Vỉa hè vẫn bị tái lấn chiếm
Vỉa hè lại lộn xộn trước muôn kiểu lấn chiếm | |
Cần tăng cường kiểm tra, xử lý |
Người đi bộ vẫn bị “đẩy” xuống lòng đường
Ghi nhận thực tế từ ngày 1 – 7/3, của phóng viên, 1 năm sau khi TP Hà Nội đồng loạt ra quân xử lý vi phạm về an toàn giao thông, lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường nhiều tuyến đường trên địa bàn Thủ đô đã giảm tình trạng “biến vỉa hè thành của riêng”.
Tại các tuyến phố như: Trần Phú (quận Hà Đông), Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), Nguyễn Cơ Thạch (quận Nam Từ Liêm), Khâm Thiên (quận Đống Đa), Tân Mai (quận Hoàng Mai), Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy)… nếu như trước kia thường xuyên xuất hiện cảnh vỉa hè bị lấn chiếm, xe đỗ bừa bãi dưới lòng đường thì nay hiện tượng trên cơ bản đã được chấn chỉnh.
Mặc dù đã có biển báo nhưng nhiều chủ xe vẫn ngang nhiên đỗ xe sai quy định. |
Tuy nhiên, nhiều khu vực sau khi những chiến dịch rầm rộ lắng xuống, không ít con đường, tuyến phố tình trạng lấn chiếm vỉa hè vẫn tái diễn. Cụ thể, theo khảo sát tại các tuyến phố như: Đường Láng, Đê la Thành, Đặng Tiến Đông đoạn ven hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa), Xuân Thủy (quận Cầu Giấy), Trần Quốc Toản (quận Hoàn Kiếm)… Tại đây, ngoài tình trạng dừng đỗ lộn xộn, do vỉa hè chật hẹp lại được “trưng dụng” thành điểm đỗ xe khiến người đi bộ bị đẩy xuống lòng đường.
Thậm chí, ở trên phố Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng), ngay dưới biến “khu vực cấm dừng đỗ, để xe dưới lòng đường”, nhiều phương tiện vẫn cố tình vi phạm, ngang nhiên dừng đỗ. Tình trạng trên còn đặc biệt nhức nhối quanh khu vực Bến xe Nước Ngầm. Tại đây, ngay khu vực sát trục đường Giải Phóng, đoạn trước cổng bến xe, thường xuyên tồn tại nhiều phương tiện như ô tô, xe mát, chen chúc dừng đỗ dưới lòng đường để “vợt” khách.
Do đặc thù là khu vực đông người và phương tiện qua lại, việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè khu vực bến xe đã trực tiếp gây ra nhiều khó khăn cho người đi bộ, đẩy người đi bộ phải đi ra lòng đường để tránh né, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Tình trạng chiếm dụng vỉa hè làm hàng quán, làm nơi để xe, kinh doanh… còn đặc biệt “nở rộ” vào thời điểm tan tầm, và các buổi chiều tối. Cụ thể, trên phố Lãn Ông (quận Hoàn Kiếm) thường xuyên tái diễn cảnh các phương tiện giao thông xếp chật kín trên vỉa hè. Tình cảnh xe cộ đỗ kín dưới lòng đường còn tái diễn ở đoạn nhà số 1, khu vực phố Đa Sỹ (quận Hà Đông). Tại đây, để mở rộng không gian kinh doanh, chủ cơ sở này còn xếp bàn ghế “lấn” toàn bộ phần vỉa hè, dưới lòng đường cũng được tận dụng làm nơi đỗ xe.
Liên quan đến việc người đi bộ vẫn bị “đẩy” xuống lòng đường sau các đợt ra quân rầm rộ của các cơ quan chức năng, anh Phạm Đức Dương (quận Cầu Giấy) bức xúc: “Có lẽ thói quen coi vỉa hè, lề đường là bãi để xe và là đất kinh doanh của nhà mình đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người. Để giành lại được vỉa hè chỉ khi nào làm thay đổi được nhận thức của người dân và có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của chính quyền”.
Cần quyết liệt hơn
Khách quan nhìn nhận, chủ trương lập lại trật tự vỉa hè của thành phố là hết sức đúng đắn. Chủ trương này hoàn toàn phát huy hiệu quả bền vững nếu có sự vào cuộc bài bản và duy trì thường xuyên của các cấp quản lý cơ sở. Theo ông Triệu Như Long – Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng), năm 2017, sau các đợt ra quân, UBND phường đã xử phạt 395 trường hợp vi phạm liên quan đến trật tự đô thị.
