Xem trai làng tô son, đánh má hồng
Đến làng Triều Khúc xem rước kiệu, múa trống | |
Nhớ quai thao Triều Khúc |
Mở đầu là lễ rước long bào – triều phục của Hoàng đế Phùng Hưng từ đình Sắc về đình Lớn (Triều Khúc có hai đình) để bắt đầu cuộc tế gọi là lễ “hoàn cung”. Khi cuộc tế lễ trong đình bắt đầu thì ngoài sân đình các trò vui cũng được tổ chức khiến không khí lễ hội trở nên vô cùng náo nhiệt. Tiếp đến là những điệu múa lân, múa rồng của các trai thanh trong làng, đặc biệt nhất là màn múa “Con đĩ đánh Bồng” của các chàng trai giả gái.
12 chàng trai được tuyển chọn kỹ lưỡng, tô son, mặc váy, giả gái múa điệu múa cổ lưu truyền. |
Theo truyền thuyết, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng sau khi đánh thắng giặc Đường, để khích lệ động viên tinh thần tướng sĩ, đã nghĩ ra cách cho các nam nhân đóng giả nữ và nhảy múa. Các chàng trai ưu tú của làng Triều Khúc được lựa chọn và học múa hàng năm trời để biểu diễn trong ngày hội của làng. Điểm đặc biệt của màn múa này là các chàng trai phải hóa trang má phấn môi son, đầu đội khăn mỏ quạ, mặc quần áo mớ ba mớ bảy và thực hiện các động tác "lẳng lơ" pha trò vui nhộn. Người có gương mặt khôi ngô, đạo đức tốt, học hành tiến bộ... mới được "tín nhiệm" lựa chọn vào đội múa.
Người có gương mặt khôi ngô, đạo đức tốt, học hành tiến bộ... mới được "tín nhiệm" lựa chọn vào đội múa. |
Những chàng trai múa đánh Bồng được tuyển chọn kỹ lưỡng và phải là dân của làng. Sau đó đội múa được tập luyện cùng ban nhạc tại câu lạc bộ múa Bồng vào những ngày trước hội. Các chàng trai sẽ được trang điểm sao cho giống các thiếu nữ trong bộ quần áo mớ ba mớ bảy với má phấn, môi son, khăn đỏ mỏ quạ. “Con đĩ đánh Bồng” được xem là điệu múa cổ nhất Thăng Long và những chàng trai thể hiện những điệu múa này, ngoài đam mê, còn mong muốn gìn giữ những văn hóa truyền thống lâu đời của quê hương mình. Bạn Chí Hiếu (15 tuổi – thành viên đội múa) cho biết: “Năm nay là năm thứ 3 em tham dự múa Bồng. Năm đầu tiên đóng giả gái, em thấy rất ngượng nhưng sang năm nay thì em đã cảm thấy thích thú khi được tuyển chọn vào hội múa”.
Hội làng diễn ra vào ngày cuối tuần nên thu hút được đông đảo người dân và du khách. |
Các “thiếu nữ" sẽ vừa đi vừa nhún nhảy, miệng cười tươi, ánh mắt đong đưa, tay vỗ trống bồng theo âm thanh vang dội, tưng bừng của dàn trống cái, chũm chọe. Đây cũng là tiết mục thu hút được nhiều sự quan tâm của người dân nhất, ai cũng tỏ ra thích thú, theo dõi từng điệu múa của các chàng trai. Chị Hà Thị Oanh (Triều Khúc – Thanh Xuân) – năm nào cũng xem múa Bồng cho biết, chị rất thích điệu múa cổ này của làng, ai xem cũng cảm thấy vui khi đặc biệt điệu múa được thể hiện bởi những chàng trai.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51