Vô sinh từ đời sống đô thị
Nhiều phụ nữ thị thành ngại đẻ
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, khu vực châu Á – Thái Bình Dương là nơi có tỉ lệ sinh thấp nhất và tỉ lệ vô sinh cao nhất. Theo số liệu của Liên hiệp quốc, một số nước ở châu Á, cụ thể là Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore và Việt Nam tỉ lệ sinh đã giảm xuống dưới mức sinh thay thế.
Một nghiên cứu về nhận thức sinh sản trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương thực hiện năm 2012 bởi Merck Serono trên 1000 phụ nữ tại 10 quốc gia cho thấy những lỗ hổng kiến thức sinh sản của nhiều phụ nữ.
Theo đó, trước khi có con, các cặp vợ chồng thường tính đến chi phí, phương án chăm sóc con, ổn định cuộc sống mà không mảy may nghĩ tới điều cốt lõi là sức khỏe sinh sản. Có đến 70% sau 6 tháng cố gắng không thụ thai nhưng vẫn không nghi ngờ về khả năng làm mẹ, 83% phụ nữ không nghĩ đến trường hợp chồng có thể bị vô sinh, 85% phụ nữ khát khao làm mẹ nhưng đa phần lại thiếu kiến thức, 56% không biết đàn ông có thể vô sinh dù anh ta vẫn có tinh trùng, 60% không biết phụ nữ không có kinh nguyệt thì không còn khả năng sinh con.
Trong đó, có 50% cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30. Ngoài ra, chỉ 36% phụ nữ ở châu Á nhận thức được rằng một phụ nữ ở độ tuổi 40 có khả năng có thai thấp hơn so với một phụ nữ ở độ tuổi 30
Tại Việt Nam, tỷ lệ sinh sản đã giảm đều đặn trong vòng hai thập kỷ qua.
Theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ năm 2011, 2012 và ước thực hiện năm 2013 của Tổng cục DS-KHHGĐ, các nước trên thế giới phải trải qua nhiều thập kỷ nhưng Việt Nam chỉ mất có 3 năm, từ 2005 đến 2008, đã chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn già hóa dân số.
Mặc dù dân số Việt Nam có sự gia tăng đều đặn hàng năm nhưng trong tương lai, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt dân số đáng kể. Tình hình Việt Nam trở nên phức tạp bởi thực tế các phụ nữ đang trì hoãn mang thai nên số người có vấn đề về thụ thai ngày càng tăng, đặc biệt là tại các trung tâm đô thị.
Trì hoãn chữa vô sinh
BS Nguyễn Thị Nhã, trưởng trung tâm hỗ trợ sinh sản, BV Bưu điện Hà Nội cho biết, theo nghiên cứu dịch tễ lớn nhất và mới nhất do Bộ Y tế thực hiện, tại Việt Nam có 7,7% cặp vợ chồng bị hiếm muộn. Từ nghiên cứu này, ước tính Việt Nam có trên 1 triệu cặp vợ chồng bị hiếm muộn cần khám và điều trị.
Tuy vậy, vẫn còn nhiều cặp vợ chồng chưa biết các yếu tố nguy cơ và các sự thật về khả năng sinh sản. Nhiều cặp vợ chồng vẫn còn trì hoãn việc điều trị do không biết rằng tuổi tác là một yếu tố chính quyết định cơ hội thành công của họ. Bên cạnh đó, nhiều người gặp khó khăn trong việc thuyết phục người bạn đời cùng đi gặp bác sĩ nên việc sinh con càng gặp bế tắc. Chưa kể, nhiều cặp vợ chồng Việt Nam vẫn chưa có thói quen khám sức khỏe tiền hôn nhân để tầm soát hiếm muộn, vô sinh.
BS Nhã phân tích thêm, các cặp vợ chồng trong độ tuổi 35 tuổi và đang cố gắng có con trong ít nhất 1 năm, hoặc trên 35 tuổi và đã cố gắng có con trong 6 tháng thì rất có thể, họ đã gặp vấn đề về hiếm muộn. Tâm lý chung của những người gặp phải vấn đề này thường buồn chán, lo lắng, xấu hổ và dễ tổn thương. Những biến động về tâm lý này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bản thân và gia đình.
Trên thực tế, theo nghiên cứu của NHS Choices – website thông tin về sức khỏe uy tín của Anh thì cứ 10 cặp vợ chồng thì có 1 cặp gặp khó khăn về việc có thai tự nhiên. Do đó, các cặp vợ chồng nếu chẳng may rơi vào trường hợp này thì nên biết rằng, mình không hề đơn độc. Hơn nữa, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng có con là rất cao.
Theo chuyên gia, thực tế, các cặp vợ chồng nên có những hiểu biết nhất định về vấn đề vô sinh, hiếm muộn cũng như các yếu tố tác động đến tình trạng này để sớm nhận ra vấn đề ở bản thân. Thay vì giữ mối lo âu một mình, vợ chồng hãy cùng nhau thảo luận và cùng nhau đến bệnh viện để được khám và tư vấn kịp thời.
Phương An
Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025
Tin khác

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58