WEF ASEAN 2018: Triển vọng hợp tác trong ngành nông nghiệp

(LĐTĐ) Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN) sẽ diễn ra từ ngày 11-13/9 tại Hà Nội với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0”, trong đó, nông nghiệp là một trong những vấn đề nhận được nhiều kỳ vọng.
wef asean 2018 trien vong hop tac trong nganh nong nghiep Cơ hội doanh nghiệp Việt vươn tầm thế giới
wef asean 2018 trien vong hop tac trong nganh nong nghiep Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 50 và các hội nghị liên quan
wef asean 2018 trien vong hop tac trong nganh nong nghiep Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gặp mặt các doanh nghiệp tài trợ WEF ASEAN 2018

Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Quốc Doanh đã có bài viết về kết quả phối hợp triển khai giữa Việt Nam và Diễn đàn kinh tế thế giới trong nông nghiệp, triển vọng hợp tác trong thời gian tới.

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh

wef asean 2018 trien vong hop tac trong nganh nong nghiep
WEF ASEAN 2018 triển vọng để nông nghiệp phát triển

Bắt đầu tham gia sáng kiến này từ năm 2010, Việt Nam đã thúc đẩy quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước và khối tư nhân thông qua các Nhóm công tác Đối tác công tư (PPP) ngành hàng trong Đối tác Phát triển Nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV), hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Mục tiêu chính của PSAV là nâng cao các tiêu chuẩn phát triển nông nghiệp bền vững; hỗ trợ chính sách và xây dựng các quy trình canh tác và thực hành nông nghiệp tốt (GAP) tại Việt Nam; thúc đẩy quan hệ đối tác giữa Bộ NN&PTNT và các đối tác liên quan, bao gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp.

Đến nay, PSAV đang triển khai thành công 7 nhóm công tác PPP ngành hàng: Cà phê; chè; rau quả; thủy sản; hồ tiêu và gia vị; lúa gạo và hóa chất nông nghiệp. Đồng chủ trì các nhóm công tác PPP ngành hàng là các đơn vị chuyên ngành của Bộ NN&PTNT và các tập đoàn/công ty đa quốc gia, đại diện cho các thành viên khác trong ngành hàng gồm các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế; Hiệp hội ngành hàng; địa phương vùng triển khai các nhóm công tác; Viện nghiên cứu; đại diện các cơ quan chứng nhận quốc tế và người sản xuất.

Các nhóm công tác PPP ngành hàng đã gắn bó, phối hợp với các đối tác trong chuỗi giá trị để xử lý các vấn đề mà nông nghiệp Việt Nam cần giải quyết như: Xây dựng các chuỗi giá trị liên kết bền vững (như chuỗi sản xuất và chế biến khoai tây của PepsiCo, chuỗi gạo của Bayer và Vinafood 2, chuỗi cà phê của Néstle, chuỗi chè của Unilever…); kết nối nông dân với các tổ chức chứng nhận quốc tế (như 4C, UTZ, Rainforest Alliance) nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập, qua đó tăng xuất khẩu ra thị trường thế giới, đặc biệt là các thị trường có yêu cầu cao; xây dựng các bộ tài liệu hướng dẫn sản xuất bền vững quốc gia (cho cà phê, chè, hồ tiêu) đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường thế giới…

Song song với đó, các nhóm công tác PPP ngành hàng còn triển khai nhiều mô hình thực địa thí điểm và nhân rộng giống mới và các biện pháp kỹ thuật bền vững, thân thiện với môi trường (như mô hình sản xuất cà phê của Nestlé, sản xuất chè của Unilever), lập phương án tăng năng suất và thu nhập cho người nông dân.

Đến nay, gần 220.000 nông dân đã được hỗ trợ tham gia các mô hình trình diễn kỹ thuật, được tập huấn và áp dụng các phương pháp canh tác tiên tiến, đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững.

Các mô hình này đảm bảo các tiêu chí kinh tế-xã hội, môi trường nằm trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Các nhóm công tác PPP ngành hàng của Việt Nam được WEF thừa nhận đã và đang mang lại nhiều kết quả tốt và được đánh giá là một trong những mô hình thành công nhất trong Sáng kiến Tầm nhìn mới trong nông nghiệp của WEF tại Châu Á.

