Vì sao stress khiến bạn phát ốm?
Vì sao mất ngủ có thể làm tăng nguy cơ lo âu? | |
Những hành động giúp chống stress, trầm cảm hiệu quả |
Nghiên cứu cho thấy căng thẳng có thể tác động tới phản ứng của các “chất phòng vệ” hay các hợp chất có khả năng chống lại vi khuẩn, vi rút, làm tăng phản ứng viêm và dị ứng, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích, hen suyễn hay các rối loạn tự miễn (bệnh lupus).
Các nhà nghiên cứu nhận thấy stress sẽ kiểm soát các tế bào có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể |
Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Leukocyte Biology, cho thấy các thụ thể stress -thụ thể CRF1 (corticotropin-releasing factor) - sẽ gửi các tín hiệu và điều khiển các tế bào miễn dịch có tên tế bào mast - một loại bạch cầu, liên quan với các phản ứng viêm như phản ứng quá mẫn và dị dứng khi hệ miễn dịch chống lại một mối đe dọa hiện hữu. Các tế bào này cũng sẽ được kích hoạt trong những tình huống căng thẳng.
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện 1 nghiên cứu trên chuột để xem phản ứng của các tế bào miễn dịch trước các căng thẳng tâm lý và dị ứng. Trong đó, một nhóm chuột có các thụ thể stress tác động tới các tế bào mast trong khi nhóm còn lại không có các thụ thể này.
Họ phát hiện ra rằng những con chuột có các thụ thể stress có mức độ bệnh tật cao trong khi những con chuột không có thụ thể stress ít bệnh tật hơn và được bảo vệ chống lại căng thẳng cũng như dị ứng.
Adam Moeser, một chuyên gia về các bệnh do căng thẳng, cho biết khi các tế bào mast bị kích hoạt trong các tình huống căng thẳng, chúng sẽ bị các thụ thể stress “điều khiển”.
“Khi điều này diễn ra, CRF1 sẽ thông tin rằng các tế bào này đã giải phóng các chất vốn gây viêm và các bệnh dị ứng như hội chứng ruột kích thích, hen suyễn, dị ứng thực phẩm và các bệnh rối loạn tự miễn như lupus”, Moeser giải thích.
Điều này có nghĩa, các chất như histamine do tế bào mast sản xuất sẽ giúp cơ thể loại bỏ các chất gây dị ứng như phấn hoa, thông qua các biểu hiện như viêm, ngứa, hắt hơi, và sổ mũi.
Các nhà nghiên cứu cho biết phản ứng này có thể tăng lên khi người bệnh dị ứng nặng hoặc quá căng thẳng, với các biểu hiện như khó thở, sốc phản vệ và thậm chí tử vong.
“Nghiên cứu này là một bước tiến quan trọng trong quá trình giải mã lý do vì sao stress lại đi kèm với bệnh tật cũng như gợi mở một hướng đi mới với tế bào mast trong điều trị, cải thiện chất lượng sống cho những người thường xuyên bị các bệnh liên quan với stress”.
Giấc ngủ và căng thẳng liên quan chặt chẽ với nhau
“Trước đây, bạn có thể đi ra ngoài, gặp gỡ bạn bè và trò chuyện rồi về nhà đi ngủ. Nhưng giờ thật khó để làm những việc này. Chúng ta không có thời gian nghỉ ngơi để sạc lại năng lượng và vòng xoáy căng thẳng tiết tục gia tăng”, BS. Harsh Trivedi, Chủ tịch Hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần Sheppard Pratt, nói.
Theo Hiệp hội Tâm lý Mỹ, giấc ngủ và căng thẳng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi stress tăng thì thời lượng và chất lượng giấc ngủ giảm.
Và khi chúng ta không ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm, chúng ta sẽ càng dễ bị stress hơn.
Stress, một phản ứng thực thể trước cảm giác bị đe dọa hay lo lắng, là nguồn gốc của rất nhiều vấn đề sức khỏe như mất ngủ, trầm cảm, huyết áp cao.
Một nghiên cứu kéo dài 36 năm, đăng tải năm 2016 trên tạp chí Personnel Psychology với hơn 2.000 người tham gia cho thấy những người bị stress sẽ dễ gặp các vấn đề sức khỏe và chết sớm.
Một nghiên cứu khác đăng tải năm 2013 trên tạp chí PLOS One cho thấy stress làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, bệnh tim và tăng nguy cơ tử vong.
Ngoài các rối loạn giấc ngủ, stress còn thể hiện qua biểu hiện khó ra quyết định, khó tập trung.
Một nghiên cứu năm 2017 đăng tải trên tạp chí Psychiatric Services cho thấy có tới 8,3 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị căng thẳng, lo âu và trầm cảm.
Cách kiểm soát stress Thở: Theo các chuyên gia trường Y Harvard, hoóc môn noradrenaline sẽ được giải phóng trong tình huống stress. Nó sẽ làm chúng ta toát mồ hôi, hơi thở gấp và tăng nhịp tim. Đứng: TS Sheela Raja, chuyên gia tâm lý và là trợ giảng tại ĐH Illinois (Chicago, Mỹ) cho biết: Đứng thẳng lên sẽ giúp phổi lấy được nhiều không khí hơn, cải thiện cung cấp ôxy cho cơ thể và giảm hooc môn cortisol. Tránh cà phê: Theo TS. Mark Hyman, đồ uống có cafein có thể gây mất ngủ, căng thẳng và tăng nhịp tim – vốn làm tình trạng stress tồi tệ hơn. Hoạt động tích cực: Theo Hiệp hội Lo âu và Trầm cảm Mỹ, tập luyện sẽ giúp tăng tiét hooc môn tích cực có tên gọi là endorphin, giúp loại bỏ các chất gây dị ứng như phấn hoa. |
Theo Nhân Hà/dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46