Vỉa hè trên nhiều tuyến phố xuống cấp: Những “cạm bẫy tử thần”
Vỉa hè vẫn bị tái lấn chiếm | |
Vật liệu xây dựng “chiếm” vỉa hè | |
Ẩn họa từ "bẫy chông" trên vỉa hè |
Xuống cấp cục bộ
Hiện nay, Hà Nội đang đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị, trong đó có việc cải tạo và xây dựng vỉa hè. Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của phóng viên, nhiều khu vực hiện nay diện tích vỉa hè đang xuất hiện hiện tượng xuống cấp cục bộ, gây ảnh hưởng đến người đi bộ và mỹ quan đô thị.
Vỉa hè bị sụt lún tạo thành hố sâu ở khu vực nhà chờ xe bus, gần Trung tâm Hội nghị Quốc gia |
Cụ thể, trên tuyến phố Đội Cấn (quận Ba Đình), đoạn kéo dài từ số nhà 260 đến 266 phần vỉa hè xuất hiện hiện tượng rồi sụt, bong tróc nghiêm trọng. tại đây, vỉa hè xuống cấp đã khiến cát, sỏi vương vãi, tràn xuống cả khu vực lề đường, gây ảnh hưởng đến giao thông.
Tình trạng tương tự còn diễn ra ở trên đường Xuân Thủy (quận Cầu Giấy) đoạn khu vực trường ĐH Quốc Gia Hà Nội; khu vực số nhà 27 đường Tô Hiệu (quận Hà Đông); khu vực đường Tố Hữu (quận Nam Từ Liêm) đoạn giáp Cầu Sông Nhuệ… tại những điểm này, có một điểm chung là diện tích vỉa hè nhiều chỗ đã bị mất gạch lát, nền đất bị bong tróc, rất phản cảm. Vỉa hè xuống cấp khiến người đi bộ mỗi khi đi qua những khu vực này buộc phải xuống lòng đường.
Vỉa hè khu vực phố Đội Cấn bị xuống cấp nghiêm trọng |
Nghiêm trọng hơn, tại trục đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm), tại nhà xe bus, gần khu vực ngã tư gia cắt với đường Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân) còn tồn tại một hố sâu hơn 60cm, rộng khoảng 80cm do vỉa hè bị sụt lún.
Đáng nói, đây là một trong các tuyến phố trung tâm và là “bộ mặt” của thành phố, giáp Trung tâm Hội nghị Quốc gia với hàng ngàn người dân, khách du lịch trong và ngoài nước qua lại mỗi ngày. Việc để vỉa hè xuống cấp sụt lún nhưng không khắc phục vô hình chung khiến bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác.
Đáng nói, cũng tại trục đường Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến, hiện vẫn tồn tại không ít hố ga mất nắp, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn với người đi bộ. Cụ thể, tại đoạn giáp ranh với quận Thanh Xuân, ngay dưới biển chỉ dẫn vào Phòng Tiêm chủng, hiện tồn tại hố ga không nắp vô cùng nguy hiểm.
Tại đây, nhiều dây điện, rác thải được tập kết, làm xấu cảnh quan khu vực. Tình trạng hố ga mất nắp hay không có nắp không chỉ xảy ra ở tuyến đường trên mà còn diễn ra ở nhiều khu đô thị, khu đất đấu giá, đặc biệt là các khu đất dịch vụ trên địa bàn quận Hà Đông.
Tại đây, có những hố ga suốt nhiều tháng không có nắp khiến người dân sống quanh khu vực phải dùng cây và các vật dụng như cành cây, que gỗ… để cảnh báo cho người qua lại. Theo tìm hiểu, đã có không ít vụ người đi bộ gặp nạn khi thụt chân xuống hố ga không nắp hay xe máy lao xuống hố ga bị thương tích, thiệt hại tài sản... Thế nhưng việc khắc phục gần như chưa được cơ quan chức năng thực sự quan tâm.
Vỉa hè trở thành điểm… tập kết rác
Vỉa hè không chỉ bị lấn chiếm trên nhiều tuyến phố, tình trạng phế thải, rác thải tiện đâu vứt đấy hoặc vỉa hè được “tập kết” thành điểm chứa rác hiện cũng đang là nỗi bức xúc nhiều người dân.
Cụ thể, tại đường Đỗ Đức Dục thuộc phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm) đoạn gần khu vực Cung Triển lãm Kiến trúc quy hoạch và Trung tâm Hội nghị Quốc gia hiện tồn tại một điểm tập kết rác thải tạm, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người và phương tiện lưu thông qua trục đường trên.
Tình trạng vỉa hè bị chiếm dụng, mất vệ sinh còn dễ dàng thấy qua việc tập kết vật liệu xây dựng trên vỉa hè. Đi qua các tuyến đường vành đai hay các đường mới mởi, không khó để bắt gặp các tụ điểm buôn bán, tập kết vật liệu xây dựng. Điển hình tại ngã tư Hà Trì (quận Hà Đông), tại đây những đống gạch được xếp cao quá đầu người cùng cát sỏi… đã chiếm hết vỉa hè, thậm chí còn tràn xuống lòng đường.
Đề cập đến việc vật liệu xây dựng “lấn” vỉa hè, đã gây mất vệ sinh môi trường nghiêm trọng, gây ô nhiễm, bụi bẩn tại Thủ đô, ông Nguyễn Văn Bình sống tại phường Hà Trì bức xúc: Cứ mỗi lần đi qua tuyến đường ngã tư Hà Trì, tôi lại thấy ái ngại vì bụi từ những đống đất cát cuộn lên.
Tôi thấy việc giải tỏa hết những tụ điểm kinh doanh vật liệu xây dựng lấn chiếm vỉa hè trên khu vực này là cần làm ngay, bởi nó trực tiếp gây nhiều ảnh hưởng đến người đi bộ. Lạ là, việc tập kết gạch, đá trên vỉa hè khu vực này diễn ra từ lâu nhưng không hiểu vì lý do gì đến nay vi phạm vẫn ngang nhiên tồn tại.
Bị chiếm dụng đã đành, nhiều khu vực dù thông thoáng song đến khung giờ cao điểm lại bị các phương tiện giao thông “lấn chiếm”, đi tràn lên vỉa hè. Tình trạng xe máy đi tràn lên vỉa hè có thể dễ dàng chứng kiến tại các nút giao thông trọng điểm.
Chẳng hạn, tại khu vực đường Hồ Tùng Mậu, đoạn trước cửa siêu thị Thành Đô; đoạn đường Khuất Duy Tiến, khu vực gần nút giao Tố Hữu; đường Tố Hữu khu vực phường Trung Văn… tại những “điểm đen” này, vào các khung giờ cao điểm thường xuyên tái diễn cảnh các phương tiện đua nhau leo lên vỉa hè, trực tiếp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn của người đi bộ. Ngoài ra, theo người dân ở sống quanh khu vực, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vỉa hè bong tróc, nham nhở
Để lập lại trật tự trong quản lý đô thị, trả lại vỉa hè dành cho người đi bộ, các cơ quan chức năng cần sớm khắc phục các điểm vỉa hè bị xuống cấp. Đồng thời, chính quyền cơ sở nơi vỉa hè bị “chiếm dụng” thành điểm tập kết vật liệu xây dựng, điểm tật kết rác thải sinh hoạt… cũng cần quyết liệt hơn trong xử lý. Về lâu dài, các ngành chức năng cần nghiên cứu quy hoạch, triển khai ra quân xử lý tổng thể, khắc phục những tồn tại, hạn chế, trả lại vỉa hè phong quang, sạch đẹp cho người đi bộ.
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01