Những thành tựu của các nhóm công tác PPP ngành hàng

Nhóm công tác PPP về chè đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc lồng ghép hướng dẫn kỹ thuật canh tác và chế biến nâng cao chất lượng chè Việt Nam xuất khẩu.

Các doanh nghiệp tham gia trong nhóm công tác PPP về chè đã đầu tư 440.000 euro để đào tạo và liên kết mô hình sản xuất với hơn 23.000 nông dân ở 6 tỉnh; đào tạo doanh nghiệp về chứng chỉ Rainforest Alliance (RA), trong đó có 18 doanh nghiệp đã đạt chứng chỉ RA; cung cấp hơn 32.000 tấn chè sản xuất bền vững cho thị trường xuất khẩu; tăng sản lượng chè tươi thu hoạch lên 20% so với trước khi tham gia tập huấn; tăng thu nhập lên 113% cho nông dân trồng chè.

Bên cạnh đó, nhóm cũng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Bộ tài liệu đào tạo bền vững Quốc gia cho ngành chè, thiết lập và vận hành thành công các tổ đội nông nghiệp để kiểm soát việc sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý.

Nhóm công tác PPP về cà phê đã triển khai được tổng cộng 256 mô hình vườn mẫu và 3 hợp tác xã PPP tại 4 tỉnh (Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai); đem lại tác động tích cực đến 130 nghìn ha (20% tổng diện tích gieo trồng cà phê cả nước); năng suất cà phê vườn mẫu tăng thêm 17% (trong giai đoạn 2015 - 2016); thu nhập trung bình của người nông dân trồng cà phê tăng lên khoảng 14%; mô hình giúp giảm 55% lượng phát thải nhà kính nhờ sử dụng phân bón hợp lý.

Nhóm công tác PPP về hồ tiêu và gia vị đã triển khai tập huấn cho hơn 120.000 nông dân về sản xuất hồ tiêu bền vững và hoàn thiện Bộ tài liệu hướng dẫn sản xuất hồ tiêu bền vững. Nhóm cũng đang xúc tiến việc thành lập Ban điều phối ngành hàng hồ tiêu hỗ trợ tham mưu về điều phối hoạt động và nguồn lực của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, sản xuất, chế biến, tiêu thụ hồ tiêu tại Việt Nam.

Nhóm công tác PPP về thủy sản đã hỗ trợ xây dựng 25 liên kết tiêu thụ đầu ra sản phẩm, 74 liên kết đầu vào và chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, trong năm 2018 cũng có thêm 2 chương trình mới bắt đầu đi vào hoạt động, hỗ trợ giải quyết các vấn đề IUU (đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo, không được quản lý), truy xuất nguồn gốc, quan trắc môi trường và giám sát dịch bệnh trong nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.

Nhóm công tác PPP về rau quả được tập trung triển khai ở Lâm Đồng, từ năm 2010 đã hỗ trợ nông dân về kỹ thuật canh tác; sử dụng giống FL2215; FL2007 kháng bệnh và ưu điểm vượt trội của 2 giống này so với các giống khác là trồng được cả trong mùa mưa (đến nay, 2 giống khoai tây FL2215 và FL2007 của Công ty PepsiCo đã được Bộ NN&PTNT công nhận là giống khoai tây mới và được phổ biến trong sản xuất); sử dụng hệ thống tưới phun sương làm tăng năng suất khoai tây của người nông dân trong dự án PepsiCo tại Lâm Đồng lên gấp gần 3 lần (năm 2007 năng suất là 7 - 8 tấn/ha, năm 2017 năng suất 22 tấn/ha và năm 2018 năng suất 24 tấn/ha). Năm 2017 đã sử dụng 5.131 tấn khoai tây trong nước phục vụ sản xuất tại nhà máy của PepsiCo.

