Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ cùng Nhật Bản và các nước Mê Công
Từ 8-10/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân sẽ thăm Nhật Bản | |
Chuyên gia Nhật Bản khẳng định Việt Nam là điểm đến đầu tư an toàn | |
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản |
Nhật Bản là nhà cung cấp ODA hàng đầu của các nước Mê Công
Đánh giá về vai trò của Nhật Bản trong việc thúc đẩy hợp tác và phát triển trong khu vực sông Mê Công thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Những năm qua, bằng các nỗ lực thúc đẩy cải cách kinh tế trong nước và hội nhập quốc tế, các nước Mê Công đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và trở thành một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu trên thế giới. Trong quá trình này, sự hỗ trợ của các đối tác phát triển, trong đó có Nhật Bản, có ý nghĩa rất quan trọng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo, tháng 5/2016. ảnh: VOV |
Hợp tác giữa Nhật Bản với khu vực Mê Công được triển khai thông qua các cơ chế song phương cũng như các khuôn khổ hợp tác đa phương trên rất nhiều lĩnh vực từ chính trị, đối ngoại, kinh tế, thương mại, đến giáo dục, y tế, môi trường, du lịch. Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại, đầu tư và nhà cung cấp ODA hàng đầu của các nước Mê Công.
Riêng trong khuôn khổ Mê Công - Nhật Bản, hàng trăm dự án hợp tác với tổng vốn đầu tư hàng chục tỷ đô la Mỹ đã được triển khai thành công, giúp các nước Mê Công phát triển hạ tầng giao thông, công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm nghèo... Nhật Bản đã có nhiều hỗ trợ cho quá trình xây dựng và phát triển các tuyến hành lang kinh tế nội khối Mê Công như Hành lang kinh tế Đông - Tây, Hành lang kinh tế phía Nam.
Mối quan hệ hợp tác hiệu quả, dài lâu giữa khu vực Mê Công và Nhật Bản đã, đang và sẽ giúp phát huy tiềm năng, thế mạnh của các nền kinh tế, tạo môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm tại khu vực.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về kỳ vọng của Việt Nam đối với Hội nghị Cấp cao Mê Công - Nhật Bản lần này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Tiềm năng hợp tác giữa Nhật Bản và các nước Mê Công là rất lớn và còn nhiều lĩnh vực có thể thúc đẩy hơn nữa vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khu vực.
“Trên cơ sở những thành tựu đạt được, chúng tôi mong muốn Nhật Bản tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò là đối tác vì “phát triển chất lượng cao” ở khu vực Mê Công, phát huy tối đa mối quan hệ tương hỗ giữa thế mạnh của Nhật Bản về công nghệ, tài chính với lợi thế của khu vực Mê Công về tốc độ tăng trưởng, thị trường và lao động”, Thủ tướng bày tỏ.
Thủ tướng cũng cho rằng, thời gian tới, hợp tác Mê Công - Nhật Bản cần đặc biệt ưu tiên tăng cường 3 kết nối đã được thống nhất về hạ tầng giao thông, năng lượng; kết nối hạ tầng mềm về thể chế, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư và kết nối con người gắn với kết nối số để tạo hiệu quả tổng hợp cao. Tập trung hợp tác hiện thực hóa tầm nhìn chung về một Mê Công xanh thông qua các chương trình, dự án về quản lý sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công, phát triển nông nghiệp thông minh, bền vững và hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu. Trong quá trình này, Chính phủ các nước khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp Nhật Bản và Mê Công.
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam
Đánh giá về mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Năm nay, Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản chia sẻ nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, truyền thống, giá trị nhân văn và có mối quan hệ rất đặc biệt.
