Việt Nam trở thành quốc gia thuộc “top 5” về tốc độ già hóa dân số
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cũng là một vấn đề đối với quốc gia có dân số già (ảnh K.Q) |
Thông tin trên được nêu ra tại Hội nghị Định hướng truyền thông về Dân số và phát triển giai đoạn 2016-2020 diễn ra tại TPHCM ngày 6/9.
TS Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Dân số - Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số vào năm 2011 khi tỷ lệ người cao tuổi đạt trên 10% dân số. Dự báo đến năm 2032, Việt Nam sẽ thành quốc gia có dân số già khi tỷ lệ người cao tuổi chạm ngưỡng 20% dân số.
Điều đáng lo ngại là quá trình “già hóa dân số” của nước ta ngắn hơn rất nhiều so với các nước, chỉ trong khoảng 16-18 năm là đã đạt đến ngưỡng dân số già. Trong khi quá trình này ở các nước phát triển như Mỹ là 69 năm, Australia 73 năm, Thụy Điển 85 năm, thậm chí Pháp là 115 năm.
Với tốc độ già hóa nhanh chóng như hiện nay, dự báo đến năm 2050, Việt Nam là quốc gia có dân số rất già. Bên cạnh đó, tỷ lệ người cao tuổi có chất lượng sống tốt đang ở mức rất thấp. Đó là một gánh nặng lớn đối với xã hội.
Theo thống kê, 70% người cao tuổi Việt Nam chủ yếu ở nông thôn, làm nông nghiệp và có đến 72% sống với con cháu. 70% người cao tuổi không có tích lũy vật chất, 18% thuộc diện nghèo. Trong khi đó, hệ thống bảo trợ, an sinh xã hội chưa đủ đáp ứng, chỉ 30% có lương hưu hoặc trợ cấp từ ngân sách nhà nước.
Theo TS Lê Cảnh Nhạc, vấn đề già hóa dân số quá nhanh cũng để lại nhiều hệ lụy đáng lo ngại như thiếu hụt lao động, gánh nặng về chính sách chăm sóc người cao tuổi…
Do vậy, TS Lê Cảnh Nhạc cho rằng, để nâng cao chất lượng sống của người cao tuổi cần cải cách chế độ hưu trí hiện hành, đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm cho người cao tuổi, mở rộng trợ cấp xã hội cho người cao tuổi dễ bị tổn thương hướng tới một hệ thống toàn cầu, tập trung đặc biệt vào người cao tuổi sinh sống ở khu vực nông thôn, phụ nữ cao tuổi. Mặt khác, vấn đề dịch vụ y tế và mở rộng các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi cần được quan tâm. Ngoài ra, khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi nhằm chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ tài chính.
Theo Minh Phạm/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21
Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, phát huy tài năng, sức trẻ
Xã hội 18/12/2024 20:44
Tại sao Giáng sinh lại có màu đặc trưng là đỏ, trắng và xanh lá?
Cộng đồng 17/12/2024 20:25