị nhầm khi đăng ký trực tuyến hay nhập sai trên hệ thống, thí sinh sẽ không được phép chỉnh sửa bằng bất kỳ hình thức nào.
Thậm chí, ở đợt xét tuyển lần 1 này, nhiều thí sinh đang bị “mắc bẫy” điểm chuẩn của những trường tốp đầu. Nguyên nhân là do năm nay một số trường ĐH tốp đầu đã đưa ra mức điểm chuẩn xét tuyển rất “ hấp dẫn” thí sinh có mức điểm trung bình (chỉ bằng hoặc cao hơn mức sàn 15 điểm mà Bộ GDĐT công bố). Do đó, những thí sinh có mức điểm trong khoảng trên dưới 20 điểm nuôi hy vọng có suất vào trường “hot” năm nay mà lại bỏ qua cơ hội trúng tuyển vào những trường có ngành thực sự phù hợp với năng lực và điều kiện của mình.
Mối lo từ việc “hạ giá”
Trước thực tế này, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã đề nghị các trường rút kinh nghiệm đợt 1, trong các đợt xét tuyển bổ sung nên quy định ngưỡng nhận đăng ký xét tuyển gần với điểm chuẩn dự kiến hơn để tránh gây hiểu nhầm đối với thí sinh và tránh gây khó khăn cho các trường nhóm dưới. Bộ cũng lưu ý thí sinh nên tham khảo điểm chuẩn năm ngoái để quyết định nộp đăng ký xét tuyển phù hợp với kết quả thi của mình. Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cho biết, Bộ đã đưa ra những quy định khác nhằm bảo đảm các trường có thể yên tâm tuyển sinh mà không phải lo ngại tình trạng thí sinh “ảo”. Đơn cử, Bộ không quy định điểm xét tuyển đợt sau phải cao hơn đợt trước; sau khi có kết quả xét tuyển, thí sinh phải nộp giấy báo kết quả thi cho nhà trường để khẳng định vào học trường đó, điều này giúp trường biết chắc chắn có bao nhiêu thí sinh sẽ nhập học. |
Theo Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội Bùi Đức Triệu, tính đến hết ngày 9.8 trường đã nhận được hơn 3.500 bộ hồ sơ đăng ký trực tiếp tại trường và qua đường bưu điện. Dù mức điểm chuẩn nhận hồ sơ xét tuyển của trường là 17 điểm, nhưng qua thống kê sơ bộ cho thấy phần lớn thí sinh đã đăng ký vào trường có mức điểm trên 20 và có khá nhiều hồ sơ thí sinh đạt trên 25 điểm nộp vào các ngành “hot” của trường. Dự kiến, trong 2 ngày cuối, khả năng thí sinh sẽ đến nộp hồ sơ còn nhiều nên dự kiến lượng hồ sơ xét tuyển bảo đảm cho kế hoạch tuyển sinh năm nay của nhà trường. Tương tự, Trường ĐH Thương mại năm nay chỉ tiêu vào trường chỉ có 3.800 em nhưng hiện trường đã nhận được khoảng gần 10.000 hồ sơ đăng ký xét tuyển. Học viện Ngân hàng đến thời điểm này cũng thu được khoảng 3.000 hồ sơ với mức điểm từ 20 điểm trở lên…
Ông Bùi Đức Triệu khẳng định, mặc dù trường đã gia nhập nhóm 12 trường (GX) tổ chức xét tuyển chung để tránh hiện tượng này, song khả năng “trúng tuyển ảo” vẫn rất lớn, có thể lên tới 50% nên khó xác định. Bởi nhiều thí sinh đồng thời đăng ký nguyện vọng vào các trường ngoài nhóm GX. Cùng tâm trạng lo tỉ lệ thí sinh “ảo”, ông Vũ Văn Hóa - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ cho biết, thời điểm này trường cũng đã nhận được 4.000 hồ sơ đăng ký nên tỉ lệ “ảo” sẽ rất cao. Hiện nhà trường chưa có phương án cụ thể xử lý tình huống này mà phải đợi cho đến khi kết thúc thời hạn nhận đăng ký xét tuyển đợt 1 xong. Để ứng phó với thực tế này, một số trường đã thành lập tổ phân tích điểm thi và tâm lý thí sinh để sau khi kết thúc thời hạn nhận hồ sơ đăng ký sẽ tiến hành phân loại.
Trong khi đó, trái với tâm trạng phấn khởi ban đầu của các trường ĐH tốp trên khi vừa công bố phổ điểm thi THPT quốc gia bởi nguồn cung dồi dào do phần lớn thí sinh dự thi có mức điểm trung bình (từ bằng và dưới 20 điểm đối với tổ hợp 3 môn xét tuyển theo khối) nên ít nhiều đã phân khúc chất lượng thí sinh, thì các trường tốp dưới như ngồi trên chảo lửa vì lo nguồn tuyển không đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như không tuyển đủ chỉ tiêu như dự kiến ngay từ đợt 1.
Một số chuyên gia cảnh báo, việc các trường tốp trên dùng chiêu này để vớt hết thí sinh, thậm chí cố tình tuyển vượt chỉ tiêu là dấu hiệu của việc buông chất lượng mà chạy theo số lượng. Điều này đi ngược với mục tiêu đổi mới thi cử và tuyển sinh bậc ĐH mà ngành đang hướng đến là phân khúc chất lượng thí sinh cho các trường. Vì thế, để chấm dứt tình trạng này, Bộ cần chấn chỉnh ngay.
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Lee Min Ho sẽ tái xuất màn ảnh nhỏ vào đầu năm 2025
Phim Tết "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành có gì đặc biệt?
Cập nhật tỷ giá sáng 25/12: Đồng USD giữ vững đà tăng
Cập nhật giá vàng sáng 25/12: Đồng loạt sụt giảm
Một số địa phương cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt tỷ lệ cao
Hôm nay (25/12): Giá dầu thế giới tăng mạnh
Tin khác
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Giáo dục 24/12/2024 20:01
Học sinh Hà Nội nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày
Giáo dục 24/12/2024 11:29
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31