Dân số già và điều chỉnh chính sách dân số
6 người dân sẽ có một người cao tuổi
Sau 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số mục tiêu quy mô dân số, tốc độ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn thành phố đã được ổn định trong cả giai đoạn 2003- 2013, kết thúc năm 2012 quy mô dân số toàn thành phố là hơn 7 triệu người. |
TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho rằng, với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, tuổi thọ người dân được nâng lên, nhiều người sống lâu hơn. Nhưng điều đó cũng đặt Việt Nam vào những thách thức to lớn khi chỉ có 6 năm để chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn già hóa dân số. Theo đó, chúng ta chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về tư duy, nguồn lực cũng như chính sách, cơ chế và như vậy, sẽ không thể tránh khỏi sự lúng túng trong giai đoạn này nếu không có những giải pháp thích ứng kịp thời. Đặc biệt, cơ cấu dân số già đến sớm khi kinh tế đất nước mới đang trong thời kỳ thoát nghèo đặt ra bài toán khó khăn trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi (NCT).
Theo thống kê, nếu như năm 2012, khoảng 11 người dân mới có 1 người cao tuổi thì ước tính vào năm 2029, cứ 6 người dân sẽ có 1 NCT, đến năm 2049 thì tỷ lệ này sẽ là 4/1. Các chuyên gia về dân số cảnh báo, mặc dù NCT tăng lên nhưng số người sống độc thân, gia đình hạt nhân cũng tăng lên. Do đó, mô hình gia đình đang có nhiều biến động. Theo đó, nếu như năm 1993 vẫn có tới 80% NCT sống với gia đình nhưng hiện nay chỉ còn 72,3% và xu hướng giảm dần sẽ còn tiếp tục tăng.
Đặc biệt, theo số liệu từ điều tra mức sống hộ gia đình ở Việt Nam (2008) cho thấy, khoảng 43% NCT hiện vẫn đang làm việc. Tỉ lệ NCT ở vùng nông thôn và phụ nữ cao tuổi tham gia vào lực lượng lao động cao hơn đáng kể so với NCT sinh sống tại các khu vực đô thị và nam giới cao tuổi. Hơn 70% NCT nước ta sống ở nông thôn, hầu hết họ đang tự tạo công ăn việc làm trong nông nghiệp với thu nhập thấp và không ổn định.
Thận trọng điều chỉnh chính sách dân số
Mặc dù chúng ta chính thức bước vào thời kỳ già hóa dân số nhưng các chuyên gia cũng thẳng thắn chỉ ra một thực tế là “già nhưng chưa giàu”. Trước xu thế sinh ít con như hiện nay, cộng với xu hướng già hóa dân số, nhiều ý kiến cho rằng nên nới lỏng quy định sinh từ 1- 2 con. Theo đó, có thể quy định, khuyến khích mỗi gia đình sinh 2 con. Tuy nhiên, trong một lần trả lời báo giới, ông Nguyễn Văn Tiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội cho rằng, cần phải duy trì mô hình gia đình ít con, đồng thời vận động và có chính sách khuyến khích mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 - 2 con. Sở dĩ nêu ra quan điểm này vì theo ông Tiên, quy mô dân số VN còn khá lớn, cần tránh những nguy cơ có thể tăng và bùng nổ. Mặt khác, tỉ lệ người dân sống ở các vùng nông thôn còn cao - nơi mà ở đó nhiều người vẫn còn nặng tâm lý muốn sinh nhiều con.
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Tân - Phó tổng cục trưởng Tổng cục DS – KHHGĐ cho rằng, việc điều chỉnh chính sách dân số phải hết sức thận trọng. Theo kinh nghiệm của một số nước cho thấy, khi đã giảm sinh sâu thì rất khó nâng trở lại mức sinh thay thế. Tuy nhiên, ở VN hiện nay có nên áp dụng chính sách khuyến khích sinh đẻ, thậm chí ở những nơi hiện đang có mức sinh thấp hay không, đó là một câu hỏi không dễ trả lời. Dù biết rằng nếu để muộn thì lặp lại bài học của các quốc gia khác đã gặp, nhưng tiến hành nhanh cũng dở. Tổng cục DS - KHHGĐ đang tập hợp ý kiến các chuyên gia, dữ liệu để có thể phân tích, xử lý một cách thận trọng trước khi đưa ra khuyến cáo về vấn đề này. Ý kiến của chuyên gia về việc khuyến sinh ở một số nơi mới chỉ là suy nghĩ ban đầu. Dù một số tỉnh/TP đúng là có mức sinh thấp hơn trung bình cả nước, nhưng dân số là một bài toán phải tính chung cho cả nước.
Được biết, chính sách kế hoạch hóa gia đình 50 năm qua đã tạo ra xu hướng giảm mức sinh của Việt Nam, đặc biệt là từ nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ trước. Năm 1970, mỗi phụ nữ VN có trung bình 6,8 con; đến năm 1990 đã giảm xuống còn 3,1 con và hiện nay là 2 con. Như vậy, rõ ràng là mặc dù tỷ lệ sinh đã giảm, cơ cấu dân số chính thức bước vào giai đoạn già hóa tuy nhiên việc điều chỉnh chính sách dân số (cụ thể là việc khuyến sinh) không thể thay đổi một sớm một chiều, bản thân các gia đình cũng nên chú ý đến chất lượng nuôi dưỡng thay vì đẻ dày mà nuôi không tốt.
Phương An
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37