Xem xét nghiêm túc kiến nghị của cử tri
Nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư | |
Nghiên cứu, hoàn thiện một số dự án luật | |
Thẩm tra việc triển khai các Nghị quyết giám sát chuyên đề |
Trình bày báo cáo tại phiên họp, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết, thực hiện Nghị quyết số 412/2017/NQ-UBTVQH14 ngày 24/7/2017 của UBTVQH, giao Ủy viên UBTVQH, Trưởng Ban Dân nguyện tổ chức giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, Ban Dân nguyện đã phối hợp với Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội giám sát các bộ, ngành giải quyết các kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 5.
UBTVQH cho ý kiến về các báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 6 của Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn |
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với 63 đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) xem xét, đánh giá thực tiễn việc giải quyết kiến nghị tại địa phương, nơi cử tri có kiến nghị. Thông qua 1.423 cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thứ 5, 63 đoàn ĐBQH đã tổng hợp được 2.114 kiến nghị của cử tri.
Trong đó, có 60 kiến nghị liên quan đến các hoạt động của Quốc hội (chiếm 2,8%); 2.004 kiến nghị liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ, bộ, ngành (chiếm 95,5%); 35 kiến nghị liên quan đến công tác của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân (chiếm 1,7%). Toàn bộ các kiến nghị này đã được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết, đến nay đều được xem xét, giải quyết, trả lời và có văn bản gửi tới đoàn ĐBQH, nơi cử tri kiến nghị (đạt 100%).
Như vậy, trong số các kiến nghị nêu trên, các kiến nghị liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ, bộ, ngành chiếm tỷ lệ lớn nhất (chiếm 95,5%). Đến nay, kết quả giải quyết kiến nghị cử tri của các cơ quan thuộc khối Chính phủ, cụ thể là: Chính phủ, các bộ, ngành đã tiếp nhận 2.004 kiến nghị, nội dung các kiến nghị liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống, kinh tế-xã hội, trong đó, nổi lên một số vấn đề cử tri nhiều địa phương kiến nghị như: Về giáo dục đào tạo (183), về giải quyết việc làm và an sinh xã hội (181), về nông nghiệp, nông thôn (167), về cải cách thủ tục hành chính, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương (158)...
Nội dung các kiến nghị này đã được xem xét, giải quyết, trả lời đạt 100% (hầu hết các kiến nghị đều được trả lời ở dạng giải trình hoặc cung cấp thông tin về nội dung của các văn bản pháp luật chiếm 79,79%; số các kiến nghị được xem xét giải quyết đạt 5,14%; còn lại 302 kiến nghị đang tiếp tục được nghiên cứu để giải quyết chiếm 15,07%).
Báo cáo của Ban Dân Nguyện cũng nêu lên nhiều đề xuất, kiến nghị. Cụ thể, đối với các cơ quan thuộc khối Quốc hội, đề nghị ĐBQH, đoàn ĐBQH nâng cao chất lượng, hiệu quả việc tiếp xúc cử tri, tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri, đặc biệt là việc tổ chức lấy ý kiến cử tri tham gia góp ý vào các dự án luật, bảo đảm thực chất hiệu quả tránh hình thức để nắm bắt, lắng nghe đầy đủ ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân, kịp thời giải thích, tuyên truyền, định hướng dư luận đạt sự đồng thuận cao của người dân trong quá trình Quốc hội xem xét, thông qua các dự án luật.
Tăng cường giám sát việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, đặc biệt trong quá trình thẩm tra các dự án luật cần giảm thiểu tối đa các điều, khoản, điểm trong luật giao cho Chính phủ quy định chi tiết. Đề nghị các ĐBQH cần quan tâm tới kết quả và chất lượng giải quyết các kiến nghị của cử tri nói chung và các kiến nghị của cử tri tại địa phương mà mình ứng cử nói riêng và coi đây là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với những người được Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Đối với các cơ quan thuộc khối Chính phủ là đề nghị tiếp tục quan tâm giải quyết kiến nghị cử tri bảo đảm hiệu quả, chất lượng, chú trọng nâng cao tỷ lệ giải quyết, giảm tỷ lệ thông tin giải trình đối với các kiến nghị mà cử tri phản ánh. Quan tâm và có giải pháp hiệu quả, quyết liệt hơn nữa để chống “tham nhũng vặt”, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Hiện tượng công chức gây phiền hà, sách nhiễu đòi hối lộ, lót tay, nộp thêm tiền ngoài phí, lệ phí để giải quyết công việc, tuy “nhỏ” nhưng đang trực tiếp gây ảnh hưởng “không hề nhỏ” tới cuộc sống hằng ngày của từng người dân và toàn xã hội, làm giảm sút lòng tin của người dân với chính quyền.
H.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32