Hiện nay, sau 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước đã trở thành đối tác hết sức quan trọng của nhau, chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược chung. Khuôn khổ quan hệ liên tục được nâng cấp và trở thành “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng của Châu Á” (năm 2014), đáp ứng nguyện vọng, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. Quan hệ hợp tác giữa hai nước đã phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, sự liên kết kinh tế ngày càng chặt chẽ, nổi bật là:
Sự tin cậy về chính trị giữa hai nước ngày càng được tăng cường, trong đó, giao lưu, tiếp xúc giữa lãnh đạo các cấp, đặc biệt là cấp cao được tiến hành thường xuyên. Lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã nhiều lần thăm Nhật Bản. Thành viên Hoàng gia, Lãnh đạo Chính phủ Nhật Bản cũng nhiều lần thăm Việt Nam, trong đó có chuyến thăm lịch sử lần đầu tiên của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản tới Việt Nam năm 2017.
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, cụ thể Nhật Bản là nước cung cấp hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất, đối tác thương mại song phương lớn thứ tư của Việt Nam. Năm 2017, Nhật Bản trở thành nhà đầu tư nước ngoài số một tại Việt Nam với số vốn đầu tư hơn 9,1 tỷ USD, gấp bốn lần so với năm 2016. Sự ảnh hưởng, hỗ trợ cho nhau về kinh tế giữa hai nước là rất lớn.
Hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, giao lưu nhân dân không ngừng được củng cố và mở rộng. Hiện nay, tổng số người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Nhật Bản là hơn 260.000 người, trở thành cộng đồng người nước ngoài lớn thứ 5 tại Nhật Bản. Hợp tác giữa các địa phương hai nước ngày càng sôi động với 37 cặp địa phương đã ký kết thỏa thuận hợp tác. Năm 2017, Nhật Bản đứng thứ ba về số lượng khách du lịch đến Việt Nam và Nhật Bản cũng là điểm du lịch hấp dẫn của du khách Việt Nam, với 800 nghìn du khách Nhật đến Việt Nam và 300 nghìn người Việt Nam đến thăm Nhật Bản. Sự giao lưu, gắn kết giữa người dân hai nước chính là cầu nối hữu nghị, nền tảng quan trọng để phát triển mối quan hệ bền vững Việt Nam - Nhật Bản.
Hai bên cũng hợp tác chặt chẽ và hiệu quả tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, như Liên hợp quốc, các hội nghị ASEAN+, APEC, ASEM... Hai nước phối hợp chặt chẽ trong thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); ủng hộ lẫn nhau làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; phối hợp với nhau trên những lĩnh vực khu vực và quốc tế cùng quan tâm, đóng góp vào việc xây dựng một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, phát triển và dựa trên luật pháp quốc tế.
“Trong thời gian tới, với sự nỗ lực, đồng lòng và chính sách đúng đắn của cả hai bên, tôi tin tưởng rằng quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á” giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới, ngày càng hiệu quả, ổn định và sâu rộng hơn”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kỳ vọng.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng kỳ vọng: Để khai thác hiệu quả hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của nhau, chúng tôi hoan nghênh doanh nghiệp Nhật Bản hỗ trợ và đầu tư vào lĩnh vực Nhật Bản có thế mạnh như: Công nghệ cao, xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị thông minh, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao, cổ phần hóa doanh nghiệp, năng lượng sạch và tái tạo... và các ngành công nghiệp đã được lựa chọn trong Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, gồm ô tô và phụ tùng ô tô, máy nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông thủy sản, điện tử, công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng.
“Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mê Công - Nhật Bản lần thứ 10 đánh dấu 10 năm hình thành và phát triển của hợp tác Mê Công - Nhật Bản. Hội nghị sẽ mở ra một chương mới và tiếp thêm động lực cho mối quan hệ đối tác tin cậy, hiệu quả, bền vững dài lâu giữa Nhật Bản và các nước Mê Công; đồng thời nâng tầm quan hệ tương xứng với tiềm năng và nhu cầu hợp tác của hai bên. Đây cũng là dịp quan trọng để lãnh đạo các nước Mê Công và Nhật Bản trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế xã hội, hợp tác khu vực và đề ra các hướng đi mới cho hợp tác giữa 6 nước. Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ cùng Nhật Bản và các nước Mê Công để Hội nghị thành công tốt đẹp”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37