Viêm phổi, ho gà tấn công trẻ
Đến viện khi đã nguy kịch
Bé Nguyễn Thu T. (2 tháng tuổi ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng nguy kịch, tiên lượng xấu khi đã suy thở và suy tuần hoàn, toàn thân tím đen. Các bác sỹ chẩn đoán bé mắc ho gà biến chứng. Ngay lập tức, bé T. được thở máy và áp dụng phác đồ điều trị tốt nhất. Sau 5 ngày điều trị tích cực, bé T. đã qua cơn nguy kịch, hiện cơn ho không còn dai dẳng như trước.
Trước đó, một trường hợp khác cũng suýt nguy kịch do biến chứng của ho gà. Đó là bé Vũ Phan D. ( 2 tháng tuổi ở Hải Phòng). Theo người nhà bé D., trước đây 1 tháng bé ho từng cơn, kéo dài kèm tiếng thở rít. “ Sau mỗi cơn ho, mặt cháu tím ngắt, thậm chí có những lúc cảm giác như cháu ngừng thở. Quá sợ, chúng tôi đã đưa cháu đến bệnh viện tỉnh. Ở đây, các bác sĩ kết luận cháu viêm phế quản phổi. Nằm viện điều trị 10 ngày nhưng bệnh không thuyên giảm. Cháu được chuyển tiếp lên tuyến trên với tiên lượng … không qua khỏi”, chị Hương, mẹ bé D. kể.
Tiến sỹ Lê Hồng Hanh, Phó trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi trung ương cho hay,trong thời gian đầu mắc bệnh, triệu chứng ho gà rất giống với những chứng bệnh thông thường nên nhiều gia đình có tâm lý chủ quan tự mua thuốc về chữa cho con. Đến khi thấy trẻ ho nặng, người tím tái mới đưa vào viện thì đã trong tình trạng nguy kịch vì suy hô hấp. Trường hợp bé D. là điển hình.
TS Hanh cho biết thêm, ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh này dễ lây lan qua đường hô hấp (ho, hắt hơi, ôm hôn..) khi trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh. Được biết, tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi trung ương đang điều trị cho 8 bệnh nhi có biểu hiện mắc bệnh ho gà. Điều đáng nói là các bé đều không được tiêm đầy đủ vắcxin phòng bệnh.
Cảnh giác với những cơn ho
Sáng 28/1, PGS. TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Dịch tễ trung ương cho biết, Bệnh viện Nhi trung ương hiện ghi nhận 9 trẻ mắc ho gà, trong đó có 5 ca tại Hà Nội, còn lại các ca bệnh đến từ Hà Nam, Hải Dương, Nam Định, Vĩnh Phúc. Bệnh viện Nhiệt đới trung ương cũng tiếp nhận một ca ho gà vào điều trị và đã được xuất viện. Trước đó, năm 2014 cả nước ghi nhận 107 ca mắc ho gà, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc ... |
Không chỉ tại Bệnh viện Nhi mới xuất hiện bệnh nhi mắc biến chứng từ ho gà mà khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai thời gian qua cũng tiếp nhận một số bé nghi mắc bệnh ho gà. Các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng suy hô hấp vì ho, biến chứng viêm phổi. Trên lâm sàng, các bệnh nhi đều có biểu hiện nghi ngờ với những cơn ho dữ dội, kéo dài, sau ho xuất tiết nhiều đờm nhớt… đặc biệt đều có tiền sử chưa tiêm phòng. ThS. BS Nguyễn Thành Nam, Phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, hiện khoa có 110 bệnh nhi điều trị nội trú trong khi chỉ có 60 giường bệnh. Số khám bệnh ngoại trú những ngày qua cũng tăng mạnh. Trung bình một ngày có tới 200 bệnh nhân tới khám. Trong đó, có tới 60% bệnh nhân phải nằm viện do viêm phổi. Điều đáng lo ngại là nhiều trẻ phải nhập viện trong tình trạng nặng, đặc biệt là trẻ viêm phổi phải thở máy. Hiện tại, khoa có 10 máy thở thì đã phải sử dụng 9 máy, chỉ còn 1 máy để dự phòng cấp cứu.
TS Trần Đắc Phu ( Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng) cho rằng, bệnh ho gà lâu nay không phổ biến bởi nó đã được bảo vệ bằng việc tiêm phòng vắcxin. Tuy nhiên, hiện đang có nhiều nguy cơ xuất hiện trở lại, với nhiều trẻ mắc ho gà dẫn đến suy hô hấp. Vì thế, người dân không nên chủ quan. Việc tiêm vắcxin là cách phòng bệnh ho gà hiệu quả nhất. Đối tượng nào không được tiêm vắcxin phòng bệnh nguy cơ mắc rất cao. Đối với phụ nữ mang thai, tiêm phòng đầy đủ giúp bảo vệ thai nhi ngay từ thời kỳ bào thai. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gia đình cần chú ý cho trẻ tiêm đầy đủ ba mũi vắcxin 5 trong 1 (Quinvaxem) để phòng bệnh ho gà. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần tránh cho bé tiếp xúc với những đối tượng nghi ngờ mắc bệnh.
PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, trong giai đoạn chuyển mùa, để phòng tránh bệnh ho gà và các bệnh đường hô hấp, cha mẹ cần phải chú ý đường thở của con bằng cách quan sát ngực và cách thở của trẻ để phát hiện sớm dấu hiệu viêm phổi. Nếu thấy trẻ thở nhanh hoặc rút lõm lồng ngực sâu thì khả năng bị viêm phổi là rất lớn. Trong trường hợp trẻ ho kéo dài tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị mà phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
H. Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18