Nhóm công tác PPP về lúa gạo, mặc dù mới được thành lập vào cuối năm 2017 nhưng hoạt động của nhóm đã có những kết quả tốt. Đã có một số dự án thí điểm được triển khai tại địa phương như dự án của Công ty Bayer phối hợp cùng Vinafood2 và dự án canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính do SNV (Tổ chức Hà Lan) hỗ trợ.

Dự án của Bayer mới ở giai đoạn bắt đầu trong khi dự án do SNV thực hiện đã mang lại những hiệu quả tích cực về năng suất, chất lượng và giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, các dự án mới ở giai đoạn thí điểm với quy mô khiêm tốn.

Nhóm công tác PPP về hóa chất nông nghiệp là nhóm xuyên suốt phối hợp với các nhóm công tác PPP ngành hàng khác như chè, hồ tiêu và gia vị, cà phê giải quyết các vấn đề quản lý sử dụng hóa chất trong các ngành hàng, trong đó có việc xây dựng và hoàn thiện các bộ tài liệu quốc gia về sản xuất bền vững chè, hồ tiêu, cà phê, lồng ghép nội dung về hóa chất nông nghiệp; biên soạn bộ tài liệu “Hướng dẫn thành lập tổ đội bảo vệ thực vật tập trung” để nhân rộng mô hình này lên toàn ngành chè; xây dựng ứng dụng “Phần mềm tra cứu thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV)”.

Phần mềm này được kì vọng sẽ cung cấp thông tin giúp cho người nông dân, các đại lý kinh doanh thuốc BVTV và các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý và sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và hợp lý.

Triển vọng hợp tác trong thời gian tới

Bộ NN&PTNT đang tích cực triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Bộ tập trung phát triển các chuỗi giá trị phân theo 3 trục sản phẩm: Chủ lực quốc gia với 10 sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD; chủ lực cấp tỉnh; đặc sản lợi thế vùng/miền. Việc phát triển các chuỗi giá trị này hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh; phát triển bao trùm; và đảm bảo xanh, sạch. Vì vậy, rất cần thiết tăng cường phát triển các mô hình sản xuất và đầu tư theo hình thức PPP.

Bộ NN&PTNT mong muốn WEF, thông qua Sáng kiến tăng trưởng Châu Á – Grow Asia, tiếp tục đồng hành cùng ngành nông nghiệp Việt Nam thúc đẩy việc đạt được các mục tiêu của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhất là việc xây dựng các chuỗi giá trị cho các ngành hàng nông sản Việt.

Để đạt được các mục tiêu trên, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục phối hợp với WEF củng cố và mở rộng thêm các nhóm công tác PPP ngành hàng ra các mặt hàng khác; thu hút thêm sự tham gia của các tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước. Mục tiêu của Việt Nam là nhân rộng mô hình hợp tác PPP ra 10 mặt hàng chủ lực quốc gia, tiến tới nhân rộng ra các nhóm mặt hàng cấp tỉnh và nhóm các mặt hàng địa phương.

Cuối cùng, nhằm hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Việt Nam tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ trong xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển nông nghiệp giữa các nước thuộc mạng lưới Grow Asia; tạo cầu nối để các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng tham gia, chia sẻ thông tin, triển khai các mô hình liên kết sản xuất, kinh doanh hiệu quả, phát thải thấp, phát triển nền nông nghiệp xanh và cảnh quan bền vững, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao trong nông nghiệp, nông nghiệp thông minh, quản lý dịch bệnh và quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nền tảng của công nghệ số.

P.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group (gồm các hãng: Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1 - 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Tin khác

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

(LĐTĐ) Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Các vấn đề về tuyển dụng, các chính sách xếp lương, ưu đãi cho nhà giáo... được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa

Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa

(LĐTĐ) Ngày 20/11, Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đại án Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (viết tắt là Công ty Xuyên Việt Oil) đối với 15 bị cáo; trong đó có bị cáo Lê Đức Thọ (SN 1970 quê Phú Thọ), nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Vietinbank (từ tháng 11/2018 đến tháng 6/2021), nguyên Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Bến Tre (từ tháng 7/2021 đến tháng 9/2023).
Xem thêm
Phiên bản di động