Việt Nam - một trong ba nước đi đầu kết thúc chiến dịch bệnh lao
Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh lao | |
Hà Nội: Có khoảng 5.000 người mắc bệnh lao mỗi năm | |
Việt Nam được tặng thuốc điều trị lao kháng thuốc |
Cán bộ y tế khám và điều trị cho bệnh nhân lao. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+) |
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường đưa ra tại Hội nghị quốc gia về đào tạo chuyên ngành lao và bệnh phổi, diễn ra sáng 14/1, tại Hà Nội.
Hiện nay, bệnh lao vẫn còn là một gánh nặng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng.
Gánh nặng bệnh lao ở Việt Nam hiện nay vẫn đang ở mức cao, đứng thứ 12 trong 20 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới.
Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành chiến lược quốc gia về phòng chống bệnh lao đến năm 2020. Trong đó có giải pháp về nguồn nhân lực chính là đào tạo về chuyên ngành lao.
Phát biểu tại hội nghị, phó giáo sư Nguyễn Viết Nhung – Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho hay, qua khảo sát cho thấy nhu cầu đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực ở các tuyến rất lớn. Cán bộ được đào tạo ở nhiều cơ sở khác nhau với các chương trình đào tạo với tài liệu, phương pháp đào tạo khác nhau.
Các nội dung đào tạo chính được cán bộ phòng chống lao quan tâm ở các tuyến từ trung ương, tuyến huyện, tuyến cơ sở gồm: quản lý chương trình, trong đó chú trọng đến vấn đề quản lý chất lượng toàn diện, lập kế hoạch; Dịch tễ học bệnh lao; Quản lý bệnh lao; Phối hợp y tế công tư; Lao đa kháng thuốc…
Năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 10,2 triệu người mắc bệnh lao và có khoảng 1,8 triệu người tử vong vì căn bệnh này trên toàn Thế giới. Tại Việt Nam vẫn có 16.000 người tử vong do bệnh lao trong năm 2015.
Theo phó giáo sư Nhung, hiện nay, Việt Nam đã có nhiều phương tiện chẩn đoán mang tính đột phá theo công nghệ mới có thể phát hiện ra vi khuẩn lao trong vòng 2 giờ đồng hồ. Đặc biệt, ngành y tế có thể điều trị lao đa kháng thuốc, thậm chí siêu kháng thuốc. Việt Nam hiện nay là một trong những nước đã điều trị được lao siêu kháng thuốc nhờ những thuốc chống bệnh lao mới.
Tại hội nghị, nhiều chủ đề được các diễn ra đưa ra thảo luận như: Mô hình đào tạo y khoa: Hiện trạng và tương lai; Thực trạng đào tạo chuyên ngành lao và bệnh phổi 10 trường đại học y trên toàn quốc; Nhu cầu đào tạo chuyên ngành lao và bệnh phổi; Một số dự kiến kế hoạch chuẩn hóa đào tạo chuyên ngành...
Phó giáo sư Nguyễn Viết Nhung – Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương nói về thực trạng bệnh lao. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38