Khu đường Giải Phóng, đoạn gần bến xe nước Ngầm, xe ôm dừng đỗ tràn lan cả ra lòng đường. |
Triển khai tháo dỡ 287 bane và 126 biển quảng cáo rao vặt vi phạm. Đầu 2018 đến nay, UBND phường ngoài việc triển khai xây dựng kế hoạch để đảm bảo trật tự đô thị tại các tuyến phố trên địa bàn thì thứ 3, 5 đầu tuần phường đều duy trì công tác ra quân xử lý vi phạm. Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Nhàn cho rằng, việc duy trì các đợt ra quân là biện pháp hữu hiệu, góp phần nâng cao, cải thiện ý thức người dân, khiến đường thông hè thoáng.
Tương tự, tại phường Tân Mai (quận Hoàng Mai), theo ông Nguyễn Văn Huy – Phó Chủ tịch UBND phường, việc triển khai lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường qua các kế hoạch bài bản, cụ thể là hết sức cần thiết. Theo đó, từ đầu năm 2017, UBND phường đã phát trên 1.000 thư ngỏ. Triển khai ký cam kết không lấn chiếm với trên 700 hộ dân có kinh doanh ở mặt đường.
Tích cực ra quân, kẻ vạch sơn ở phố chính, thành lập tổ vận động ở 11 khu dân cư… “Tôi đánh giá, đây là chủ chương hợp lý, Hà Nội cũng đã thực hiện khá bài bản với nòng cốt là tuyên truyền vận động nên mang lại những hiệu quả nhất định, cải thiện rõ nét qua ý thức của người dân. Tại một số tuyến phố chính, các biển quảng cáo quá khổ, bục bệ lấn chiếm vỉa hè sau các đợt ra quân thì tình trạng cơ bản đã được xử lý” - Phó Chủ tịch UBND phường Tân Mai chia sẻ.
Trở lại câu chuyện vỉa hè vẫn bị tái lấn chiếm sau quá trình ra quân ráo riết của các lực lượng, đại diện một số phường nơi tồn tại tình trạng vi phạm cho biết, mặc dù tích cực triển khai song ở cơ sở, lực lượng cán bộ chuyên trách mỏng, ý thức người dân chưa cao, sẵn sàng tái vi phạm hễ vắng bóng lực lượng chức năng… điều này gián tiếp khiến công tác xử lý, chấn chỉnh rơi vào cảnh “bắt cóc bỏ đĩa”.
Chia sẻ sâu thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Huy – Phó Chủ tịch UBND phường Tân Mai cho biết, cá nhân ông khi trực tiếp xử lý vấn đề trật tự đô thị liên quan cũng gặp phải không ít tình huống khó xử. Nhiều trường hợp vì điều kiện kinh tế, họ buộc phải vi phạm, lập lều lán để kinh doanh, buôn bán trên vỉa hè. Với những trường hợp này, để xử lý triệt để, UBND phường đã “linh động”, bố trí điểm kinh doanh thích hợp để hộ dân không tái vi phạm.
Từ câu chuyện của Phó Chủ tịch UBND phường Tân Mai cho thấy, để giải quyết triệt để vấn đề trật tự đô thị ngoài công tác tuyên truyền vận động và tích cực ra quân xử lý từ các cơ quan chức năng thì thì cần tạo ra hạ tầng, cơ sở vật chất để người dân mưu sinh. Nói cách khác, cần có một không gian riêng dành cho những người bán hàng rong về một khu vực để tránh tình trạng lấn chiếm tràn lan. Tiếp đến, trong các con phố cần phải có những bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe thông minh để phục vụ sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Nếu không kiên quyết và đồng bộ như vậy, thì sớm muộn tình trạng phạt thì cứ phạt mà vi phạm thì vẫn cứ phải vi phạm.
Phạm Thảo – Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng
Trật tự đô thị 29/10/2024 17:59
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác
Trật tự đô thị 29/10/2024 09:09
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện
Trật tự đô thị 26/10/2024 10:04
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị
Trật tự đô thị 24/10/2024 13:06
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 15/10/2024 08:20
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 14/10/2024 12:46
Nỗ lực vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 13/10/2024 22:13