Viết tiếp truyền thống 90 năm vẻ vang
Mít tinh trọng thể kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam | |
Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam | |
Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam |
Tổ chức Công đoàn Việt Nam phát huy tinh thần bất diệt 90 năm qua để viết tiếp những trang sử mới. |
Ngày 28/7/1929 tại số nhà 15 phố Hàng Nón, Hà Nội đã diễn ra sự kiện trọng đại của phong trào Công nhân và Công đoàn Việt Nam: Đại hội thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng. Như vậy, lần đầu tiên ở Việt Nam đã liên kết các Công hội Đỏ địa phương thành một tổ chức công hội thống nhất - Tổng Công hội Đỏ, tiền thân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ngày nay.
Với mục tiêu và phương pháp hoạt động rõ ràng, khoa học, ngay từ khi mới ra đời, trong hoàn cảnh khó khăn, phức tạp, lại liên tiếp bị các cuộc khủng bố trắng của chế độ thực dân, Công đoàn đã tập hợp công nhân, trong đó chủ yếu là công nhân đang lao động tại các hầm mỏ, đồn điền để đấu tranh chống phong kiến, thực dân, đòi quyền dân sinh, dân chủ và đã góp phần to lớn vào cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng 8 giành chính quyền về tay nhân dân và viết nên trang sử Quốc khánh mùng 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tổ chức Công đoàn đã động viên công nhân lao động vượt qua khó khăn, thiếu thốn, ra sức thi đua sản xuất, kháng chiến kiến quốc cùng dân tộc làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, góp phần kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lâu dài, gian khổ và anh dũng của dân tộc ta. Từ năm 1954 đến năm 1975, đất nước tạm thời bị chia làm hai miền, tổ chức Công đoàn đã vận động đoàn viên, công nhân lao động đẩy mạnh sản xuất, xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa làm hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975 lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc (30/4/1975).
Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống, bản chất tốt đẹp của giai cấp tiên phong và dân tộc anh hùng, đã không ngừng đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất luôn đi đầu trong thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng. Với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thế chế hóa bằng luật pháp, tổ chức Công đoàn ngày một khẳng định vị trí không thể thiếu và tiếp tục khẳng định là tổ chức duy nhất bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, người lao động.
Nói về vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn, Điều 10 Hiến pháp 2013 nêu rõ: "Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Quốc hội cũng đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2012. Đây chính là hành lang pháp lý quan trọng để tổ chức Công đoàn hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, người lao động luôn không ngừng học tập, rèn tay nghề để thích ứng với giai đoạn mới với sự phát triển của khoa học, công nghệ.(ảnh HNM) |
Hòa chung vào sự lớn mạnh và những thành tựu to lớn của tổ chức Công đoàn Việt Nam suốt chiều dài 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và sự phối kết hợp với các cấp chính quyền, Công đoàn Thủ đô đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng Thủ đô và đất nước. Phát huy hào khí Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội; phát huy tinh thần, Hà Nội là Thủ đô của cả nước nên phải đi trước về trước trong các phong trào, Công đoàn Thủ đô đã không ngừng đổi mới, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm để đạt hiệu quả cao nhất trong hành động, việc làm. Trong những năm qua, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước trong các hoạt động công đoàn.
Nhiều phong trào đi tiên phong như phong trào sáng kiến - sáng tạo; an toàn vệ sinh lao động... Ở góc độ vì lợi ích đoàn viên, người lao động Hà Nội là địa phương đi đầu trong lĩnh vực xây dựng nhà ở cho công nhân lao động gắn với các thiết chế công đoàn tại các Khu Công nghiệp - Chế xuất và hoạt động rất hiệu quả trong chương trình Mái ấm Công đoàn, hỗ trợ vốn cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn để tham gia xóa nghèo. Ngoài ra, Hà Nội cũng là địa phương tiên phong tổ chức đối thoại định kỳ một năm/lần giữa Chủ tịch UBND Thành phố với công nhân lao động để kịp thời giải quyết những kiến nghị của đoàn viên, người lao động...
Thời kỳ mới, tình hình mới, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); tham gia Công ước số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế và nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới càng đặt ra rất nhiều thách thức cho tổ chức Công đoàn. Phát huy truyền thống hào hùng 90 năm xây dựng và trưởng thành, không bằng lòng với những gì đã làm được, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, tổ chức Công đoàn Việt Nam luôn nêu cao tinh thần tiên phong, đoàn kết, đổi mới, sáng tạo để viết tiếp những thành công, góp phần xây dựng Tổ quốc mạnh giàu, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia.
LĐTĐ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17